16 / ẨU THỔ: ( Nôn mửa )

127 lượt xem

Ấu thổ là do Vị không được điều hòa thăng giáng khí đi ngược lên gây ra. Lợm với nôn mửa tuy nặng nhẹ khác nhau, lợm là triệu chứng đầu tiên của nôn mửa, thường muốn mửa mà không mửa được, lợm nước trong, nước chua. Hai hiện tượng hay thường xuất hiện trên lâm sàng.

Nôn mửa có nhiều loại: do viêm Vị cấp, Vị quản, Vị khẩu bị bí tắc trở ngại, viêm gan, viêm túi mật v.v ...

16 / ẨU THỔ: ( Nôn mửa )

Ấu thổ là do Vị không được điều hòa thăng giáng khí đi ngược lên gây ra. Lợm với nôn mửa tuy nặng nhẹ khác nhau, lợm là triệu chứng đầu tiên của nôn mửa, thường muốn mửa mà không mửa được, lợm nước trong, nước chua. Hai hiện tượng hay thường xuất hiện trên lâm sàng.

Nôn mửa có nhiều loại: do viêm Vị cấp, Vị quản, Vị khẩu bị bí tắc trở ngại, viêm gan, viêm túi mật v.v ...

Nôn mửa là một chứng bệnh, trong các tình huống là sự phản ứng của vật chất trong dạ dày do vật chất ấy gây nên.

- Nguyên nhân và bệnh lý:

Như trên đã nói Vị cần có sự điều hòa và đi xuống, vô luận nguyên nhân gì đều khiến công năng của Vị bị rối loạn dẫn tới Vị khí đi ngược lên gây nên ấu thổ.

1 ) Do ngoại tà phạm Vị: Như cảm thụ phải phong, hàn, thử, thấp và những chất uế trọc, xâm phạm đến Vị, khiến Vị không được hòa; khí ở thực quản bị trở ngại, đi ngược lên gây nôn mửa

2 ) Do ăn uống không điều độ: ăn uống quá nhiều, hoặc ăn nhiều các thứ sống lạnh, dầu mỡ, không tiêu hóa kịp đình tích lại, khiến Vị khí không giáng, đi ngược lên gây nôn mửa; Hoặc vốn do tỳ Vị vận hóa kém, thức ăn uống không tiêu hóa được tích trệ sinh đờm đi ngược lên gây ra nôn mửa.

3 ) Tình, chí bất hòa: Như lo nghĩ, tức giận ảnh hưởng đến Can, làm cho can không điều đạt phạm đến Vị, Vị khí không giáng, thức ăn uống theo Vị khí đi ngược lên dẫn đến nôn mửa.

4 ) Tỳ Vị hư nhược: sau khi ốm dậy, tỳ Vị yếu hoặc do Vị âm yếu không nhuận giáng khó tiếp thụ thủy cốc nên mỗi khi ăn uống đều nôn mửa.

- Biện chúng luận trị:

Trong cảnh nhạc toàn thư nói "Bệnh nôn mửa cần phân biệt hư và thực. Bệnh thực tức là có tà can phạm ( tà tức ngoại tà và ăn uống ) khử tả thì bệnh khỏi; Bệnh hư là không có tà, là do vị khí hư yếu".

Tóm lại bệnh thực do ngoại tà, bệnh phát nhanh, chưa nhanh khỏi, bệnh hư là công năng, vận hóa cùng tỳ vị suy yếu, bệnh kéo dài, chữa lâu. Cụ thể có 2 loại như sau:

A ) Thực Chứng:

1- Ngoại là phạm Vị:

Đột nhiên nôn mửa, mửa liên tục, có khi sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, hông bụng buồn bực trộn trạo miệng nhạt, lưới nhạt

- Phân tích: Do ngoại tà phạm vào vị, khiến vị bị nhiên động, trọc khi đi ngược lên đột nhiên gần nôn mửa. Nếu bị phong hàn cảm nhiễm ở bị phu, vị khí không điều hòa gây sốt, sợ lạnh, đau đầu. Nếu bị cảm phải thử thấp hoặc khí uế trọc, khiến trong đục bị lẫn lộn, thăng giáng thất thường nên hồng bụng buồn bực trộn trào, miệng nhạt lười nhợt là thuộc hàn thấp.

- Cách chữa: Sơ tà giải biểu, tân hương hóa trọc.

- Thuốc dùng bài: Hoắc hương chính khí tán ( 28i )

Trong bài dùng hoắc hương, tử tô, hậu phác để sơ tà hóa trọc; Bán hạ, trần bì, bạch linh, đại phúc bì để hòa vị và đưa nghịch khí xuống. Nếu do ăn uống đình trệ, hông bụng buồn bực đầy trướng bỏ bạch truật, cam thảo, đại táo, gia kê nội kim, thần khúc để tiêu tích, thông trệ. Nếu có ngoại cảm, phát sốt, không có mồ hôi gia phòng phong, kinh giới để giải biểu. Nếu mùa hè cảm thử thấp, gia hoàng liên, bạc hà. Nếu cảm thụ phải chất uế trọng thì cho uống trước bài Ngọc âu đơn ( 65 ) từ 1 đến 3 gam để giải uế, chữa nôn.

2 - Ăn uống đình trệ:

Nôn mửa ra chất chua và chất đục của thức ăn, bụng đau tức, sợ nắn, biếng ăn, ợ hơi; nôn mửa xong dễ chịu; đại tiện hoặc lỏng hoặc bí, rêu lưỡi dày nhợt, mạch hoạt thực.

