Bốn Pháp Giới

127 lượt xem

Bốn pháp giới mà bạn nêu trong câu hỏi, là cách phân tích, làm rõ mối liên hệ giữa sự (hiện tượng) và lý (bản chất) của thế giới tự nhiên theo quan điểm của Hoa Nghiêm Tông mà cụ thể là, do Đại sư Đỗ Thuận (558-640), tổ sáng lập ra Hoa Nghiêm tông đề xướng, chứ không phải giáo pháp của Phật giáo chính thống !!!

Vì rằng, bốn pháp giới chỉ là quan điểm của một tông phái chứ không thuộc giáo pháp chính thống, nên ở đây mình không luận bàn chuyện đúng sai, sâu cạn của vấn đề… Vì, mình không phải là người của Hoa Nghiêm Tông, cũng không chịu ảnh hưởng của tông này !!! Cho nên, chúng ta chỉ căn cứ vào “câu từ” của các điều trên (4 pháp giới) để giải thích ý nghĩa của các câu từ đó trên bình diện văn tự theo quan điểm giáo pháp chính thống !!! Mong Thành Tân thông cảm !!!

CHỦ ĐỀ: BỐN PHÁP GIỚI !!!

Các bạn !!!

Trong tuần, chuyên mục “Bạn Đọc Hỏi - Lý Tứ Trả Lời” nhận được câu hỏi của bạn đọc Thành Tân !!! Bạn ấy thắc mắc như sau:

"Xin thầy từ bi giảng giải rõ nghĩa:

Bốn Pháp Giới: Lý pháp giới - sự pháp giới - lý sự vô ngại pháp giới - sự sự vô ngại pháp giới ?

Xin tri ân Thầy.” 20/11/2022 - 23:59:05 - Thành Tân

Bạn đọc Thành Tân thân mến !!!

Bốn pháp giới mà bạn nêu trong câu hỏi, là cách phân tích, làm rõ mối liên hệ giữa sự (hiện tượng) và lý (bản chất) của thế giới tự nhiên theo quan điểm của Hoa Nghiêm Tông mà cụ thể là, do Đại sư Đỗ Thuận (558-640), tổ sáng lập ra Hoa Nghiêm tông đề xướng, chứ không phải giáo pháp của Phật giáo chính thống !!!

Vì rằng, bốn pháp giới chỉ là quan điểm của một tông phái chứ không thuộc giáo pháp chính thống, nên ở đây mình không luận bàn chuyện đúng sai, sâu cạn của vấn đề… Vì, mình không phải là người của Hoa Nghiêm Tông, cũng không chịu ảnh hưởng của tông này !!! Cho nên, chúng ta chỉ căn cứ vào “câu từ” của các điều trên (4 pháp giới) để giải thích ý nghĩa của các câu từ đó trên bình diện văn tự theo quan điểm giáo pháp chính thống !!! Mong Thành Tân thông cảm !!!

Trước khi phân tích “ý nghĩa văn tự” của bốn pháp giới là lý pháp giới, sự pháp giới, lý sự vô ngại pháp giới và sự sự vô ngại pháp giới… Thiết nghĩ, chúng ta cũng nên tìm hiểu ý nghĩa của hai từ pháp giới theo quan điểm của Phật đạo !!!

“Pháp giới: Tiếng Phạn là Dharma-dhãtu. Tiếng Pãli là Dhamma-dhãtu. Âm Hán là Đạt ma đà đô, chỉ cho tất cả đối tượng (cảnh giới sở duyên) của Ý Thức, một trong 18 giới…” (theo Wikipedia) !!!

Như vậy ta có thể hiểu, pháp giới hay cảnh giới là "giới hạn nhận thức" khi căn, trần tiếp xúc (ba duyên hoà hiệp)…!!! Chính sự sai khác trong nhận thức khi căn trần phối ngẫu, nên Phật đạo đã chỉ ra sự sai khác từ nhận thức này có đến mười cảnh giới (pháp giới, quan niệm, nhận thức…) khác nhau, ta hay gọi nôm na là mười pháp giới gồm: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A tu la, Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật….!!!

