BA LẦN NHIẾP THỌ

112 lượt xem

Kì sinh hoạt vừa rồi, mình có trao đổi và giới thiệu sơ bộ đến mọi người chủ đề “Con Đường Hình Thành Bát Nhã Trí” !!! Nội dung chủ đề này, nhằm giúp các bạn có được cái nhìn khái quát về con đường ấy như thế nào, cũng như một số “cao điểm trọng yếu” chúng ta “cần chiếm lĩnh” để làm bàn đạp tiến chiếm các “cao điểm mới” !!!

Nếu như ba pháp “Bất nhị, Trung đạo, Thiệt tướng” được coi là ba cứ điểm trọng yếu về mặt chiến thuật cần phải tiến chiếm theo thứ tự ưu tiên để làm đầu cầu dẫn đến tiến chiếm cứ điểm sau cùng là trí tuệ thì, chiến thuật cụ thể để đánh chiếm ba cứ điểm quan trọng này chính là “ba lần nhiếp thọ” sẽ được giới thiệu đến các bạn trong bài viết sau !!!

 

Các bạn !!!

Kì sinh hoạt vừa rồi, mình có trao đổi và giới thiệu sơ bộ đến mọi người chủ đề “Con Đường Hình Thành Bát Nhã Trí” !!! Nội dung chủ đề này, nhằm giúp các bạn có được cái nhìn khái quát về con đường ấy như thế nào, cũng như một số “cao điểm trọng yếu” chúng ta “cần chiếm lĩnh” để làm bàn đạp tiến chiếm các “cao điểm mới” !!!

Nếu như ba pháp “Bất nhị, Trung đạo, Thiệt tướng” được coi là ba cứ điểm trọng yếu về mặt chiến thuật cần phải tiến chiếm theo thứ tự ưu tiên để làm đầu cầu dẫn đến tiến chiếm cứ điểm sau cùng là trí tuệ thì, chiến thuật cụ thể để đánh chiếm ba cứ điểm quan trọng này chính là “ba lần nhiếp thọ” sẽ được giới thiệu đến các bạn trong bài viết sau !!!

I- Tổng quan !!!

Chiến thắng khổ đau, diệt trừ lậu hoặc, chấm dứt kiết sử, thấy được bổn tâm, học tập giáo pháp, thành tựu trí tuệ…Được coi là những cung đường hay những trận địa mà người chiến binh trong “cuộc chiến tiểu trừ sanh diệt” phải lần lượt vượt qua trong một chiến lược tổng thể để dành lấy thắng lợi sau cùng !!!

Để có thể “dành thắng lợi sau cùng” trong một chiến lược dài hơi của “trận chiến sanh diệt” thì, “ba lần nhiếp thọ” trong quá trình học tập giáo pháp và ứng dụng nhuần nhuyễn vào đời sống chính là ba bài học chiến thuật căn bản, giúp chúng ta nhận ra mối liên hệ giữa bản thân và giáo pháp trong từng giai đoạn cụ thể để mỗi người tự xác định vị trí của ta, mục tiêu tâm thức cần đánh chiếm và vai trò của giáo pháp trong từng mỗi giai đoạn…Từ đó sẽ có những bước đi vững chắc, không sai lệch, như pháp…!!!

II- Ba lần nhiếp thọ là gì ???

“Nhiếp thọ” hay còn gọi là “nhiếp thủ” (Parigraha) là một trong những khái niệm quan trọng của Phật đạo !!! Khái niệm này, nhằm giúp người tu hành biết rõ giá trị của sự nhiếp hộ, phương thức tiếp nhận, cách thế chăm sóc, hình thức quan tâm, phương pháp thâu tóm, và cuối cùng là tận tri, không bỏ sót bất kì một giá trị nào của giáo pháp !!!

Có ba lần người tu hành cần được chánh pháp nhiếp thọ hay tự thân nhiếp thọ chánh pháp, đó là: Chánh pháp nhiếp thọ, Nhiếp thọ Chánh pháp và Nhiếp thọ Chánh pháp Vô dị biệt !!!

Ba lần nhiếp thọ này chính là ba chiến thuật tiến công giúp người tu hành lần lượt thành tựu chiến lược dài hơi gồm: Phát tâm Bồ đề, Phục tâm Bồ đề, Minh tâm Bồ đề, Xuất đáo Bồ đề và Vô thượng Bồ đề…. trong hành trình tiến chiếm đỉnh cao trí tuệ !!!

II.1- Chánh pháp nhiếp thọ !!!

Chánh pháp nhiếp thọ hay Chánh pháp nhiếp hộ, là bước đầu người tu hành được "chánh pháp bảo hộ" giúp gọt rữa phàm tình trong đó gồm, chấm dứt khổ đau, diệt trừ lậu hoặc, thối mòn kiết sử, thấy được bổn tâm, thành tựu giải thoát !!! Từ ngữ này thường được dùng để chỉ sự quan tâm chăm sóc của chư Phật, Bồ Tát đối với chúng sanh, nhằm hướng họ đến con đường giải thoát !!!

