Học thuyết Tinh - Khí - Thần

127 lượt xem

Tinh và khí là cơ sở vật chất của thần, do tiên thiên và hậu thiên sinh ra. Trong cơ thể khí huyết thịnh vượng, tạng phủ điều hòa thì thần sung túc.

1. Tinh

Tinh là cơ sở vật chất của sự sống con người và các loại hoat động cơ năng của cơ thể.

Nguồn gốc của tinh:

  • Gồm "tinh tiên thiên" do bố mẹ đem lại và "tinh hậu thiên" do chất dinh dưỡng của thực phẩm tạo thành. Tinh hậu thiên do tỳ vị vận hóa, phân bổ ở các tạng phủ nên gọi là tinh của tạng phủ.
  • Hai nguồn tinh tiên thiên và hậu thiên bố sung cho nhau tham gia vào việc sinh dục và phát dục của cơ thể.

2. Khí

  • Khí là một thành phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản, duy trì sự sống của con người, có tác dụng thúc đầy huyết và công năng tạng phủ kinh lạc hoạt động.
  • Khí có nguồn gốc tiên thiên, hậu thiên và chia làm 4 loại nguyên khí, tông khí, doanh khí và vệ khí.

a. Nguyên khí

  • Nguyên khí còn gọi là sinh khí, chân khí, khí của chân nguyên, do tinh tiên thiên sinh ra, được tàng trữ ở thận, sau này được khi của hậu thiên bố sung không ngừng.
  • Thông qua tam tiêu, nguyên khí đến và kích thích thúc đấy các tạng phủ hoạt động và quá trình sinh dục và phát dục của cơ thể.
  • Nguyên khí đầy đủ thì thân thể khỏe mạnh, nguyên khí yếu thì tạng phủ sẽ suy kém, sức chống đỡ với bệnh tật yếu.

b. Tông khí

  • Tông khí do khí trời và tinh chất của đồ ăn do tỳ vị vận hóa kết hợp tạo thành.
  • Sự vận hành của khí, huyết, hô hấp, tiếng nói, hoạt động tay chân đều có quan hệ mật thiết với tông khí. Tông khí giảm sút còn gây ra ứ huyết.

c. Doanh khí (dinh khí)

  • Doanh khí là do tinh chất của đồ ăn, thức uống được tỳ vận hóa tạo thành, đi vào mạch thành một bộ phận của huyết dịch, theo huyết dịch đi toàn thân.
  • Doanh khí có tác dụng sinh ra huyết và dinh dưỡng toàn thân.

d. Vệ khí

  • Vệ khí bắt nguồn từ tiên thiên, do dương khí của thận sinh ra, được bổ sung không ngừng bằng tinh chất của đồ ăn do tỷ vị vận hóa ra, hoạt động được nhờ sự tuyên phát của phế. Vì vậy vệ khí gốc ở thận (hạ tiêu) được nuôi dưỡng bởi tỳ (trung tiêu) và khai phát ở phế (thượng tiêu).
  • Vệ khí đi ngoài mạch, phân bố toàn thân, trong thì làm ấm nội tạng, ngoài thì làm ẩm cơ nhục, da lông, làm đóng mở tuyến mồ hôi. Vệ khí có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà xâm nhập.

3. Huyết

  • Huyết được tạo thành do tình chất của thủy cốc được tỷ vị vận hóa ra, do doanh khí đi trong mạch và do tinh được tàng trữ ở thận sinh ra. Vì vậy, huyết có quan hệ mật thiết với các tạng tỳ, phế, thận.
  • Được khí thúc đẩy, huyết đi theo mạch nuôi dưỡng toàn thân, bên trong là các tạng phủ, bên ngoài là cơ nhục, cân cốt. Huyết đầy đủ thì cơ thể khỏe mạnh.

4. Tân dịch

  • Tân dịch là chất nước của cơ thể, chất trong là tân, chất đục là dịch.
  • Tân dịch cũng do chất dinh dưỡng đồ ăn hóa ra, nhờ sự khí hóa của tam tiêu đi vào các tạng phủ, khớp xương, nước bọt, dịch dạ dày...
  • Tân đi toàn thân, tưới và nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch, da và tạo thành huyết dịch, không ngừng bổ sung nước cho huyết dịch.
  • Dịch bổ sung cho tinh, tủy, làm khớp xương cử động dễ dàng, làm nhuận da lông.

5. Thần

  • Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và tư duy của con người, là biểu hiện bên ngoài của tinh, khí, huyết và tân dịch.
  • Thần còn là sự biểu hiện bên ngoài của tình trạng sinh lý, bệnh lý các tạng phủ trong cơ thể.
  • Trong chần đoán, tình trạng tinh thần của người bệnh có giá trị chẩn đoán rất lớn để đánh giá tiên lượng bệnh: "còn thần thì sống, mất thần thì chết".
Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168