Chữ Tu Trong Phật Đạo là như thế nào

127 lượt xem

Đạo Phật là con đường giúp người thay đổi nhận thức, con đường đó chính là Phật pháp! Phật pháp gồm vũ trụ quan và nhân sinh quan của Phật đạo… Nói nôm na, Phật pháp giúp ta nhìn nhận cuộc sống và thế giới theo nhãn quan Phật giáo…!

Phật đạo chỉ ra rằng, thế giới tự nó không tánh, không tướng… Cái được gọi là cuộc sống (nhân sinh) chỉ là sự tiếp nối liên tục trong tâm thức, thông qua những pháp (quan niệm) được ý thức sản sinh một cách chủ quan, khi nhìn về thế giới và nhân sinh!

BÀI 6. CHỮ TU TRONG PHẬT ĐẠO LÀ NHƯ THẾ NÀO?

 

Đạo Phật là con đường giúp người thay đổi nhận thức, con đường đó chính là Phật pháp! Phật pháp gồm vũ trụ quan và nhân sinh quan của Phật đạo… Nói nôm na, Phật pháp giúp ta nhìn nhận cuộc sống và thế giới theo nhãn quan Phật giáo…!

Phật đạo chỉ ra rằng, thế giới tự nó không tánh, không tướng… Cái được gọi là cuộc sống (nhân sinh) chỉ là sự tiếp nối liên tục trong tâm thức, thông qua những pháp (quan niệm) được ý thức sản sinh một cách chủ quan, khi nhìn về thế giới và nhân sinh!

 

Từ quan điểm đó, Phật đạo chỉ ra rằng: Thế giới bản lai (xưa nay) không phải là một pháp như người đời vẫn thường quan niệm… Giống như mặt trời, mặt trăng, núi non, biển cả, bình, bàn, li, chén, v.v... bản chất các thứ ấy chẳng trói buộc hay giải thoát vì nó không phải là pháp (tự nó không phải là một quan niệm!) ... Cho nên Phật dạy: “Ta dùng Phật nhãn quan sát hết thảy tinh tú, nhật nguyệt, núi sông, ao hồ, các đại, hữu tình, vô tình, v.v... không một pháp có được…”!

 

Cũng từ quan điểm đó, Phật đạo chỉ ra rằng: Cuộc sống tự nó là không! Tức thân, tâm, ý thức bản lai tự không… Có nghĩa, trong tận cùng sâu thẳm của thân, tâm, ý thức cũng chẳng hề có pháp nào… Kinh dạy: “Ngũ uẩn giai không” (năm uẩn pháp đều không)!

Như vậy, xét cho cùng, thế giới và nhân sinh không phải là các pháp uẩn (các quan niệm trói buộc)! Chỉ tại ta mãi chạy theo hiện tượng (hư vọng tướng) từ thấy nghe hay biết (kiến văn giác tri) rồi bỏ quên cái được gọi là “bản lai vô sanh” vốn dĩ là bản chất (thiệt tướng) mà mỗi mỗi hữu tình tự có! ... Vì thế, trong bản nhiên vô sanh mà lại sanh ưu bi, khổ não! Thấy có trói buộc, thấy có giải thoát!

 

Nhận thức đúng những điều này rồi, ta bình tâm suy xét thân tâm và thế giới, mới thấy công việc là công việc, ta là ta, tất cả đều không có tánh sanh diệt, cũng chẳng có tướng áp lực hay không áp lực! ... Chỉ tại một niệm mê, mê thân tâm, mê thế giới, mê công việc, v.v... áp lực mới hiện!

Nếu mọi thời, mọi lúc, mọi nơi ta đều ý thức như vậy (chánh niệm)… Không chạy theo hiện tượng, không để công việc trở thành quan niệm chiếm cứ tâm trí ta (mê)! Kinh dạy: “Khi mắt đối sắc, tai nghe âm thanh, v.v... không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, không cho rằng cái ta thấy nghe là vừa ý hay không vừa ý, cũng đồng thời không cho rằng các thứ ấy cũng vừa ý cũng không vừa ý, v.v... Khi nào các quan niệm như thế khởi lên, biết đây là hữu vi, hữu lậu (quan niệm do tâm ý sản sanh làm che mờ tâm trí), phải xả nó lập tức, thanh tịnh giải thoát sẽ tự hiện…”

 

Với những gì được nêu ở trên, con đường của Phật đạo chính là thứ văn hoá giúp ta nhận thức một cách minh bạch về bản chất của thân tâm và thế giới… Mà, những gì thuộc về nhận thức, những gì thuộc về văn hoá khi nhận thức thấu đáo, nó sẽ là hơi thở làm nên “sự sống”, nó sẽ là chất liệu làm nên “đời sống”… Hay khác hơn, nó chính là ta, ta chính là nó, ở đâu ta cũng là nó, làm gì nó cũng là ta (ta và văn hoá đó không hai)!

 

Như vậy, không nhất thiết phải ngồi thiền, tụng kinh, công phu, v.v... mới là tu, mà tu theo Phật đạo là hành động biến nhận thức thành văn hoá trong mọi hoạt động của đời sống (biến nhận thức thành văn hoá và sống với nó gọi là văn, tư, tu)! Đây là lí do vì sao, Phật đạo gọi là “Đạo Giác Ngộ”! ... Giác ngộ là nhận thức như pháp, là thấy biết thân tâm và thế giới một cách minh bạch, cuối cùng bắt gặp điều ta đã nhận thức, đã thấy biết minh bạch ấy ngay trong thực tại này!

(Nguồn: FanPage LÝ TỨ; TẢN MẠN... (trích Bài 100); Website: lytu.vn)

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168