32.CÁI THẤY “CHÚNG SANH ĐANG LÀ PHẬT”

120 lượt xem

KHÁI QUÁT MỘT SỐ NHÃN LỰC TRONG PHẬT ĐẠO.

Các thứ nhãn lực này, sẽ lần lượt khai mở đối với một người tu hành đúng chánh pháp. Về trình tự các thứ nhãn lực, mình tạm kiến giải như sau:

1) Khai pháp nhãn tịnh: Thấy tất cả đồng thanh tịnh, hoặc thấy chướng ngại của sự không thanh tịnh từ một hữu tình.

2) Pháp nhãn: Thấy bất động (giải thoát)

3) Chuẩn bị khai huệ nhãn: Thấy chúng sanh chẳng phải là chúng sanh.

4) Khai huệ nhãn: Thấy chúng sanh “Sẽ là Phật”

5) Huệ nhãn: Thấy chúng sanh “Đang là Phật”

6) Đẳng huệ: Thấy chúng sanh “Đã là Phật”.

32.CÁI THẤY “CHÚNG SANH ĐANG LÀ PHẬT”

Các bạn!... Mình vừa đọc được đoạn văn sau. Đoạn văn này nhằm lý giải cái thấy này (theo đoạn văn đã dẫn) là “cái thấy” chúng sanh đang là Phật! Đoạn văn trích: “Như một ly nước trong suốt, ta lấy trà đổ vô, thì lúc này từ nước trong suốt trở thành nước trà, thật ra lúc này bản chất nước trong suốt vẫn không mất, hay nước trong suốt cũng chưa từng sinh ra trà, một khi nước trở thành trà. Chỉ vì nước trong suốt bị trà nhiễm ô, bị trà làm thay đổi màu sắc. Nếu là người khéo lấy được trà ra, thì thể tính và bản chất nguyên vẹn của nước vẫn không mất và không thay đổi, như một hữu tình cũng vậy, “đang thanh tịnh” “đang là Phật” rồi trở thành phiền não, trở thành chúng sanh, cũng như quá trình chuyển đổi từ nước trong suốt trở thành trà.

Nhằm giúp các bạn nâng “nhãn lực” trong việc tu học lên một bậc cao hơn, để dần dần nhập “Thấu Thị Môn”. Mình có câu hỏi, HĐ nào lý giải thấu đáo, nhất định sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng! Câu hỏi như sau: (22-08 -2017)

. CÂU HỎI TCTT 2017-03 – CÁI THẤY … “CHÚNG SANH ĐANG LÀ PHẬT”

1 – Theo bạn “Cái thấy như tinh thần đoạn văn” có phải đã là cái thấy “Chúng Sanh Đang Là Phật” hay chưa? Vì sao? Đây là cái thấy “nhãn kiến” của giai đoạn nào trong Phật đạo?

2- Nếu cái thấy đó chưa phải cái thấy “Chúng Sanh Đang Là Phật” thì “Phải Thấy Như Thế Nào” mới đúng (Là cái thấy “Chúng Sanh Đang Là Phật”) Cần giải thích rõ cái thấy này. Nếu có thể, hãy trích một đoạn kinh cho điều bạn muốn nói!

.GỢI Ý … TCTT 2017/03 – CÁI THẤY … CHÚNG SANH ĐANG LÀ PHẬT

Các bạn! … Rất mau chóng. Để các bạn không bị ảnh hưởng bởi tư duy của HĐ khác, tạm thời chưa trình làng những câu trả lời đã nhận được. Khi nào đủ duyên, các câu trả lời hay, sẽ được công bố trước đại chúng.

Về câu hỏi, mình xin nói rõ ý nghĩa của việc “thấy chúng sanh đang là Phật” (hoặc các thứ nhãn tương tự). Đây là một trong những cái thấy “gần như bắt buộc đối với người tu hành trên con đường tiến về trí tuệ” (một hình thức thay đổi nhãn lực). Trong khi vị tu hành thấy chúng sanh đang là Phật, không có nghĩa vị chúng sanh (bị thấy) đó đang là Phật. Nếu trong tu học, không thể mở khai các nhãn lực này, vị lai khó thành tựu trí tuệ.

