BỐN CẤP BẬC TỨ ĐẾ

127 lượt xem

Bốn đế như bốn nấc thang của một cái thang, muốn lên nấc thang thứ hai phải qua nấc thang thứ nhất, muốn lên nấc thang thứ ba thứ tư phải qua các bậc thang trước, không thể làm khác và cũng không thể đảo ngược… !!!

Lý Tứ Hỏi Đáp 81 - 120

Các bạn !!!

Hôm nay, mình lần lượt trả lời các thắc mắc của ba bạn Thiện Pháp, Tiếng Trống và Nguyễn Trung Hiếu như sau:

Bạn Thiện Pháp viết:

"Chào bác Lý Tứ.

Tôi là Phật tử tu hành theo Phật pháp cũng lâu năm. Tôi được một người bạn chia sẻ trực tiếp buổi ra sách của bác. Tôi bỏ hết buổi sáng để theo dõi hết buổi ra sách qua điện thoại.

Trong buổi ra sách, bác có trả lời câu hỏi của các bạn đọc. “Tứ diệu đế là bốn cấp bậc người tu hành cần đạt được" tôi rất hoan hỷ. Nghe rất hay và giúp tôi có định hướng trong tu hành nhưng tôi vẫn chưa thông. Tôi có câu hỏi nhờ bác giải thích dùm tôi.

1) Vì sao "Tứ điệu đế” là bốn cấp bậc người tu hành lần lượt phải đạt tới mà không phải là "bát chánh đạo" vì theo tôi kinh dạy "bát chánh đạo" là con đường chánh đạo cuối cùng phải đi..? Vì theo tôi, muốn giải thoát và có được trí tuệ phải có đời sống như pháp. Đời sống như pháp ấy chính là Bát chánh đạo.

2) Nếu như "Tứ đế là bốn cấp bậc mà người tu hành lần lượt phải đạt được thì mực thước nào để người tu hành thấy được mình lần lượt đã đạt được các tầng bậc ấy. Ví dụ:

- Khổ đế: Mực thước nào để biết rằng người tu hành đã đạt được bậc khổ đế?

- Tập đế, Diệt đế và Đạo đế lần lượt có mực thước nào để người tu hành biết mình đã đạt được các tầng bậc đó?

3) Không Liên quan đến vấn đề Tứ đế, nhưng cho tôi hỏi bác. Vì sao kinh ghi chép lại. "Tổ tổ truyền nhau tâm ấn" nhưng kinh lại nói "lấy trí tuệ làm sự nghiệp" vậy rõ ràng trí tuệ mới là cốt lõi con đường của Phật đạo. Tại sao Tổ tổ không truyền nhau trí tuệ mà chỉ truyền nhau "tâm ấn"…???”

Tôi xin cảm ơn bác - 25/04/2022 23:01:41 - Thiện pháp

Thiện Pháp và bạn đọc thân mến !!!

Về các câu hỏi của bạn, mình xin được trả lời như sau:

1) Vì sao "Tứ điệu đế” là bốn cấp bậc người tu hành lần lượt phải đạt tới mà không phải là "bát chánh đạo" vì theo tôi kinh dạy "bát chánh đạo" là con đường chánh đạo cuối cùng phải đi..? Vì theo tôi, muốn giải thoát và có được trí tuệ phải có đời sống như pháp. Đời sống như pháp ấy chính là Bát chánh đạo.

Trả lời:

Trong câu hỏi bạn đã nêu, lời kinh ghi rõ: “Bát chánh đạo là con đường chánh đạo cuối cùng phải đi…” !!! Câu này có nghĩa: Bát chánh đạo là “kết quả cuối cùng” của việc tu học, sau khi thành tựu Bát chánh đạo, người ấy mới có thể lấy bát chánh làm đời sống và nó là con đường dẫn đến Vô thượng quả !!!

Mà, bát chánh là tám điều chân chánh thuộc về Đạo đế gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định !!!

Muốn thành tựu Đạo đế, người tu hành phải thành tựu ba đế trước là: Khổ đế, Tập đế và Diệt đế !!! Điều này kinh Đại Niết Bàn dạy: “Bốn đế như bốn nấc thang của một cái thang, muốn lên nấc thang thứ hai phải qua nấc thang thứ nhất, muốn lên nấc thang thứ ba thứ tư phải qua các bậc thang trước, không thể làm khác và cũng không thể đảo ngược…” !!!

Và, Bát chánh đạo cũng chỉ là tám phẩm sau cùng của 37 phẩm trợ đạo gồm: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo !!! Cho nên muốn có bát chánh, người học phải học xong 29 phẩm trước !!!

Đây là lí do: Vì sao "Tứ điệu đế” (kết quả của việc ứng dụng triệt để 37 phẩm) là bốn cấp bậc người tu hành lần lượt phải đạt tới mà không phải là "bát chánh đạo" đầu tiên !!!

Về việc bạn đề cập: “Vì theo tôi, muốn giải thoát và có được trí tuệ phải có đời sống như pháp. Đời sống như pháp ấy chính là Bát chánh đạo” !!!

Theo mình thì, câu này chỉ đúng một phần !!! Vì rằng: Điều được gọi là “đời sống như pháp” tuỳ cấp độ tu tập mà thành lập, đời sống như pháp của cấp độ (quả vị) này không giống đời sống như pháp của cấp độ kia !!!

