CÔNG DỤNG CỦA VĂN TỰ KINH

96 lượt xem

Như đã nói: Văn tự hay ngôn thuyết là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức, mở cánh cửa tâm thức và mở cánh cửa trí tuệ... Cho nên mỗi một chữ, mỗi một câu trong Phật đạo là ký hiệu chỉ ra hoặc miêu tả một pháp hay một cảnh giới nào đó, nó giúp người tu hành nhân ký hiệu này tìm về và thể nhập cảnh giới đó...!!!

Thành tựu mỗi một cảnh giới trong Phật đạo sẽ cho ra một số công đức tương ưng !!! Người tu hành khi đọc một lời kinh, muốn thành tựu viên mãn lời kinh để có được công đức, phải lần lượt trải qua các bước nhất định mới có thể đạt được cảnh giới mà lời kinh đã chỉ... Cách thực hiện các bước như sau:

CÔNG DỤNG CỦA VĂN TỰ KINH

(Tài liệu học tập của Lý Gia - Chỉ để tham khảo)

Các bạn !!!

Cũng giống như thế gian, chữ viết và ngôn thuyết trong Phật đạo là hai hệ thống ký hiệu chủ yếu, là công cụ giao tiếp căn bản, giúp truyền tải thông tin hoặc miêu tả điều gì đó đến một đối tượng nhất định...!!!

Vì thế trong đời sống tu hành, văn tự hay ngôn thuyết đóng vai trò quan trọng, nó giúp người tu hành có thể hiểu thấu sự việc cũng như tu tập thành công !!!

Văn tự hay ngôn thuyết của Phật đạo là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức để người tu hành hiểu rõ một pháp (một cảnh giới), gọi là “như thị Tri” !!!

Từ hiểu rõ một pháp nó còn làm công việc thứ hai là mở cánh cửa tâm thức để người tu hành nhìn thấy pháp hay cảnh giới đó nơi tâm này, gọi là “như thị Kiến” !!!

Và cuối cùng, nó là chiếc chìa khoá giúp người tu hành mở cánh cửa trí tuệ gọi là “như thị Giác Ngộ”!!!

Chính sự quan trọng của văn tự và ngôn thuyết trong đời sống và tu tập. Vì thế, các kinh Đại thừa Phật thường hay nói: “Người tu hành nào thấu suốt được bài kệ bốn câu, nửa bài kệ, một câu hoặc một chữ trong kinh này, sẽ phát sinh vô lượng công đức..." !!!

Vì sao, chỉ cần thấu suốt một câu, một chữ trong một bài kinh lại phát sinh vô lượng công đức ???

Như đã nói: Văn tự hay ngôn thuyết là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức, mở cánh cửa tâm thức và mở cánh cửa trí tuệ... Cho nên mỗi một chữ, mỗi một câu trong Phật đạo là ký hiệu chỉ ra hoặc miêu tả một pháp hay một cảnh giới nào đó, nó giúp người tu hành nhân ký hiệu này tìm về và thể nhập cảnh giới đó...!!!

Thành tựu mỗi một cảnh giới trong Phật đạo sẽ cho ra một số công đức tương ưng !!! Người tu hành khi đọc một lời kinh, muốn thành tựu viên mãn lời kinh để có được công đức, phải lần lượt trải qua các bước nhất định mới có thể đạt được cảnh giới mà lời kinh đã chỉ... Cách thực hiện các bước như sau:

- Mở cánh cửa tri thức (như thị Tri):

Muốn mở được cánh cửa này, người tu hành bước đầu "buộc phải hiểu đúng ý nghĩa văn tự" của lời kinh !!! Chưa hiểu đúng, hoặc hiểu sai ý nghĩa văn tự sẽ không thể thành tựu bước thứ hai là "mở cửa tâm thức để thấy như pháp". Điều này giống như cánh cửa ngôi nhà ở phía đông, ta lại đi tìm ở phương khác...!!!

- Mở cánh cửa tâm thức (như thị Kiến):

Muốn mở được cánh cửa này, sau khi hiểu rõ ý nghĩa văn tự, người tu hành phải đưa ý nghĩa đó vào tâm thức (gọi là TU), chiêm nghiệm quan sát đến bao giờ thấy rõ ý nghĩa của lời kinh nằm ngay trong tâm...!!!

Nếu lời kinh chỉ ra chướng pháp phải tịch diệt chướng pháp này, nếu lời kinh chỉ ra thiện pháp phải an trú cảnh giới đó. Khi nào tâm và kinh không còn là hai pháp (Nhất Thể), lúc đó người tu hành tự biết rằng tâm và kinh đồng viên...!!!

Thực hiện hai điều nêu trên, kinh gọi là "hàng phục tâm và an trụ tâm"...

- Mở cánh cửa trí tuệ (như thị Giác ngộ):

Đây là cánh cửa thứ ba người tu hành phải mở, chưa mở được cánh cửa này tức chưa thấu suốt thiệt tướng, chưa thấu suốt thiệt tướng, trí tuệ chưa thể khai mở...!!!

Muốn thành tựu điều này, người tu hành sau khi “Như Thị Kiến”, phải "lặng lẽ quan sát" để tìm xem sự sai khác giữa "hư vọng tâm và Niết Bàn", tìm xem sự sai khác giữa "thân căn” và “thế giới", tìm xem sự sai khác giữa "giác ngộ” và “các pháp"...!!! Khi thấy được các thứ sai khác này, vị ấy mới có thể phát khởi “Phương Tiện Môn” để thành tựu trí tuệ !!!

Vì thế:

* Thiệt tướng chính là cái thấy cuối cùng giúp người tu hành “hết mê”, nhưng nó cũng vừa là cái thấy ban đầu giúp người tu hành “hết lầm” để khai mở trí tuệ !!! “Có được trí tuệ" mới có thể vào Đẳng Giác tánh. "Viên mãn trí tuệ" mới có thể vào Diệu Giác Tánh, thành tựu rốt ráo hai tánh này mới có thể thành Đẳng Chánh Giác...!!!

* Đẳng Giác tánh chính là Như Lai Địa, tức biết được điều Phật biết, hiểu thấu điều Phật nói...!!!

* Phật Địa chính là làm được những điều Phật làm!!!

Ba bước trên, nhằm minh hoạ con đường, giúp người tu hành có thể vận dụng một lời kinh, lần lượt thành tựu viên mãn ý nghĩa lời kinh đó !!!

Giống như cách thức giúp người săn thú, khi nghe tiếng kêu hoặc thấy dấu chân, người thợ săn có thể xác định đúng chủng loại, tìm gặp, bắt con thú, và sử dụng con thú vào việc có ích !!!

LÝ TỨ

7/12/2021

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168