Điều này có nghĩa, cùng một sự vật, sự việc, hình tướng…vv…do nhận thức sai khác, nên khi căn trần xúc đối, lại cho ra mười loại nghĩ suy, quan điểm, quan niệm, nhận thức, thấy biết khác nhau…!!! Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật cũng dạy: “Đồng một sông Hằng, ngạ quỷ thấy đó là lửa, chư thiên thấy đó là lưu ly, người thấy đó là nước…” Chính sự thấy biết cùng nhận thức sai khác này nên tâm thức mỗi loài cũng thọ nhận khổ vui khác nhau theo pháp giới hay cảnh giới của riêng loài đó…!!!

Căn cứ vào những giải thích ở trên, ta có thể tạm hiểu bốn pháp giới mà bạn hỏi như sau:

-Sự pháp giới: Sự là sự vật hiện tượng, sự việc, hình tướng, thế giới, quan niệm…vv…những thứ do sáu giác quan gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý xúc đối !!!

Những đối tượng này, tự thể không phải là một pháp, và cũng không tự sinh pháp nên bản chất của nó rỗng không, đủ duyên thì thành, hết duyên thì hoại (không tánh)… !!! Kinh Đại Niết Bàn, Phật dạy: “Ta dùng Phật nhãn quán sát hết thảy địa đại, sông ngòi, tinh tú, nhật nguyệt, hữu tình, vô tình…vv…không một pháp có được…” !!! Theo lời dạy này và những phân tích ở trên thì, cái được gọi là “sự” vĩnh viễn sẽ "không là pháp giới” vậy !!!

-Lý pháp giới: Lý là lý tính, là bản chất của các sự (hiện tượng) ấy !!! Theo quan điểm của Phật giáo, thế giới do duyên hình thành, hết duyên tự hoại theo quy luật “thành, trụ, hoại, không”…Tâm và các pháp vô thường, vô ngã… chỉ do ba duyên hoà hiệp, thay đổi theo quy luật “sanh, trụ, dị, diệt”…Thiệt tướng của nó là không tánh, không tướng, không pháp...!!! Vì thế, cái được gọi là “lý” không phải là “pháp giới”, và vĩnh viễn không thể trở thành “pháp giới” !!!

Xét tột cùng ý nghĩa của hai thứ “sự và lý”, ta mới thấy rằng: Do bản chất không tánh, không tướng, không pháp…vv…trong tận cùng sâu thẳm “lý” !!! Nhưng, sở dĩ ta thấy có “sự” là do quá trình ba duyên “căn, trần, thức” phối ngẫu trong điều kiện mê muội, nên lầm tưởng rằng các thứ ấy là “pháp giới”… Từ đó, ta có thể suy ra: “Lý sự vô ngại” và “Sự sự viên dung vô ngại” là tính chất tự nhiên của thân tâm và thế giới thành, hoại, hợp, tan theo quy luật “duyên sinh” chứ không phải “pháp sinh” bởi bản chất không tánh, không tướng, không pháp…!!! Cho nên, vĩnh viễn bốn món “lý, sự, lý sự vô ngại và sự sự viên dung vô ngại” không phải là “pháp giới” !!! Khi nào, thấy lí và sự “là pháp giới”, cần coi lại cái thấy này !!!

Tóm lại, Phật đạo chỉ nói đến mười pháp giới của hữu tình…Vì rằng, tâm thức mỗi loài sai khác nên cho ra nhận thức (pháp giới) sai khác….Còn bản chất của thế giới, sự vật, sự việc, hiện tượng…vv…(vô tình) tự nó không phải là một pháp nên không có cái được gọi là “pháp giới” trong chính nó !!!

Hy vọng các giải thích ở trên có thể giúp Thành Tân và bạn đọc nhận ra điều gì đó ở “thế giới tự nhiên” (sự) và bản chất hay thiệt tướng (lý) từ thế giới tự nhiên ấy theo quan điểm Phật giáo chính thống !!!

Rất mong nhận được những câu hỏi lí thú và bổ ích từ các bạn !!! Chúc mọi người an vui, tinh tấn !!!

28/11/2022

LÝ TỨ

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168