- Phân tích: Do ăn uống đình tích lại khiến tỳ vị vận hóa thất thường, khí cơ ở trung tiêu bị trở ngại vì thế nên bụng đầy tức đau nhói sợ nắn, ợ hơi, chán ăn, sau khi ăn bệnh tăng khi nôn mửa được dễ chịu. Do thực trệ gây trở ngại nên khí đi ngược lên nên ợ hơi và nôn ra chất đục, đại tiện bất thường cũng do thực trệ gây nên.

- Cách chữa: Tiêu thực hóa trệ, hòa vị giáng nghịch .

- Thuốc dùng bài: Bảo hòa hoàn ( 179 ).

Trong bại dùng thần khúc, sơn tra, la bạc, bạch linh để tiêu thực hòa vị; Trần bì, bán hạ đề lý khí giáng nghịch, nếu tích trệ nhiều, bụng đầy, đại tiện bí gia chỉ thực, đại hoàng để thống tích trệ, đưa khí xuống thì nôn mửa sẽ khỏi.

3 ) Đàm ẩm nội trệ. ( Do đờm gây trở ngại bên trong ).

Nôn mửa ra đờm rãi và nước trong, choáng đầu hồi hộp, lưỡi nhợt mạch hoạt.

- Phân tích: Do tỳ vận hóa kém đình trệ thành đờm nên hông bụng buồn bực và chán ăn, vị khí không giáng xuống đi ngược lên nên nôn mửa, cùng với khí trong dục không phân biệt nên chóng mặt đau đầu hồi hộp.

- Cách chữa: Kiện tỳ, ôn trung, hóa đờm, giáng nghịch.

- Thuốc dùng bài: Tiểu bán hạ thang ( 35 ) gia bạch linh, bạch truật, hậu phác, trần bì để giúp sức ôn trung hóa đờm.

4 ) Can khí phạm vị:

Nôn mửa ra chất chua, vùng hông ngực đầy tức nhói, ợ hơi, luôn buồn khó chịu, lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng mạch hoạt,

- Phân tích: Do can khí đi ngang ngược và phạm vào vị, khiến vị khí không giáng gây nên nôn chua, ợ hơi, hông bụng đau tức; Do can khí uất hóa hỏa nên buồn bực không yên. Lưỡi đỏ, mạch huyền là do khí trệ, can dương vượng.

- Cách chữa: Bệnh mới thì lý khí, giáng nghịch; Nếu can uất hóa hỏa thì tiết can hòa vị.

- Thuốc dùng: Nếu bệnh mới dùng bài Tứ thất khang ( 83 ) để thư khí, hòa vị; Nếu khí uất hóa hỏa dùng bài tả kim hoàn ( 75 ) gia Sài hồ, thanh bì, uất kim; Nếu ợ hơi nhiều, đại tiện táo gia đại hoàng, chỉ thực để tiết nhiệt, giáng nghịch.

B Hư chứng:

1 ) Tỳ vị hư hàn:

Hông bụng đẩy tức, buồn bực, nôn mửa, gầy yếu mệt nhọc, miệng khô mà không muốn uống nước, sợ lạnh, sắc mặt trắng nhợt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lười trắng nhợt, mạch như nhược .

- Phân tích: Do tỳ vị hư, dương khí yếu không vận hóa và tiếp thu được thức ăn nên buồn bực, đầy tức; Dương khí yếu không làm ấm bên trong nên sợ lạnh mệt mỏi, nhợt nhạt; Trung tiêu hư hàn khí không hóa được tân dịch nên miệng khô không muốn uống, tỳ hư vận hóa kém nên đại tiện lỏng; Lưỡi trắng nhợt, mạch nhu nhược cũng do tỳ dương yếu.

- Cách chữa: Kiện tỳ, hòa vị, ôn trung, giáng nghịch.

- Thuốc dùng bài: Lý trung hoàn ( 245 ).

Trong bài dùng sâm, truật, cam thảo để kiện tỳ hòa vị, Can khương để ôn trung tán hàn; gia sa nhân, bán hạ, trần bì để lý khí giáng nghịch; Nếu mửa lâu không khỏi gia ngô thù.

2 ) Vị âm yếu:

Nôn mửa vặt nhiều, có lúc nôn khan ( lợm ) họng khô miệng đẳng, đói mà chán ăn, lưỡi đỏ, khô mạch tế sác.

- Phân tích: Bệnh ốm thuộc nhiệt hoặc do can uất hóa hỏa, hao tổn vị âm khiến vị không được nhuận, khí không được hòa nên nôn mửa vặt nhiều, hoặc có lúc nôn khan, bụng đói mà chán ăn; Tân dịch thiếu nên miệng lưỡi khô đỏ; mạch tế sắc là biểu tượng của hư nhiệt.

- Cách chữa: Tư dưỡng vị âm, giáng nghịch chỉ ẩu.

- Thuốc dùng bài: Mạch môn đông thang ( 132 ).

Trong bài dùng sâm, mạch môn, gạo rang, cam thảo để tư dưỡng vị âm: Bán hạ để giáng nghịch chữa nôn mửa. Nếu tân dịch khô thiếu gia thiên hoa, trúc nhự, tri mẫu để sinh tân dịch; đại tiện khô táo gia đào nhân, đại hoàng đề nhuận tràng thông đại tiện.

Như trên đã nói: Nôn mửa có 2 loại hư và thực:

+ Thực là tà khí phạm vị hoặc trọc khí đi ngược lên; cách chữa khử tà hóa trọc là chính.

+ Hư là vị khí hư hàn hoặc âm vị yếu, chức năng hòa giáng kém; Cách chữa là ôn trung, kiện tỳ hoặc tư dưỡng vị âm. Đó là căn cứ để điều trị trên lâm sàng.

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168