Bốn Ba La Mật

127 lượt xem

Giai đoạn tu tập hiện nay, là giai đoạn quan trọng của Phật đạo. Đây là lúc chúng ta bắt đầu xâm nhập lãnh vực trí tuệ, sau những kiến thức cơ bản, mà tựu trung là làm thế nào để thành tựu khổ, tập, diệt đế đã được thấm nhuần.

Muốn có được trí tuệ, vị này phải thành tựu phần còn lại của bốn đế, đó là đạo đế. Thành tựu đạo đế, có được huệ nhãn, vị tu hành này mới có cơ may thấu suốt thật nghĩa trung đạo, có biết được thật nghĩa của trung đạo, mới có thể "lấy ba cõi làm nhà", mới có thể đủ huệ lực dắt người vượt qua bốn đế và thành tựu trí tuệ chân thật.

Thành tựu đạo đế hay trí tuệ đế, chính là quá trình thâm nhập bốn thứ ba la mật của một Bồ Tát, đây là công đoạn bắt buộc để thành tựu "tam tự quy", lời thệ nguyện ban đầu mà một Phật tử bất kỳ nào, khi vừa đến với giáo pháp đã tự mình phát lên thệ nguyện này.

Bốn thứ ba la mật gồm: Nguyện ba la mật, lực ba la mật, phương tiện ba la mật và huệ ba la mật.

Các bạn!!!

Giai đoạn tu tập hiện nay, là giai đoạn quan trọng của Phật đạo. Đây là lúc chúng ta bắt đầu xâm nhập lãnh vực trí tuệ, sau những kiến thức cơ bản, mà tựu trung là làm thế nào để thành tựu khổ, tập, diệt đế đã được thấm nhuần.

Muốn có được trí tuệ, vị này phải thành tựu phần còn lại của bốn đế, đó là đạo đế. Thành tựu đạo đế, có được huệ nhãn, vị tu hành này mới có cơ may thấu suốt thật nghĩa trung đạo, có biết được thật nghĩa của trung đạo, mới có thể "lấy ba cõi làm nhà", mới có thể đủ huệ lực dắt người vượt qua bốn đế và thành tựu trí tuệ chân thật.

Thành tựu đạo đế hay trí tuệ đế, chính là quá trình thâm nhập bốn thứ ba la mật của một Bồ Tát, đây là công đoạn bắt buộc để thành tựu "tam tự quy", lời thệ nguyện ban đầu mà một Phật tử bất kỳ nào, khi vừa đến với giáo pháp đã tự mình phát lên thệ nguyện này.

Bốn thứ ba la mật gồm: Nguyện ba la mật, lực ba la mật, phương tiện ba la mật và huệ ba la mật.

1.1.  Làm gì để thành tựu "nguyện ba la mật"???

Muốn thành tựu nguyện ba la mật, sau khi đã chứng diệt đế, thấy được bất động tâm. Vị này không đành lòng thụ hưởng an vui một mình, mà nghĩ đến công ơn chư Phật đã sản sinh ra giáo pháp, nghĩ đến vạn loại chúng sanh còn mê mờ nên phải chịu khổ trong nhà lửa ba cõi.

Nghĩ suy như vậy, một lần nữa vị này phát đại nguyện: Trên cầu thành tựu Phật quả, dưới thệ nguyện độ thoát chúng sanh. Thực hiện điều này, tức là "hiện thực hoá" lời nguyện ban đầu của chính mình: "Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát vô thượng tâm". Kinh gọi giai đoạn này là: "Bồ Tát nhớ lại nguyện xưa".

Người tu hành sau khi phần tự độ đã xong, nhất quyết khai mở tuệ giác bằng cách: Lập đại nguyện, sau đó phát khởi từ bi tâm, dùng hết sức mình, vì chúng sanh mà xâm nhập giáo pháp. Xâm nhập giáo pháp bằng cách văn, tư, tu. "Dùng tuệ giác quán sát đến tận nguồn cơn tánh tướng của một pháp, cho đến vạn pháp" để thấy cho được thiệt tướng của nó, việc làm này, kinh gọi là "nhập pháp giới". Giống như hành động Thiện Tài Đồng Tử trong phẩm Nhập Pháp Giới của kinh Hoa Nghiêm. Thiệt tướng của các Tam Muội Môn và Giải Thoát Môn được Thiện Tài thành tựu trong giai đoạn này.

Dùng tuệ giác, thấu suốt tánh tướng của một pháp cho đến vạn pháp. Vị lai, có thể "biến các pháp trở thành Phật pháp", mới được coi là hành động quy y đúng nghĩa Phật dạy. Biến các pháp trở thành Phật pháp chính là "tự quy y Phật".

