Đằng Sau Đại Viên Cảnh Trí Là Điều Gì

127 lượt xem

Hầu hết mọi người học tập trong Phật đạo đều biết rằng, quá trình giảng dạy trên 40 năm của mình, trước hàng ngàn môn đệ…Thế Tôn đã thuyết giảng chân lí tối thượng mà ngài đã phát hiện thông qua nhiều hình thức, nhiều giai đoạn, nhiều cấp học…từ thấp đến cao, từ sơ cơ đến liễu ngộ, từ giáo tông sang tâm tông…vv… Và, hành trình giáo dạy đó, đã được người xưa đúc kết bằng lộ trình sau…!!!

“Theo Đại sư Trí Giả, giáo pháp được Đức Phật thuyết giảng chia làm 5 thời kỳ (Ngũ thời) gồm: Thời Hoa nghiêm (21 ngày đầu tiên sau khi Phật thành đạo), thời A-hàm (12 năm kế tiếp), thời Phương đẳng (8 năm kế tiếp), thời Bát-nhã (22 năm kế tiếp), thời Pháp hoa và Niết-bàn (8 năm cuối cùng)…” !!! Trích GiacNgo.Vn !!!

ĐẰNG SAU ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ LÀ ĐIỀU GÌ ???

Các bạn !!!

Hầu hết mọi người học tập trong Phật đạo đều biết rằng, quá trình giảng dạy trên 40 năm của mình, trước hàng ngàn môn đệ…Thế Tôn đã thuyết giảng chân lí tối thượng mà ngài đã phát hiện thông qua nhiều hình thức, nhiều giai đoạn, nhiều cấp học…từ thấp đến cao, từ sơ cơ đến liễu ngộ, từ giáo tông sang tâm tông…vv… Và, hành trình giáo dạy đó, đã được người xưa đúc kết bằng lộ trình sau…!!!

“Theo Đại sư Trí Giả, giáo pháp được Đức Phật thuyết giảng chia làm 5 thời kỳ (Ngũ thời) gồm: Thời Hoa nghiêm (21 ngày đầu tiên sau khi Phật thành đạo), thời A-hàm (12 năm kế tiếp), thời Phương đẳng (8 năm kế tiếp), thời Bát-nhã (22 năm kế tiếp), thời Pháp hoa và Niết-bàn (8 năm cuối cùng)…” !!! Trích GiacNgo.Vn !!!

Để có thể hiểu rõ phương thức giảng dạy, cũng như giá trị cốt lõi của từng thời kì trong 5 thời kì đã nêu trên con đường hoằng hoá của Đức Phật, nhằm giúp môn đồ đạt thắng lợi trí tuệ sau cùng…Ta thử tìm hiểu từng thời kì có ý nghĩa như thế nào trong tổng thể bức tranh đa màu của giáo pháp…!!!

I- THỜI KÌ HOA NGHIÊM !!!

Chiếu theo lộ trình nêu trên, ta có thể thấy…Ngay sau khi vừa thành Đẳng Chánh Giác, Đức Phật đã cụ thể hoá chương trình giảng dạy của mình thông qua một “giáo trình khung” hay là “pháp lệnh giáo dục”… Pháp lệnh giáo dục hay chương trình khung này, yêu cầu các Bồ Tát trong quá trình giảng dạy của mình phải chấp hành triệt để, nhằm tránh các sai lệch do vô tình hay hữu ý, gây ra sự không đồng nhất về chủ trương, đường lối của Phật đạo…!!!

Và, pháp lệnh đó chính là Kinh Hoa Nghiêm, một bộ kinh giới thiệu, giải thích, cắt nghĩa đầy đủ chủ trương, triết lí giáo dục thông qua các cấp học, lớp học, môn học..vv… của một nền giáo dục có đầy đủ yêu cầu học thuật, minh triết, khoa học và biện chứng…Ta quen gọi là Phật pháp, Phật đạo hay giáo lí nhà Phật…!!!

Kinh Hoa Nghiêm hay Pháp lệnh Giáo dục Phật giáo chính là văn bản quy phạm, văn bản mang tính chỉ đạo, yêu cầu các nhà giáo dục Phật giáo ta quen gọi là Bồ Tát, phải chấp hành công việc dạy và học trong nền giáo dục Phật giáo thông qua việc thông suốt, nhất quán tinh thần pháp lệnh này, kể cả Bồ Tát Thích Ca…!!! “Tinh tấn là Bồ Tát, viên mãn là Phật” - Kinh Hoa Nghiêm…!!!