Ví dụ: Đạo quả vô lậu lấy vô lậu tâm làm đời sống như pháp !!! Bậc đắc giải thoát lấy Bất động Giải thoát làm đời sống như pháp !!! Vị thành tựu trí tuệ lấy trí tuệ làm đời sống như pháp..vv…!!! Cho nên một câu “đời sống như pháp” chưa nói được điều gì trong quá trình tu tập !!! Vì thế, khi nào người tu hành thành tựu đạo quả sau cùng, đây mới được coi là “đời sống như pháp sau cùng” của Phật đạo !!!

2) Nếu như "Tứ đế là bốn cấp bậc mà người tu hành lần lượt phải đạt được thì mực thước nào để người tu hành thấy được mình lần lượt đã đạt được các tầng bậc ấy. Ví dụ:

- Khổ đế: Mực thước nào để biết rằng người tu hành đã đạt được bậc khổ đế?

- Tập đế, Diệt đế và Đạo đế lần lượt có mực thước nào để người tu hành biết mình đã đạt được các tầng bậc đó?”

Trả lời:

Về câu hỏi này, mình xin được trả lời như sau:

Đạo Phật là một nền giáo dục !!! Cho nên Phật đạo có bốn cấp học mà người tu hành phải lần lượt vượt qua để giải quyết các mục tiêu mà Phật đạo đã đề ra, đó là:

- Khổ đế, giải quyết tám món khổ nhân sinh gồm: Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt li khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thịnh khổ…!!!

- Tập đế, giải quyết ba phần việc thường hay phát sinh lậu hoặc, trói buộc và mê mờ của một chúng sinh gồm: Phiền não (có 4 thứ), kiết sử (có 10 thứ) và mê mờ (có 3 thứ) !!! Hết các món này thành tựu đạo quả Vô lậu !!!

- Diệt đế, giúp người chứng Bất động Giải thoát (Nhị thừa), Minh tâm kiến tánh (Bồ tát thừa) !!! Viên mãn Diệt đế, ba thừa đồng thành tựu các đạo quả xuất thế !!!

- Đạo đế, giúp ba thừa sau khi thành tựu viên mãn đạo quả xuất thế…Họ đồng thể nhập “Nhất thừa đạo” để học “Đạo trí tuệ” !!! Quá trình học Đạo trí tuệ họ phải học các môn học bắt buộc của giáo trình Nhất thiết trí gồm: Các pháp lành của chư Phật, các Tam muội môn, các Giải thoát môn cùng tám môn học để viên mãn Bát chánh là Thấu Thị Môn, Thẩm Sát Môn, Đẳng Ngữ Môn, Đại Hạnh Môn, Đại Đạo Môn, Thật Nghĩa Môn, Đẳng Trì Môn và Chân Giác Môn…!!! Học xong những thứ này, hoàn tất chương trình học tập của Phật đạo !!!

Như những gì đã liệt kê ở trên, đây chính là thước đo, là chuẩn mực để đánh giá người học đã học đến đâu và đã đạt được các mục tiêu nào trong Phật đạo !!!

3) Không Liên quan đến vấn đề Tứ đế nhưng cho tôi hỏi bác. Vì sao kinh ghi chép lại. "Tổ tổ truyền nhau tâm ấn" nhưng kinh lại nói "lấy trí tuệ làm sự nghiệp" vậy rõ ràng trí tuệ mới là cốt lõi con đường của Phật đạo. Tại sao Tổ tổ không truyền nhau trí tuệ mà chỉ truyền nhau "tâm ấn"…???”

Trả lời:

Đạo Phật là Đạo trí tuệ, từ đạo quả đầu tiên đến đạo quả sau cùng đều do trí tuệ mà thành !!! Vì thế Phật đạo mới dạy “lấy trí tuệ làm sự nghiệp” !!! Tuy nhiên, Phật đạo có rất nhiều đạo quả từ thấp lên cao nên trí tuệ cũng cạn sâu sai khác !!! Bao giờ người tu hành thành tựu đạo quả sau cùng mới được xem là “viên mãn trí tuệ” !!!

Phật đạo không chỉ có Tâm ấn mà còn các loại ấn khác như Pháp ấnTrí ấn !!! Nhưng, thông thường ta hay nghe người xưa đề cập nhiều đến Tâm ấn mà không hay nhắc đến hai ấn kia là vì, Tâm ấn là loại ấn được ấn chứng sau khi đã truyền các ấn khác trước đó !!!

Giống như trong giáo dục, khi học trò ra trường hoặc tốt nghiệp, người ta không cấp bằng cho điểm số học tập (Pháp ấn), không cấp bằng cho mức độ thông hiểu (Trí ấn) mà chỉ cấp bằng cho kết quả chung của cấp học đó !!! Ta có thể tạm hiểu: Tâm ấn là loại bằng cấp trong Phật đạo, cấp cho người học hoàn thành một cấp học cụ thể nào đó sau khi đã thành tựu Pháp ấn và Trí ấn !!!

Hy vọng, những trả lời vừa rồi, có thể giúp Thiện Pháp và bạn đọc có có cái nhìn sơ bộ về các cấp học, các mục tiêu, các học trình và các loại ấn dùng để ấn chứng trong Phật đạo !!!

Những câu hỏi của hai bạn Tiếng Trống và Nguyễn Trung Hiếu sẽ được trả lời trong các kì tới !!! Rất mong, nhận được những câu hỏi lí thú và bổ ích từ các bạn

Chúc mọi người an vui, tinh tấn !!!

01/05/2022

LÝ TỨ

Bốn Cấp Bậc Tứ Đế - Lý Gia (lytu.vn)

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168