1.2.  Làm thế nào để thành tựu "lực ba la mật"???

Lực ba la mật, chính là "biến ước nguyện thành sức mạnh trí tuệ". Muốn làm được điều này, vị tu hành khi đối trước một pháp, "dùng giác phần giản trạch pháp đó đến tột nghĩa của nó". Giống như giải một bài toán khó, nếu chưa giải được, người học trò bằng mọi cách phải giải quyết bài toán này.

Sự kiên trì, tâm cầu học, ý chí vượt khó, ham thích khai mở, tự tại trước chúng, cốt cách đại trượng phu. Những tố chất đã nêu, được vị tu hành phát huy tích cực trong giai đoạn này, phát huy tích cực những yếu tố như thế, vị tu hành này sẽ dần dần có được tuệ giác. Khi tuệ giác bắt đầu khai mở, vị này sống với tâm trạng phấn khích tự tin, và biết chắc rằng: Với tuệ giác này, dưới ánh sáng của ngọn đuốc tuệ này. Không có một pháp nào, không có một ý nghĩa nào của giáo pháp, ta không thể thấu hiểu được nó. Chính sức mạnh này, là động lực giúp vị tu hành thoát ra khỏi tự thân để hoà nhập vào biển tuệ giác của đạo. Tuệ giác của đạo là thiệt tướng, trí tuệ của đạo là chân nghĩa.

Để biết rằng lực này, tuệ giác này đã hoàn toàn đúng hay chưa. Tất cả những kiến giải, sự phát sáng có được, vị này mạnh dạn trình bày trước đại chúng, thành tâm nhờ đại chúng thẩm định và bổ khuyết. Chính sự thẩm định và bổ khuyết của đại chúng là mũi dao nhọn "đẽo gọt" để vị lai tuệ giác trở thành trí tuệ, tức từ thiệt tướng đến chân nghĩa.

Giống như một đội bóng đá, sau khi được đạo tạo những kỹ năng cần thiết và chuyên nghiệp, đội bóng này phải được cọ xát thực tế với những đội bóng khác mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn, tầm cỡ hơn, và tập đá trên một sân bóng đầy ắp khán giả thông tuệ chứng kiến. Sau đó, với kinh nghiệm trận mạc, với những ưu khuyết rút ra từ sự cọ xát đã qua, đội bóng này, mới có thể tự tin hướng đến mục tiêu cao hơn trong hành trình chinh phục đỉnh cao của mình. Nếu đội bóng này, cứ e dè, cứ quanh quẩn với những đội bóng làng thôn, chỉ mong "các cụ vỗ tay tán thưởng", hãnh diện với những gì có được trước đám trai làng thiếu thông tuệ, chỉ biết vỗ tay mà không biết hay dở, không dám cọ xát thực tế với bên ngoài, thì vĩnh viễn, sẽ là đội bóng của hội hè làng xã!!! Tâm lý này, không thể làm nên "con kình ngư đủ năng lực bơi ra biển lớn". Vì thế, "tập tạo luận" và "trình sớ giải" là một học phần không thể thiếu trong giáo trình nhất thiết trí.

Lực ba la mật, chỉ có thể thành tựu cho những vị tu hành ngoài tố chất bẩm sinh, còn phải biết tự rèn luyện, biết vượt qua những khiếm khuyết tự thân để thành tựu một tuệ giác hoàn hảo, mà chính đại chúng thông tuệ là vị thầy thẩm định và đánh giá sự đúng đắn và chắc thật của tuệ giác này.

1.3.  Phương tiện ba la mật là những gì???

Có được tuệ giác, có nghĩa rằng: Phần cốt lõi của sự đúng đắn từ mỗi pháp, vị tu hành này đã thấy, đã biết. Nhưng khả năng phân tích, chỉ ra cái sai và năng lực trình bày, tuyên thuyết ý nghĩa đúng nhất từ pháp đó cho từng đối tượng, từng cơ duyên, vị này chưa thành tựu, tức tướng đã thấy mà nghĩa chưa biết. Muốn thành tựu "phương tiện ba la mật", người tu hành không ngừng chánh tư duy, suy xét để tìm ra biện pháp tốt nhất, ý nghĩa tốt nhất dành cho một đương có tốt nhất.

Khi đã có sự tốt nhất vừa nêu, Phật dạy: Một pháp sư phải gồm đủ ba pháp, đó là: Vào nhà Phậtmặc áo Phật và ngồi toà Phật.

- Một phương tiện được gọi là ưu việt như pháp, phương tiện này phải xuất phát từ vị pháp sư biết quên mình.

Vào nhà Phật là vào nhà từ bi, có nghĩa rằng: Chỉ vì lợi ích của người mà tuyên thuyết, không vì cái ngã này, không vì sự cúng dường, không vì cầu tôn trọng cá nhân, không vì tự đề cao mà tuyên thuyết...v.v... Nói chung, phần tự thân phải hoàn toàn không ngã và hết ngu si!!!