Đây cũng là lí do vì sao sau khi thành Đẳng Chánh Giác, trước khi thể hiện vai trò Thiên Nhân Sư (Thầy dạy đạo)…Đức Phật không vội đi giáo hoá, mà đã dành trọn 21 ngày quý báu, để thiết kế chương trình giảng dạy đồng thời là pháp lệnh giáo dục như vừa nêu !!!

Xét tổng quát kinh Hoa Nghiêm, ta có thể nhận thấy sự hiện diện trong đó, việc giảng dạy và học tập giáo pháp phải tuân theo một quy trình gồm các bước sau !!!

I.1- THẤU SUỐT NHỊ GIỚI !!!

Nhị giới hay nhân sinh giới và vũ trụ giới là hai học giới căn bản, giúp người học xác định căn thân và thế giới thông qua nhân sinh quan và vũ trụ quan Phật đạo !!!

Điều này, minh định tính chân lí trong từng giới, xác lập vị trí cũng như mối quan hệ giữa nhân sinh và vũ trụ theo tinh thần Phật đạo, tránh việc giảng giải sai, lầm nhận giữa tâm, pháp, vật, ngã…tạo ra một “hỗn độn luận” khiến người nghe mơ hồ, mê tin, phi chân lí, phi giáo dục, phi khoa học, phi thực tế…!!!

Việc thấm nhuần vũ trụ, nhân sinh, nội giới pháp, ngoại giới pháp…vv…Giúp Bồ Tát có thể tuyên thuyết như pháp, dứt trừ nghi hoặc hay tà luận về Nhị giới cho chúng sinh… Từ đó có thể xa lìa hai hoặc loạn quan trọng là hoặc giới nội và hoặc giới ngoại…!!!

Để khái quát cho học trình này, trong kinh Hoa nghiêm các phẩm như: Thế giới thành tựu; Thăng Tu Di sơn đảnh; Thăng Dạ Ma thiên cung; Thăng Đâu Suất thiên cung…vv…là những giáo trình chuẩn và là học phần bắt buộc trong quá trình học tập trí tuệ…!!!

I.2- THẤU SUỐT TAM ĐẠO !!!

Nếu Nhị giới là học trình bắt buộc thì Tam đạo gồm Thế gian đạo; Xuất thế gian đạo và Vô thượng đạo là một trong những học phần chủ yếu không thể thiếu của Phật đạo…!!!

Học trình này, gồm những kiến thức chủ yếu về đạo lộ và nguyên uỷ phát sinh cũng như giá trị thực của Tam đạo…!!! Từ đó, Bồ Tát theo thứ lớp các lộ như kinh đã minh hoạ sẽ giáo hoá không sai lệch…!!! Nếu Bồ Tát không thông thuộc con đường này, việc triển khai hai tông chủ yếu của đạo là Giáo tông và Tâm tông không thể tuyên thuyết như pháp !!!

Để làm sáng tỏ đề tài này, kinh Hoa Nghiêm với các phẩm như: Hoa tạng thế giới; Tỳ Lô Giá Na; Như Lai danh hiệu; Quang minh giác; Chư Bồ Tát trụ xứ; Thập thân tướng hải; Ly thế gian; Nhập bất tư nghì giải thoát cảnh giới; Tứ thánh đế; Tịnh hạnh, Thập trụ; Phạm hạnh; Tịnh hạnh; Thập hồi hướng; Thập địa; Thập định; Thập thông; Thập nhẫn; Như Lai xuất hiện; Nhập pháp giới..vv…!!! Các phẩm vừa nêu, tạo ra một trật tự có đầy đủ tính học thuật của một nền giáo dục hiện đại…!!!

I.3- THẤU SUỐT NHẤT TƯỚNG !!!

Mọi người đều biết, nội dung chính hay tư tưởng chủ đạo trong triết lí giáo dục của Phật đạo là sự là thấu suốt thiệt tướng !!!

Thiệt tướng của thân tâm, vạn pháp và thế giới vượt ngoài thấy biết của nhục nhãn, thiên nhãn và pháp nhãn…!!! Thấy thiệt tướng cũng chính là cái thấy siêu quá những gì thuộc về hư vọng tướng hay tịnh tướng mà phù trần căn hay tịnh sắc căn tiếp xúc thế giới biểu kiến hay vô sắc biểu kiến của các giai đoạn tu tập trước đó đã thấy…!!!

