CÁCH LI TRONG TU TẬP

103 lượt xem

Khi Thầy nói về sự cách li trong quá trình mới bắt đầu tu tập thì thầy chủ yếu nói về sự cách li về thân, giống như những tiếp xúc nào, những môi trường nào mà thấy rằng không có hoặc không nhiều lợi ích, không thiết thân với mình thì mình giảm hoặc tạm thời rời xa hẳn. Tuy nhiên cách li nó không nhất thiết và không chỉ là sự cách li về thân. Vì trong cuộc sống của người cư sĩ đôi khi có những môi trường những tình thế mà mình không chọn lựa được. Vả chăng cách li về thân cũng chỉ là nhằm mục đích cách li tâm để có thời gian chậm lại, quán sát, xử lý tâm mà thôi. Thành ra cách li tâm mới là cốt lõi vấn đề và cái mình cần focus, nếu như không thể cách li thân. Có nhiều cách để cách li tâm

CÁCH LI TRONG TU TẬP-

(Câu chuyện tâm sự nhanh lúc đêm khuya với người bạn ở nửa bên kia trái đất)

Mình: Cậu khoẻ không?

Bạn: Hôm nay tớ nghỉ, con đi chơi nhà bạn. Nhởn nha nghe lại file thầy giảng. Đi chợ, gói nem. Lâu lắm mới có ngày chậm thế ...

Mình: Đã quá ta !!!!

Bạn: PA ơi cho tớ hỏi. Thầy bảo trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình tu tập, cách li cũng là 1 biện pháp quan trọng. Nhưng nếu như người bên cạnh mình luôn khiến cho quá trình tu tập của mình xáo trộn. Tớ mất rất nhiều năng lượng và tập trung để tránh phiền não quanh người đó thì thế nào?

Mình: Tớ chưa hiểu lắm. Người bên cạnh luôn khiến quá trình tu tập của mình xáo trộn là sao?

Bạn: Người ấy rất dễ bị phiền não vì những việc bên ngoài, và tớ thấy tớ bị phiền não bởi nhiều những phiền não đấy, tớ bị ảnh hưởng bởi quá nhiều sự phàn nàn phát ra từ người đó. Có lúc tớ cũng ý thức được và không có vấn đề gì, có lúc khác như lúc mệt hết sức rồi thì thật sự chỉ muốn cãi lộn !!!!

Mình: tớ hiểu rồi. Ở cạnh một người mà ngũ ấm mà cụ thể ở đây là thọ ấm của họ nó quá mức bình thường thì cũng ko phải điều dễ dàng. Đôi khi mình hiểu đó nhưng cũng có lúc nó vượt quá sức chịu đựng của cái hiểu đó của mình.

Bạn: đó đó, ý tớ là thế đấy.

Mình: Khi Thầy nói về sự cách li trong quá trình mới bắt đầu tu tập thì thầy chủ yếu nói về sự cách li về thân, giống như những tiếp xúc nào, những môi trường nào mà thấy rằng không có hoặc không nhiều lợi ích, không thiết thân với mình thì mình giảm hoặc tạm thời rời xa hẳn. Tuy nhiên cách li nó không nhất thiết và không chỉ là sự cách li về thân. Vì trong cuộc sống của người cư sĩ đôi khi có những môi trường những tình thế mà mình không chọn lựa được. Vả chăng cách li về thân cũng chỉ là nhằm mục đích cách li tâm để có thời gian chậm lại, quán sát, xử lý tâm mà thôi. Thành ra cách li tâm mới là cốt lõi vấn đề và cái mình cần focus, nếu như không thể cách li thân. Có nhiều cách để cách li tâm.

Bạn: Cậu nói rõ thêm cho tớ với ...