Đây chính là quá trình người tu hành dùng giáo pháp như một thứ thuốc đặc hiệu chữa lành các thứ bệnh cố hữu của tâm thức để dần dần thành tựu ba bước đầu tiên trên con đường tu học là, Phát tâm Bồ đề, Phục tâm Bồ đề, Minh tâm Bồ đề…!!!

II.1.1- Phát tâm Bồ đề !!!

Phát tâm Bồ Đề hay phát tâm học tập giáo pháp để lần lượt thành tựu các tầng bậc Giác ngộ cho đến Giác ngộ sau cùng !!! Đây là bước khởi đầu người tu hành nhận ra các bất như ý trong đời sống, bất như ý trong nhận thức…vv… Từ đó, quyết tìm cho mình con đường, một lối thoát khác với con đường trước đây đã đi, đã nhận thức…Đó chính là lúc người tu hành tìm đến con đường của giáo pháp sau khi đã tìm hiểu một số mục tiêu cao đẹp từ giáo pháp !!!

II.1.2- Phục tâm Bồ đề !!!

Phục tâm Bồ đề là giai đoạn người tu hành nương tựa và học tập giáo pháp, nhờ “giáo pháp bảo hộ” để điều phục tâm thức hư vọng !!! Để có thể “điều phục tâm thức hư vọng”, người học tập cần thực hiện ba điều sau: Xây dựng thái độ học tập !!! Phương pháp học tập !!! Nỗ lực học tập !!!

Ba điều vừa nêu, quyết định thành bại trong việc học tập và điều phục tâm thức hư vọng !!!

- Chưa xây dựng thái độ học tập sẽ không thể học tập thành công !!!

- Chưa có phương pháp học tập sẽ mất nhiều công sức mà kết quả không như mong đợi !!!

- Chưa nỗ lực học tập sẽ khó tiếp cận các pháp lành do thói quen hành xử theo các ác bất thiện pháp đã huân tập !!!

II.1.3- Minh tâm Bồ đề (Kiến đáo Bồ đề) !!!

Minh tâm Bồ đề hay Kiến đáo Bồ đề là hệ quả tất yếu của quá trình Phục tâm Bồ đề !!!

Minh tâm Bồ đề là sự sáng suốt nào đó bắt nguồn từ một tâm thức không còn bị khổ, lậu hoặc, kiết sử…che mờ !!! Điều này giống như người mù bẩm sinh, sau khi được chữa trị… Với đôi mắt sáng, vị ấy đứng trước một hồ nước trong suốt, tĩnh lặng…Từ đây, có thể nhìn thấy tất cả những gì xuất hiện từ mặt nước đến đáy hồ !!!

II.2- Nhiếp thọ Chánh pháp (Xuất đáo Bồ đề) !!!

Nhiếp thọ Chánh pháp hay Xuất đáo Bồ đề chính là giai đoạn người sáng mắt học tập để thấy được tổng thể hồ nước trước mặt là gì, nhìn ra bản chất các thứ hiện hữu trong hồ, bản chất của thế giới, thấu suốt cơ chế nhiễm ô và nguyên lí làm sạch !!!

Để có thể thành công trong giai đoạn này, người học tập cần thực hiện ba điều sau: Đam mê, dấn thân và quên mình !!!

- Không đam mê, sẽ không thể đeo đuổi lí tưởng cao đẹp mà ở đó mọi phàm tình đã tịch diệt !!!

- Không dấn thân sẽ không thể thể nhập các cảnh giới trí tuệ mà ở đó suy lường hay suy luận không có cơ hội đạt đến !!!

- Không quên mình, sẽ không thể thành tựu “trí tuệ tối thượng”, vì trí tuệ tối thượng “vô sở đắc” !!!

Ba điều vừa nêu, chính là rào cản lớn nhất trong quá trình học tập khiến phần lớn người tu hành không thể tiếp tục con đường trí tuệ !!!

Nó giống như người nghèo khó, sau khi làm lụng vất vả có đủ cái ăn cái mặc, họ bằng lòng với những gì đang có hơn là tiếp tục lao nhọc để làm giàu !!! Đây cũng chính là hình ảnh “hoá thành” và “bảo sở” trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa !!! Và đây cũng là lí do đa số HĐ chúng ta bằng lòng với những gì đã thành tựu, không còn “ý chí tiến thủ” trong giáo pháp !!!

Nói khác hơn, đây là một trong những hình thức “chạm ngưỡng” từ túi công đức đã gieo trồng của mỗi cá nhân !!!

II.3- Nhiếp thọ Chánh pháp Vô dị biệt (Vô thượng Bồ đề) !!!

Nhiếp thọ Chánh pháp thuộc về Hữu sư trí !!! Nhiếp thọ Chánh pháp Vô dị biệt thuộc về Vô sư trí !!!