Muốn thấy được thiệt tướng, người tu học phải được nâng nhận thức cùng thấy biết lên một đẳng cấp cao hơn, kinh gọi là khai Huệ nhãn…Huệ nhãn là thứ nhãn lực được kế thừa bởi hai sự thấm nhuần trước là Nhị giới và Tam đạo…!!! Đây được coi là cái thấy (nhãn lực) cao nhất của một Bồ Tát trước khi bùng vỡ Tự Nhiên Trí để Phật nhãn ra đời…!!!

Kinh Hoa Nghiêm đề cập đến sự thấy biết này trong các phẩm: Thế chủ Diệu nghiêm; Vân tập; Phật bất tư nghì; Bồ Tát vấn minh; Tỳ Lô Giá Na; Như Lai danh hiệu; Quang minh giác; Chư Bồ Tát trụ xứ…vv…!!!

Hư vọng tướng cho ra hư vọng pháp làm nên hư vọng tâm !!! Thiệt tướng cho ra chơn thiệt pháp thành tựu chơn thiệt trí !!! Đây là sự khác biệt giữa phàm, thánh, Phật… Và đây cũng là những nhãn lực cho ra sự khác biệt giữa thế gian, xuất thế và xuất thế gian thượng thượng…!!!

Tóm lại, trong 5 thời kì thuyết pháp của Phật…Kinh Hoa Nghiêm mang trong nó sứ mệnh định hướng giáo dục có tính pháp lệnh của Phật đạo !!! Để hoàn thành định hướng này, chúng ta tiếp tục khảo sát vai trò của các thời kì còn lại trong ngũ thời thuyết pháp, nhằm tìm xem lộ trình triển khai các cấp học theo tinh thần Hoa Nghiêm là như thế nào !!!

II- VAI TRÒ CỦA CÁC THỜI A HÀM - PHƯƠNG ĐẲNG - BÁT NHÃ !!!

Để có được trí tuệ trong Phật đạo, người học phải lần lượt trải qua các cấp lớp từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu, từ dễ đến khó…!!! Để giải quyết trình tự này, các thời A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã theo thứ tự được Phật triển khai !!!

II.1- THỜI KÌ A HÀM !!!

“A-hàm (zh. 阿含, 阿鋡, sa., pi. āgama) là tên phiên âm Hán-Việt, được đặt cho các bộ kinh căn bản của Phật giáo viết bằng Phạn văn, nội dung giống các Bộ kinh (pi. nikāya) thuộc văn hệ Pali…!!!” Theo Wikipedia !!!

“Sự truyền thừa những lời dạy từ kim khẩu của Đức Phật chỉ là hình thức khẩu tụng, không có giấy sách để ghi chép lại. Các đệ tử của Ngài tuy đã tiếp thu, nhưng lại có những kiến giải không đồng đều, không thống nhất, nên giáo đoàn dần dần có sự phân chia thành bộ phái và mỗi bộ phái đều có những tư tưởng khác nhau. Vì thế vấn đề xác lập, chỉnh lý và thống nhất các giáo thuyết của Đức Phật là một việc làm tất yếu và cần thiết. Nhờ đó, các giáo thuyết của Ngài được hoàn bị, dần dần phát triển thành một hình thức văn học riêng biệt và cuối cùng trở thành Thánh điển. Đó là nguyên gốc của sự hình thành kinh tạng A Hàm. Nhưng kinh tạng A Hàm chính thức được thành lập từ lúc nào thì phải căn cứ vào số lần kết tập kinh điển để tìm hiểu…” Trích PhatGiao.Org.Vn…!!!

Nội dung chủ yếu của kinh A Hàm nhằm giúp người học chấm dứt lậu hoặc, thành tựu thánh quả, đây là giai đoạn chủ yếu tẩy rửa phàm tâm người học…Phàm tâm chưa dứt, thánh quả khó hiện !!!

Đọc đoạn văn sau, ta thấy sự tẩy rửa ấy là một việc làm rất cần thiết, nhưng lại “đụng chạm đến tánh khí và quyền lợi” của người học…Nó giống như người ta phải phát quang gai góc, cỏ dại trước một vụ mùa…Vì thế, người thầy phải khéo léo, nhẫn nại trong việc dạy và học…!!!

“Tỷ khiêu là Bạt Nan Đà vui mừng nói: “Các người chớ có buồn, đức Thế Tôn diệt độ thì chúng ta được tự do. Ông già ấy trước đây thường bảo chúng ta làm thế này, không nên làm thế kia, nhưng từ nay về sau thì tuỳ ý chúng ta hành động”….!!! Trích PhatGiao.org.vn…!!!