KHÁI QUÁT MỘT SỐ NHÃN LỰC TRONG PHẬT ĐẠO.

Các thứ nhãn lực này, sẽ lần lượt khai mở đối với một người tu hành đúng chánh pháp. Về trình tự các thứ nhãn lực, mình tạm kiến giải như sau:

1) Khai pháp nhãn tịnh: Thấy tất cả đồng thanh tịnh, hoặc thấy chướng ngại của sự không thanh tịnh từ một hữu tình.

2) Pháp nhãn: Thấy bất động (giải thoát)

3) Chuẩn bị khai huệ nhãn: Thấy chúng sanh chẳng phải là chúng sanh.

4) Khai huệ nhãn: Thấy chúng sanh “Sẽ là Phật”

5) Huệ nhãn: Thấy chúng sanh “Đang là Phật”

6) Đẳng huệ: Thấy chúng sanh “Đã là Phật”.

Mỗi thứ nhãn lực, sẽ có một số tiêu chuẩn chứng ngộ nhất định. Điều kiện cũng như ý nghĩa của cái thấy là như thế nào, chỉ có kẻ được khai (nhãn lực) và bậc đạo sư mới biết cụ thể.

Nói chung, trong quá trình thành tựu trí tuệ, sẽ có nhiều lần “Khai Mở Nhãn Lực”. Những gì đã nêu, chỉ mang tính khái quát để các bạn tham khảo. Trình tự cụ thể của các nhãn lực, chúng ta sẽ tìm hiểu ở vị lai khi đủ nhân duyên (giống như trường hợp hôm nay, lấy một đoạn văn tiêu biểu làm đương cơ) (22-08-2017)

Các bạn!... Nếu chỉ căn cứ vào những gì đã đọc, từ đó làm cơ sở lý luận rồi trả lời, mà không phải là “chỗ thực chứng của bản thân”, thì lý luận đó chỉ thuộc về kiến giải. Mà kiến giải chỉ đúng “phần da, bề nổi của vấn đề” chưa phải cốt túy bên trong.

Theo mình thì có lẽ các bạn “phải tinh tấn hơn nữa”, đến khi nào “thật sự thành tựu một nhãn lực như vậy”, trả lời cũng không muộn. Vì rằng, nếu có HĐ nào đó trả lời đúng về mặt văn tự, tất nhiên mình sẽ có cách kiểm tra thực tế chỗ chứng đó. Ví dụ tôi biết rất rõ nhà và gia cảnh của ông A. Tôi sẽ yêu cầu liệt kê những món đồ của nhà ông A (đã cất kỹ trong nhà) mà người ngoài không thể biết.

Cũng như vậy, nếu đó là cái thấy của “Chúng sanh đang là Phật” thì nhất định phải biết những bí mật của cái thấy này, cũng như công dụng của cái thấy đó dùng vào việc gì. Điều này cũng đã xảy ra trong lịch sử, khi Trần Hội vội vàng trả lời Lục Tổ Huệ Năng về một “pháp bí mật” và Huệ Năng đã kết luận “Nhà ngươi đúng là đồ tôn của bọn kiến giải”.

Các bạn! … Hãy “lặng lẽ quan sát không kết luận”, nhất là các cảnh giới mà bản thân chỉ thông qua suy luận để biết. Tốt nhất là, sau khi suy luận và biết được nó rồi, hãy tu tập cho tâm trí tương ứng.

Giống như một người khi đã biết, ở nơi B có báu vật, ngay lập tức đến đó để tận mắt chứng kiến báu vật đó, và bằng mọi cách sở hữu nó. Có thực hiện được điều này, vị lai mới có thể thể nhập “chơn thiệt nghĩa” của Phật đạo. (22-08-2017)

(Theo sách Tâm Tông, thầy Lý Tứ, trang 146-148)

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168