Cảm nhận ứng dụng Văn - Tư - Tu

103 lượt xem

“Lý Gia không chủ trương theo một pháp môn hay tông phái nào, tuỳ bịnh cho thuốc, qua sông dùng thuyền, leo núi chống gậy, đường lộ đi xe..v..v... Nói chung, tuỳ căn, tuỳ cơ, tuỳ thời... mỗi HĐ Lý Gia ứng dụng lời dạy cụ thể của Phật vào một thời điểm nhất định, để lần lượt thành tựu ba mục tiêu của Phật đạo đề ra, đó là Giác Ngộ, Giải Thoát và Trí Tuệ !!!” (Lý Tứ).

Vào Lý gia mới biết, mỗi học trò nhập môn đều được Bậc Đạo Sư Lý Tứ chú trọng giảng giải rất tỉ mỉ về văn tự ngữ ngôn trong Phật đạo và cách ứng dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể… bởi tầm quan trọng đặc biệt của nó.

Có thể nói, nhờ DIỆU PHÁP (văn tư tu) mà mỗi học trò Lý gia nắm rất vững những kiến thức chuẩn mực có tính định hướng ngay từ ban đầu (gọi là chánh kiến), thực hành nghiêm cẩn tư duy (gọi là thiền tư) và ứng dụng nhuần nhuyễn điều đã học vào trong đời sống hiện tại (gọi là tu)… nhờ vậy mà, HĐTM Lý gia trong suốt nhiều năm qua đã sớm được thay đổi nhận thức… như pháp, an vui, tinh tấn trên con đường Giác ngộ Giải thoát và thành tựu Trí tuệ.

VĂN TƯ TU được coi là DIỆU PHÁP bởi vì, nó có thể giúp người tu hành thành tựu các mục tiêu Phật đạo đề ra, đó là Hết khổ, Dứt tập, Chứng diệt, Tu đạo và Hành Bồ tát đạo… Nghĩa là, từ TỨ ĐẾ muốn trở thành TỨ DIỆU ĐỂ … Người tu hành không thể không trải qua ứng dụng “Công nghệ” VĂN TƯ TU!!!

Công nghệ VĂN TƯ TU đã ứng dụng thành công trong Lý gia và được đưa vào các tác phẩm có tính khoa giáo, nhằm định hướng, chỉ đường cho những người tu tập.

Nếu ví tác phẩm “VÔ ĐỐI MÔN” của tác giả Lý Tứ là Pháp Lệnh giáo dục trong Phật đạo thì ‘THAY LỜI TỰA” được coi như chiếc “La bàn” định hướng cho phương pháp giáo dục “Phật học hiệu”, trong đó “VĂN TƯ TU” được coi là quy tắc vàng cho việc dạy và học. Diệu pháp này, được Thầy Lý Tứ chỉ dạy như sau:

“Vì rằng, Phật đạo là đạo ứng dụng, cái được gọi là ‘Nghĩa’ của mỗi pháp, không chỉ dừng lại ở hiểu biết, kiến giải, suy luận về mặt văn tự, hay vài cảm nhận thoáng qua...

Mà ‘thật nghĩa của mỗi pháp’, chính là ‘sự ứng dụng nhuần nhuyễn pháp đó trong đời sống’, sau khi được học tập (văn), nghiêm cẩn tư duy (tư) và cuối cùng là ứng dụng một cách thuần thục vào ngay trong cuộc sống này (tu)... (Văn, Tư, Tu)...

Có thực hiện ba điều nêu trên (Văn, Tư, Tu) cho mỗi pháp, chúng ta mới thấy được giá trị đích thực của Phật pháp... Giá trị đích thực từ mỗi pháp do ứng dụng nhuần nhuyễn, mới chính là thật nghĩa của pháp đó !!!” (Lý Tứ) … Và (Văn, Tư, Tu) cũng xác định thái độ cho người học rất rõ ràng “Điều gì đã biết, nhất định phải biết đến nơi đến chốn (tránh chuyện biết nửa vời)!!!; Điều gì đã học, nhất định điều đó phải được tư duy thấu đáo, làm rõ nguồn cơn (tránh việc học vẹt)!!!; Điều gì đã hiểu, nhất định phải ứng dụng nhuần nhuyễn vào thực tế cuộc sống (tránh việc hô hào suông)!!!”(Lý Tứ).