Mình: Trong trường hợp bức ngặt quá, căng thẳng quá, cậu có thể sử dụng phép tam ma đề, tức trú/trụ vào một căn hoặc một nơi nào đó. Ví dụ: trú/trụ vào hơi thở, vào lỗ tai, lỗ rốn ... từ đó quay trở lại chỗ giác ngộ của mình, bổn tâm này vốn chẳng có gì !!!! Tự nhắc mình rằng mình đang lập đạo tràng tự thân. Lấy thanh tịnh tâm làm giới. Ở yên nơi đó. “Bất ưng trụ sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm. Ưng vô sở trụ, nhi sinh kì tâm”. Không trụ tâm mình nơi ngoài kia, mình biết rõ trụ nơi nào sẽ đưa đến hữu lậu, ở yên nơi nào sẽ đưa đến vô lậu. Sóng đang to người trí ở yên không nhào vô sóng, sóng yên biển lặng rồi mới bước xuống nước làm gì thì làm.

Bạn: đúng nhỉ ...

Mình: Kết quả của phép tu Tam ma đề sẽ là cậu thấy biết mọi việc nhưng mọi việc chỉ như nước chảy qua kẽ tay. Nhìn thấy nó và biết nó vậy thì vậy thôi. Đây cũng chính là một hình thức cách li tâm, bằng cách nương một phép tu, một cách tự giáo dục mình.

Tuy nhiên, cách thức hơi có xu hướng “lấy đá đè cỏ” này tớ không hay hướng dẫn mọi người, và có hướng dẫn thì cũng nhắc mọi người sử dụng trong những trường hợp bức ngặt căng thẳng quá mà thôi.

Còn lại, không thể chỉ dùng cách lấy tay ôm đá chèn cỏ mà phải dùng cái đầu, quán sát bản chất các cảm thọ.

Tách mình ra, kiểu như phân thân tự mình nhìn mình, để thấy rằng cảm thọ nó chỉ là một hiệu ứng duyên hợp, một hiệu ứng tình cảm, nó không thật.

Không thật ở đây hiểu là nó không thường trụ, ngay khi nó sinh thì nó cũng đã trôi về quá khứ và chính vì ngay khi nó sinh nó đã trôi về quá khứ nên bất cứ lúc nào mình cũng có khả năng dừng-dứt-bắt đầu một cái mới.

Khi bản thân ngừng sự chăm chú vào những cảm thọ, chuyển sự chăm chú đó sang khả năng dừng-dứt-bắt đầu một cái mới của tự thân thì mình sẽ nhìn thấy ngọn lửa niềm vui tự thân đầu tiên, thọ ấm được bứt phá, sức sáng tạo của mình được giải phóng, trạng thái hỷ lạc đầu tiên nhen nhóm khởi lên. Hãy nương theo trạng thái hỷ lạc ấy, nương theo sự sáng tạo nơi tự thân mà cậu cảm nhận được (mầm trí được thoát ra khỏi thức mê ấy) mà bắt đầu một cái mới.

Bạn: Đúng rồi nhỉ ...

Mình: Cậu có nhớ Phật thuyết về 12 nhân duyên. Chu trình của những thứ bùng nhùng ấy trong đầu mình là: xúc-thọ-ái-thủ-cõi hữu. Mình biết đường đi của nó: đã xúc rồi ắt sinh ra thọ, thọ cái cảm xúc cảm giác này rồi ắt sinh ra ái (tự mình đắm thêm vào cái cảm giác cảm xúc đó nữa), ái rồi ắt sinh thủ (chấp nhất cái bên ngoài, ôm nó vào lòng), thủ rồi ắt sinh một cõi hữu lậu trong tâm. Biết đường đi của nó thì mình quán thấy mình đang ở giai đoạn nào mình chặt đứt ở giai đoạn đó. Dừng- dứt- Bắt đầu cái mới.

Lỡ xúc rồi thôi đừng thọ

Lỡ thọ rồi, lỡ có cảm giác này rồi, thôi đừng đắm thôi không chăm chú thêm vào cảm giác này. Biết nó ko thật, cũng chỉ là hiệu ứng. Dứt.

Lỡ ái nó rồi, lỡ bực bội cáu kỉnh rồi, thôi không ôm cái bực bội cáu kỉnh này trong lòng mà sinh chấp nhất nó. Xả.

Mà lỡ cõi hữu trong lòng rồi. Thôi kệ mẹ, đi ăn cái nem. Lần sau mình thực hành lại hihi 						</div><!-- end .content -->
					</article><!-- end .article-4 -->
					<div class=

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168