- Kế đến phải biết chọn thời cơ thích hợp để giảng nói ý nghĩa thích hợp, kinh gọi là "mặc áo Phật". Mặc áo Phật, tức mặc áo kham nhẫn, chưa đúng thời cơ không tuyên thuyết, chưa biết căn tánh không tuyên thuyết, chưa nắm vững vấn đề không tuyên thuyết, chưa hiểu rõ câu hỏi không tuyên thuyết, chưa biết chỗ kẹt của người không tuyên thuyết, chưa thấy chìa khoá mở tâm người không tuyên thuyết, chưa đạt được sự đồng thuận giữa người nói và người nghe không tuyên thuyết, chưa thấy lợi ích của sự tuyên thuyết không tuyên thuyết..v.v... Điều này, kinh gọi là: Khế căn, khế cơ, khế lý.

Mặc áo Phật là: Khoác lên tự thân sự chuẩn mực nhất định của giáo pháp. Mọi sự "dở hơi", mọi "kiến giải vô bổ" thường tình của nhân thế đều phải được lột bỏ không thương tiếc.

- Sau cùng là "ngồi toà Phật", tức an trú nơi toà không pháp. Ngồi toà này, mọi chủ quan và sự chấp nhất của kiến giải phải được tịch diệt, bốn tướng hoàn toàn không còn đất sống.

Ngồi toà Phật là: Bình đẳng tuyên thuyết chân lý, vì chân lý và lợi ích của người thính pháp mà có ngôn thuyết. Giống như cái trống, chỉ khi nào có lực tác động, cái trống sẽ phát ra tiếng, và tiếng kêu này nhất định vừa với lực đã tác động. Đây là tiếng kêu của chân lý và là Phạm âm làm thanh tịnh lòng người, xô dẹp tâm đấu tranh cũng như tà kiến, giương cao ngọn cờ chánh pháp. Kinh dạy là: Nổi pháp cổ, thổi pháp loa, quạt gió giải thoát, rưới nước cam lồ, dập tắt lửa phiền não.

Thành tựu điều này chính là tự thân "hoà vào biển đại giác". Mọi cái riêng không còn nữa, mà đời sống nếu có, là một thứ "ý sanh thân". Đây chính là công đoạn của sự thành tựu "tự quy y pháp".

1.4.  Huệ ba la mật.

Thành tựu khổ tập diệt đế, hay sáu ba la mật đầu đối với Phật đạo, chỉ giúp ích phần tự cứu, nó là tiến trình hình thành "trí ba la mật". Giống như cây đèn đã có, nhưng chưa được thắp lên, vì thế khả năng soi sáng của cây đèn này hoàn toàn chưa thể.

Huệ ba la mật chính là làm thế nào để "cây đèn trí" có thể phát sáng. Huệ ba la mật là sự diệu dụng, sự phát sáng của trí ba la mật. Giống như cây đèn, muốn thắp sáng, phải có nguyên liệu để cháy và mồi lửa. Có nguyên liệu để cháy và được mồi lửa, cây đèn này mới cháy và phát sáng đúng với cường độ của nó. Nguyên liệu cháy chính là công đức tự thân, mồi lửa chính là công đức của đại chúng và hữu tình.

Muốn biết huệ ba la mật thành tựu đến mức độ nào trong Phật đạo, phải căn cứ vào hai điều, đó là: Thống lý đại chúng và hết thảy không ngại.

- Thống lý đại chúng: Đối với bạn đồng học, bằng trí tuệ của mình, vị này toả hương, phát sáng, tất cả đồng môn có thể nhận biết. Và bằng năng lực chính mình, vị này có thể dùng sự diệu dụng của trí huệ làm nên thần lực nhiếp phục đại chúng thông qua năng lực tự thân, gọi là giải thoát tri kiến hương.

- Hết thảy không ngại: Đối với vạn loại hữu tình, bằng trí tuệ của mình, vị này có năng lực nhiếp phục tất cả hữu tình nào đủ duyên. Và có năng lực giúp bất kỳ hữu tình nào thật tâm tu hành, ham thích trí huệ và muốn thấu đạt chân lý, nhất định thành tựu ước nguyện của họ.

Các bạn!!!

  • Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát vô thượng tâm.
  • Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển.
  • Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.

Ba điều tự quy y trên, chính là ba cột mốc, ba tiến trình, để một Phật tử thành tựu tâm nguyện của mình. Trên báo đền ơn Phật, dưới hoá độ chúng sanh...

Tu hành mà không quyết tâm thành tựu ba điều này, hoặc vì một lý do tế nhị hay nhạy cảm nào đó, vị HĐ này đi chệch quỹ đạo, để rồi không thành hoặc không thể thành tựu ba điều nói trên, là tự quay lưng với đạo vô thượng để tìm đến cái ngã hạ liệt, mà bất kỳ kẻ có trí nào trong Phật đạo khi nhìn vào sẽ không thể không chê trách!!!

(15-09-2014)

Thầy Lý Tứ

https://lytu.vn/Bon-Ba-La-mat

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168