II.2- THỜI KÌ PHƯƠNG ĐẲNG !!!

“Phương là vuông vắn, hoàn thiện. Đẳng là bình đẳng, giống nhau. Đồng nghĩa với phương quảng. Quảng có nghĩa là rộng lớn. Một số nhà Phật học cho rằng Kinh phương đẳng là kinh Đại thừa, bởi vì phương đẳng hay phương quảng, theo nghĩa bóng là hoàn thiện, rộng lớn. Theo tông Thiên Thai, thì thời kỳ Phương Đẳng là thời kỳ Phật giảng các Kinh Duy Ma Cật, Kim Quang Minh, Lăng Nghiêm, Lăng Già v.v… thời kỳ này kéo dài 8 năm từ năm 12 đến năm 20 kể từ năm Phật thành đạo…” !!! Theo HoaLinhThoai.com !!!

Thời kì phương đẳng chính là thời kì giúp người tu học nhận ra bản chất của thân tâm !!! Thời kì này giống như sau khi làm đất (phát quang, dọn cỏ, cày xới) tiếp tục gieo hạt giống trí tuệ cũng như hướng dẫn kĩ thuật canh tác giúp cây trí tuệ đơm hoa kết trái…!!!

II.3- THỜI KÌ BÁT NHÃ !!!

“Bát Nhã” là tiếng phiên âm của chữ Phạn “Prajna”, có nghĩa là trí tuệ, là trí sáng suốt có thể thông hiểu mọi việc ở đời. Nhưng, trong Phật học, khi nói đến “trí tuệ”, chúng ta phải phân biệt có bốn loại, khác nhau rất xa…!!!” Theo Tuvienquangduc.com.au…!!!

Nếu thời Phương Đẳng như người nông phu gieo hạt mầm trí tuệ thì, thời Bát Nhã chính là thời điểm người nông phu nhìn thấy cây trí tuệ bắt đầu đơm hoa kết trái…!!!

Chính việc đơm hoa kết trái ấy, là dấu hiệu báo trước những hạt mầm giáo pháp đã có thể đến ngày viên mãn có thể gieo trồng đại trà… Đây cũng là lí do vì sao Đại Tạng Kinh Bát Nhã còn có tên gọi là “tương tợ Bát Nhã” !!! Vâng, trí tuệ người tu hành có được trong thời kì này chỉ là sự tương tợ (gần giống) với Trí Tuệ của Chư Phật chứ chưa phải là Vô Thượng Trí…!!!

Để thứ “trí tuệ tương tự” này trở thành Vô Thượng Trí, hai thời kì sau gồm Pháp Hoa và Niết Bàn sẽ là “công nghệ xử lí sau thu hoạch” của hệ thống giáo dục Phật giáo !!!

III- THỜI KÌ PHÁP HOA VÀ NIẾT BÀN !!!

Hầu hết người tu hành trong Phật đạo đều biết đến ba bộ kinh được coi là thâm u nhất của Phật đạo, đó là Hoa Nghiêm, Pháp Hoa và Niết Bàn (một bộ đầu và hai bộ cuối quá trình giáo hoá) !!!

Ba bộ kinh này được Phật bố giáo sau khi thành chánh quả và những năm cuối cùng của hành trình giáo hoá, trong đó hàm chứa những điều sâu mầu nhất của đạo pháp mà một người muốn lãnh hội trọn vẹn chỉ thú của ba bộ kinh này phải trải qua quá trình học tập nhuần nhuyễn từ ba thời kì trước, hoặc thành tựu Tự Nhiên Trí sau vụ nổ Big Bang tâm thức !!! Điều này có nghĩa rằng, đất anh hãy còn hoang dại, hạt trí tuệ anh chưa gieo, cây trí tuệ anh chưa đơm hoa kết trái thì quả trí tuệ làm thế nào có được để học tập kĩ thuật xử lí sau thu hoạch và tiếp tục gieo trồng…!!!???

Có thể nói, thời kì Pháp Hoa và Niết Bàn chính là thời kì Phật giáo dạy ba học phần quan trọng nhất của Kinh Hoa Nghiêm là Nhất tướng, Nhị giới và Tam đạo đã giới thiệu ở đầu bài viết !!!

