Học thuyết âm dương

127 lượt xem

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Vũ trụ sinh ra thuyết âm dương

Nó đã trùm lên hết mọi đường

Đó là nền tảng y học cổ

Cổ nhân dùng nó để tìm phương

Qui luật âm dương có bốn phần

Nhất là đối lập , nhị hỗ căn

Tam là tiêu trưởng âm dương hoá

Tứ thế âm dương vận bình hành


1. Khái niệm

Học thuyết âm dương đề cập đến quan hệ mâu thuẫn của các hiện tượng sinh lý , bệnh lý trong cơ thể con người giải thích nguyên tắc chữa bệnh . Người ta cho rằng các bộ phận của con người là do hai loại khác nhau về tính chất và công năng nhưng lại thống nhất của vật chất là âm và dương cấu tạo nên. Bệnh tật phát triển được là do hai mặt âm và dương đối lập đã phá vỡ mối quan hệ bình thường gây ra.

2. Các quy luật căn bản của học thuyết âm dương

a . Âm dương đối lập

Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt của âm dương.

Ví dụ : nóng lạnh , ngày đêm .. 

b. Âm dương hỗ căn

Hỗ căn là nương tựa lẫn nhau (từ gốc) để phát triển. Hai mặt âm và dương tuy đối lập nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của một sự vật, phát sinh, phát triển không thể đơn độc.

Ví dụ : Về mặt sinh lý, công năng toàn thân là dương , cơ sở vật chất là âm. Công năng hoạt động phải dựa vào vật chất là cơ sở mà quá trình bổ sung vật chất không ngừng, lại cần có công năng mới hoàn thành được.

c . Âm dương tiêu trưởng

Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Quy luật này nói nên sự vận động không ngừng sự chuyển hóa lẫn nhau giữa âm và dương.

Vi dụ : Hết ngày thì đến đến đêm, hết đêm đến ngày.

d . Âm dương bình hành

Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng nhưng luôn luôn lập lại được thế thăng bằng, quận bình giữa hai mặt. Thăng bằng của hai mặt âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống nhất , vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất .

- Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương

- Trong âm có dương và trong dương có âm

3. Video

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168