Nhiếp thọ Chánh pháp Vô dị biệt là quá trình bùng vỡ tâm thức lần cuối cùng sau khi người tu hành đã hội đủ nhân duyên công đức từ quá trình học tập và làm công hạnh !!!

Nhiếp thọ Chánh pháp Vô dị biệt là cảnh giới mà chủ thể và đối tượng nhiếp không còn là hai pháp !!! Có nghĩa rằng, ở đây không có Chánh pháp và người sở hữu Chánh pháp mà, vị ấy cùng Chánh pháp “nhất thể” !!!

III - Kết luận !!!

Chánh pháp nhiếp thọ, Nhiếp thọ Chánh pháp và Nhiếp thọ Chánh pháp Vô dị biệt là ba bước nhiếp thọ giúp người tu hành hoàn thành năm món Bồ đề gồm Phát tâm Bồ đề, Phục tâm Bồ đề, Minh tâm Bồ đề, Xuất đáo Bồ đề và Vô thượng Bồ đề !!!

Bồ-đề (chữ Hán: 菩提, tiếng Phạn và tiếng Pali: बोधि bodhi) là danh từ dịch âm từ tiếng phạn là bodhi, dịch nghĩa là Giác ngộ (chữ Hán: 覺悟).

Bồ đề hay Giác ngộ là những bước nhận thức như pháp, nhìn thấy như pháp, chứng ngộ như pháp cho đến sự bùng vỡ như pháp để hình thành Trí tuệ tối thượng hay Bát nhã trí còn gọi là thành tựu Vô thượng Bồ đề !!!

Bát nhã trí chính là sự thấu suốt nào đó mà ở nơi ấy, bóng dáng của suy luận, kiến thức, kinh nghiệm, học tập và dụng công hoàn toàn vắng mặt trong một chủ thể (hiện hữu)… Khác hơn, Bát nhã chính là sự “tương tác vi diệu” giữa “vô minh và trí tuệ” trong điều kiện “bi ngưỡng khế với bi nguyện” thông qua hai kênh của Bát nhã (lực dụng) là Bát nhã văn tự vả Bát nhã âm !!!

Thành Phật hay thành tựu Vô thượng Bồ đề chính là thành tựu Trí tuệ từ sự Giác ngộ sau cùng chứ không phải thành tựu thứ gì khác !!!

Để kết thúc bài viết, xin giới thiệu đến mọi người đoạn văn được trích từ bài kinh Thắng Man Phu Nhân !!!

“Lúc bấy giờ, Thắng Man phu nhân bạch Phật:

- Nay con nương oai thần của Phật để nói về điều phục đại nguyện chân thật, không đổi khác.

Phật bảo Thắng Man phu nhân:

- Hãy tùy ý nói!

Thắng Man phu nhân bạch Phật:

- Hằng sa các nguyện mà Bồ tát có, thảy đều thâu nhập vào trong một đại nguyện; đó là nhiếp thọ Chánh pháp Vô dị biệt. Nhiếp thọ Chánh pháp Vô dị biệt chính là đại nguyện.

Phật tán thán:

- Lành thay! Lành thay!

- Trí tuệ phương tiện rất sâu xa, rất mầu nhiệm, do Bồ tát đã gieo trồng lâu dài các gốc rễ thiện. Chúng sanh trong đời vị lai, những ai đã gieo trồng thiện căn sâu dày mới có thể thấu hiểu những điều đã nói.

- Nhiếp thọ Chánh pháp đã nói, cũng là những gì mà chư Phật trong quá khứ, trong vị lai, trong hiện tại, đã nói, sẽ nói và đang nói. Nay, Ta đã thành tựu Vô thượng Bồ đề cũng thường nói sự nhiếp thọ Chánh pháp ấy. Như vậy, công đức của sự nhiếp thọ Chánh pháp mà Ta đã nói thật không biên tế. Trí tuệ biện tài của Như Lai cũng không có biên tế. Vì sao? Vì sự nhiếp thọ chánh pháp ấy có đại công đức, đại lợi ích.

Thắng Man bạch Phật:

- Con sẽ nương nhờ thần lực của Phật để diễn thuyết thêm ý nghĩa rộng lớn của nhiếp thọ Chánh pháp.

Phật bảo:

- Hãy nói đi!

Thắng Man bạch Phật:

- Ý nghĩa rộng lớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp ấy vốn thật là vô lượng, thành đạt hết thảy Phật pháp, thâu tóm tám muôn bốn ngàn pháp môn. Cũng như vào kiếp sơ, khắp nơi giăng bủa mây lớn, mưa xuống các loại màu sắc và đủ các thứ trân bảo; cũng vậy, sự nhiếp thọ Chánh pháp mưa xuống những cơn mưa vô lượng phước báu và vô lượng thiện căn…. !!!”

Chúc mọi người an vui, tinh tấn !!!

29/08/2022

LÝ TỨ

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168