Cho đến một vị thầy trong tất cả các vị thầy của Phật đạo là đức Thích Ca Mâu Ni mà mãi cho đến 8 năm cuối đời trong hành trình giáo hoá, vị thầy ấy mới có đủ cơ duyên, sau khi học trò hội đủ các yếu tố cần thiết về trí tuệ mới có cơ hội hiển bày cảnh giới trí tuệ toàn bích của Phật đạo !!! Cảnh giới toàn bích ấy chính là: Khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến và chân tướng của hết thảy chúng sanh là “nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”…Đây chính là “thiệt tướng của thiệt tướng”…!!!

Có một điều rất oái ăm là, người đời nay cho dù chưa hề thành tựu một đạo quả bẻ đôi nào của Phật đạo, vẫn được học tập pháp lệnh giáo dục Hoa Nghiêm, một thứ quy phạm thuộc về chuyên môn cao cấp của Phật đạo…!!! Vẫn được học Phật tri kiến, thứ tri kiến mà chưa chứng thánh quả xuất thế vạn lần nghe xong chỉ như vịt nghe sấm, đây là lí do 500 con vịt tăng thượng mạn đành rời hội Pháp Hoa…!!! Vẫn được nghe giảng nói kinh Niết Bàn cho dù cá tánh người nghe như tì kheo Bạt Nan Đà hãy còn nguyên xi, chưa được bóc tem tẩy xoá vài phần…!!!??? Đây cũng là lí do vì sao trong bố cáo của mình, Thạch Liêm đã than thở: “Ù ù cạc cạc trong cơn…tuỳ…mộng” !!!

IV- HẾT NHUẬN CHI VÀ CĂN BẢN VÔ MINH ĐÃ LÀ NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ TRONG PHẬT ĐẠO HAY CHƯA ???

Vô minh, theo quan điểm của Phật đạo có đến 3 tầng !!! Tầng thứ nhất gọi là Nhuận Chi Vô Minh được diệt trừ trong thời kì A Hàm (hết khổ, dứt tập) !!! Tầng thứ hai gọi là Căn Bản Vô Minh chỉ tịch diệt hoàn toàn trong thời kì Phương Đẳng và Bát Nhã (viên mãn Diệt đế, mọc mầm trí tuệ) !!! Tầng thứ ba gọi là Vô Minh Trụ Địa được giải trừ ở thời kì Pháp Hoa và Niết Bàn !!!

Như thế, khi người tu hành chuyển hoá hoàn hảo từ thức thành trí chỉ giúp hết mê gọi là minh…Từ minh này, muốn học trí tuệ phải mọc mầm trí tuệ…Có mầm trí tuệ mới có hoa trái trí tuệ…Có hoa trái trí tuệ mới học kĩ thuật xử lí hoa trái trí tuệ, gọi là học tập Phật tri kiến…!!! Ngộ nhập Phật tri kiến chính là thấy rõ thiệt tướng…!!! Thấy rõ thiệt tướng của thiệt tướng chính là thấy Phật tánh trong mỗi chúng sanh !!!

V- KẾT LUẬN !!!

Để có thể ứng dụng thành công pháp lệnh giáo dục từ kinh Hoa Nghiêm…Người thầy trong Phật đạo (Bồ Tát) phải triển khai thứ lớp giáo dục qua 4 thời kì (A Hàm, Phương Quảng, Bát Nhã, Pháp Hoa và Niết Bàn)…!!!

Và, ba học phần quan trọng thuộc về trí tuệ của Phật đạo là Nhất tướng, Nhị giới và Tam đạo chỉ có thể triển khai sau khi người học đã chuyển thành công thức thành trí và thành tựu Căn Bản Trí !!!

Ba học phần này, tương đương với ba môn học của Đạo đế là: Thấu thị môn (Nhị giới); Thẩm Sát Môn (Tam đạo) và Đẳng Ngữ Môn (Nhất tướng) !!!

VI- LƯU THÔNG !!!

Bài viết nhằm giúp bạn đọc, nhất là HĐ Lý Gia trong quá trình học tập, nhận biết mình đã học đến đâu, đứng ở vị trí nào trong hành trình đang đi cũng như mục tiêu sẽ đến là gì !!! Hiểu biết này, nhằm tránh những nhầm lẫn đáng tiếc khi tiếp cận các cảnh giới và không mắc phải bệnh thuyết giảng lộn lạo…!!!

Chúc các bạn an vui, tinh tấn…!!!

Thứ 6, 16/06/2023 !!!

LÝ TỨ

- ĐƯỜNG ĐẾN TRÍ TUỆ !!!

Bài Viết Gốc: (1) LÝ GIA | Facebook 

https://www.facebook.com/groups/LYGIAGROUP/permalink/1903195783393620/

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168