Có thể ví Phật đạo như một bàn cờ, người tu hành biết từ ngữ lời kinh, cũng như biết được quân cờ và nước đi, gọi là (văn); Thông thuộc bàn cờ và tư duy biết chọn nước đi tối ưu trong các thế cờ, gọi là (tư) … Ứng dụng (văn, tư) để giành chiến thắng cuộc cờ Phật đạo gọi là (tu).

Nếu một người tu hành, ngay từ đầu đã hiểu sai từ ngữ (văn) chẳng khác người chơi cờ hiểu sai quân cờ và nước đi… dĩ nhiên người này chẳng thể biết đi đúng luật (chơi cờ) và nếu ai đó (trong những trường hợp này) tuyên thuyết đã giành chiến thắng ván cờ… thì chỉ có thể gọi là… ăn gian mà thôi !!!

Vì vậy, trong Lý gia mỗi khi có huynh đệ mới, Thầy luôn nhắc nhở (học trò) mau chóng tiếp cận các nguồn tài liệu chuẩn mực (do Nga Vương trích lọc)… để vượt qua hàng rào ngôn ngữ của Phật đạo, tiến tới thành tựu mục tiêu “TỨ VÔ NGẠI BIỆN” bao gồm “Từ vô ngại – Nghĩa vô ngại – Pháp vô ngại và Biện tài vô ngại” !!!

Có thể tạm chia VĂN bao gồm “Từ vô ngại – Nghĩa vô ngại”; TƯ “Pháp vô ngại” và TU “Biện tài vô ngại” để chinh phục từng mục tiêu đề ra.

Mục tiêu quan trọng đầu tiên của người tu hành đề ra là phải thông tỏ từ ngữ, có khả năng giảng giải không sai lệch tất cả những từ ngữ được trình bày trong bốn cấp học… Ví dụ:

Như thế nào là Tứ Đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế);

Thế nào là Ba mươi bảy phẩm (Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo);

Thế nào là Mười hai nhân duyên; ba duyên hoà hợp; thập như thị;

Thế nào là các quy luật: Sanh, Lão, Bệnh, Tử; Sinh, Trụ, Dị, Diệt; Thành, Trụ, Hoại, Không...

Thế nào được gọi là bốn bệnh (Tác; Nhậm; Chỉ; Diệt); không ba thời; không bốn tướng,.v..v...

Thế nào là “Tâm, thức, pháp, cảnh, duyên, ấm, uẩn, sắc, không, bản chất, hiện tượng, thế gian, xuất thế, đạo, đời, hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, thiện, ác, nhân, quả, tánh, tướng, thể, lực, tác, cho đến các cảnh giới sai biệt...v..v...”(Lý Tứ).

Sau đây là một số từ ngữ thông dụng… ví dụ như:

- Tâm là hiệu ứng TÌNH CẢM khi ba duyên căn, trần, thức hoà hợp, ví như vui, buồn, thương, ghét, giận, hờn..vv… Nó khác hoàn toàn với cách hiểu TÂM là tấm lòng… của thế gian;

- Pháp là hiệu ứng PHÂN TÍCH khi ba duyên căn, trần, thức hoà hợp cho ra quan điểm, quan niệm, kết luận, đúng sai, phải, quấy..vv.. Nó khác hoàn toàn với cách hiểu PHÁP là VẬT THỂ thuộc thế giới VẬT CHẤT như Bình, Bàn, Sông, Núi…; Có nghĩa, PHÁP (Đối tượng của ý căn, trong Phật đạo) chỉ là quan điểm, quan niệm, nghĩ suy về “đối tượng ấy”, là bóng dáng tiền trần… được ý căn ghi nhận) chứ không phải là “đối tượng ấy” (trần cảnh, vật ngoài thân, từ mặt da trở ra).

- Ngã là hiệu ứng THỦ GIỮ khi ba duyên căn, trần, thức hoà hợp, cho ra hiệu ứng tích chứa (ngũ thủ uẩn) tạo ra cái tôi, cái ta, cái ngã hư vọng ..vv… để cho Tâm (hư vọng) và pháp (hư vọng) câu sanh thủ chấp !!! ..vv…

Sau khi người tu hành thông thuộc tấm bản đồ “Tứ đế và 37 phẩm” tinh tấn tu tập trên 12 phẩm tư lương vị, đạt được NHẤT TÂM như ý túc thì GIÁC LỰC xuất hiện!!!

Khi dòng “GIÁC” đủ làm thấm đẫm “TỨ BẢO ĐIỀN” thì các “DUYÊN LÀNH” quy tụ… “QUẢ” khinh an và “BÁO” hỷ lạc… hiện ra. Từ đây người tu hành bắt đầu có sự thay đổi nhận thức, biết được con đường tu tập sai… và người ấy dũng mạnh, từ bỏ không luyến tiếc những gì đã trải qua mà không đưa đến an vui… Nhờ vậy mà từ Tín tâm chuyển sang Tín căn, Tín lực… Huệ lực Phát sanh trong giai đoạn này giúp người tu hành thay đổi TƯ DUY biết rõ con đường HỮU LẬU, mặt khác Ngũ Căn, Ngũ Lực lại được chăm bón bằng thức ăn VÔ LẬU (ba học pháp vô lậu)… Nhờ đó người tu hành thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy từ “Trạch pháp thế gian” thành “Trạch pháp giác chi” hay “Tư duy xuất thế”. Nhận thức người tu hành thay đổi, thấy rõ con đường đưa đến VÔ LẬU TÂM, gọi là Kiến đạo vị.

Bước tiếp theo, nhờ có Huệ lực gia vào “TƯ” hay Thiền Tư, mà người tu hành nâng dần nhãn lực… có khả năng xuyên thấu nhiều tầng nghĩa, xác định chí thú bản kinh và những gì che chướng cần phải phơi bày hay cần loại bỏ để sáng rõ mục tiêu…

Ví dụ khi trạch giảng “Kinh thí dụ lõi cây” người tu hành nhận ra “Tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.”(lời kinh)

Và những thứ che chướng cần phải loại bỏ là: “Như vậy, này các Tỷ-kheo, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến”(lời kinh)

Khi trạch giảng Bản “Kinh niệm xứ” người tu hành nhận ra mục tiêu cuối cùng của niệm trên bốn chỗ “Thân, Thọ, Tâm, Pháp” là “Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.”(lời kinh) hay “VÔ NIỆM” trên bốn chỗ “Thân, Thọ, Tâm, Pháp”…vv…

Sau khi tư duy thấu rõ nguồn cơn, người tu hành quay về ứng dụng nhuần nhuyễn vào thực tế cuộc sống (gọi là TU)!!!

Và cách TU trong Lý gia, là ứng dụng tổ hợp VĂN TƯ TU để nhằm thay đổi nhận thức của người tu hành qua năm mục tiêu, năm tầng bậc hay năm cung đường phải trải qua:

“Ai biết lý duyên khởi sẽ biết được pháp;

Ai biết được pháp sẽ biết được không pháp;

Ai biết được không pháp sẽ thấy được nghĩa không;

Ai thấy được nghĩa không sẽ thấy được thật pháp;

Ai thấy được thật pháp sẽ thấu suốt Phật Pháp”. (Lý Tứ).

Và cách thức ứng dụng có hiệu quả tại Lý Gia là:

“Lý Gia không chủ trương theo một pháp môn hay tông phái nào, tuỳ bịnh cho thuốc, qua sông dùng thuyền, leo núi chống gậy, đường lộ đi xe..v..v... Nói chung, tuỳ căn, tuỳ cơ, tuỳ thời... mỗi HĐ Lý Gia ứng dụng lời dạy cụ thể của Phật vào một thời điểm nhất định, để lần lượt thành tựu ba mục tiêu của Phật đạo đề ra, đó là Giác Ngộ, Giải Thoát và Trí Tuệ !!!” (Lý Tứ).

Kết thúc bài cảm nhận, học trò xin gieo năm vóc đảnh lễ trí tuệ vô đối của Lý Lão sư, bởi trong suốt mấy chục năm tu tập miệt mài mà không tài nào biết được VĂN TƯ TU là gì, cho đến một ngày đẹp trời… Nhờ Lý Lão Sư chỉ dạy mà học trò mới nhận ra DIỆU PHÁP này, tuy hơi muộn nhưng vẫn còn quá may mắn!!!

Cảm nhận ứng dụng VĂN - TƯ - TU trong LÝ GIA !!!

Lý Thái Đăng

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168