Đạo Đế - 8 môn học Đạo Đế

127 lượt xem

Đạo Đế

Là con đường cứu khổ cho chúng sinh và Thành Phật.

Đức Phật đặc biệt không ở trên niết bàn mà thành Phật ở Niết Bàn, mà thành Phật ở cõi khổ, giống như hoa sen không thể mọc được trên Gò nổi, mà lại mọc dưới bùn.

Thì người chứng diệt đế rồi, người này được ngồi ở nơi khô giáo, thanh tịnh,  đầy đủ công đức rồi, nhưng mà muốn thành tựu đạo Trí Tuệ thì phải học Trí Tuệ, học cách để quay trở lại thế gian.

Đạo đế ngoài cái việc học để có Trí Tuệ, người còn phải học cách thích nghi với thế gian giới.

Đạo Đế

Là con đường cứu khổ cho chúng sinh và Thành Phật.

Đức Phật đặc biệt không ở trên niết bàn mà thành Phật ở Niết Bàn, mà thành Phật ở cõi khổ, giống như hoa sen không thể mọc được trên Gò nổi, mà lại mọc dưới bùn.

Thì người chứng diệt đế rồi, người này được ngồi ở nơi khô giáo, thanh tịnh,  đầy đủ công đức rồi, nhưng mà muốn thành tựu đạo Trí Tuệ thì phải học Trí Tuệ, học cách để quay trở lại thế gian.

Đạo đế ngoài cái việc học để có Trí Tuệ, người còn phải học cách thích nghi với thế gian giới.

Trong việc học đạo đế có 2 phần nguyên

Một là học Trí Tuệ, vì nếu không có Trí Tuệ để đủ phương tiện để giáo hóa chúng sinh.

Hai là học cách thích nghi để trở lại với đời sống bà con, và bây giờ người này thành loài lưỡng cư.

Để giải quyết 4 đế này Khổ đế tập đế người ta dùng cái Sức Giác, chỉ cần thay đổi Nhận thức sẽ vượt qua Khổ, Phiền não, Kiết xử, Lậu hoặc, không phải tu hành gì hết, vì khổ, phiền não kiết xử, lậu hoặc là do ta hiểu nhầm 1 vấn đề gì đó, hiểu sai bản chất của nó, NÊN Khổ đế, Tập đế ta chỉ cần dùng cái Giác để thành tựu, đó là lý tại sao nói Giác là Đế của Tập, dùng cơ sở Giác để tịch diệt khổ phiền não kiết xử lậu hoặc, thì người này không còn hiểu lầm, hiểu sai bản chất của sự việc nữa.

Nhưng mà, muốn chứng Niết bàn thì cái Giác lại không được, cái Giác không giải quyết cái Niết bàn, cái Giác chỉ giải quyết phàn thô trọc của Tâm thức, của lậu hoặc và bây giờ ta phải dùng sức NGỘ, tức là phải quay trở lại bản Tâm để bắt gặp cái phẳng lặng, an nhiên, bất động bản nhiên của Bản Tâm này thì cái đó gọi là Ngộ, ta nắm được, sờ được, cảm nhận được, => sống với nó cái thanh tịnh của ta được thì phải dùng Ngộ. Ngộ Là Đế của DIỆT.

Chứ tới đó mà còn 1 chút Giác thì không thấy được,

Vai trò của Ngộ nó chỉ dừng lại ở Diệt, khi ta tiến về Đạo Đế để học Đạo Trí Tuệ thì ta phải dùng trí, tức là ta phải biét phân tích đánh giá, nhận thức 1 vấn đề Như Pháp, đó là lý do vì sao ta phải học 8 môn học của Đạo Đế tương đương với bát Chánh

   1. Thấu Thị Môn

Ta phải có cái nhìn khác, chứ không nhìn bằng cái nhìn của khổ đế, tập đế, diệt đế được, thì mới chính xác.

Nhìn thấu bản chất của các Pháp, nhìn thấu bản chất của Thân Tâm, Thế giới của các Pháp, và nhìn thấu các Cảnh giới trong Phật Đạo. gọi là Thấu Thị Môn tương đương với Chánh Kiến, hay nói cách khác ta học xong Thấu Thị Môn thì mới được coi là ta có Chánh Kiến của CHÂN ĐẾ CỦA XUẤT THẾ GIAN THƯỢNG THƯỢNG.

Chỉ Thấu vẫn chưa đủ ta phải học tiếp bài học tiếp theo đó là Thẩm sát môn.

   2. Thẩm sát môn

Thẩm sát là đánh giá, quan sát, nó tương đương với Chánh Tư Duy,

Thẩm sát môn là quan sát Thân, Tâm, Thế giới và các Pháp cùng các cảnh giới trong Phật đạo, cho nên nói Thấy không (Thấu) chưa đủ, mà phải quan sát thật kỹ.

và tiếp theo môn học thứ 3 là môn Đẳng Ngữ Môn.

   3. Đẳng ngữ môn

Bây giờ là học cách nói, hay nói cách khác là cách khai thị, tức là quan sát Tánh Tướng của Thân Tâm này của thế giới và của các Pháp, để tuyên nói chính xác về bản chất, tính chất của những thứ ấy, của những Pháp đó giống như chư Phật nói, gọi là Đẳng Ngữ Môn.

   4. Đại Hạnh môn

Tương đương với Chánh Nghiệp (Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát)

Cái chánh nghiệp của 1 Đại Bồ Tát không giống chánh nghiệp của Diệt Đế, Cái Diệt Đế là ta ở yên nơi thanh tịnh, thiền định, nhưng mà đối với các Đại Bồ Tát Ta phải ở trong hạnh nguyện của ta mới gọi là Chánh nên ta cần phải học các hạnh nguyện của Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, luôn luôn sống trong nghiệp, ở trong nghiệp mới gọi là Chánh nghiệp (ở Trong Đại Hạnh, Nghiệp Phật, Nghiệp Bồ Tát) còn ta ra khỏi cái này gọi là Tà Nghiệp (tà hạnh)

   5. Đại Đạo Môn

Tương đương với Chánh Mạng

Khi ta ở trong chánh Nghiệp rồi, tức là ở trong chánh Hạnh ấy rồi nhưng mà ta không biết con đường đưa mọi người đến với Vô Thượng Bồ Đề thì chưa gọi là Chánh Mạng,

nên thành Chánh Mạng tức đời sống người này chân chánh.

Đời sống chân chánh của các Đại Bồ Tát là gì? là biết rõ con đường đưa đến cứu cánh sau cùng và giúp người thành tựu cứu cánh sau cùng.

"Vậy có thể hiểu Chánh Mạng là Đời sống và Chánh Nghiệp là hạnh nguyện, Việc làm."

   6. Thật Nghĩa Môn

Tương đương với Chánh Tinh Tấn

Cái chánh tinh tấn trước đó thì khác ví như chánh tinh tấn của Diệt đế là luôn luôn tinh tấn để Thân Tâm này ở trong niết bàn,

Nhưng mà ở trong Đạo Đế thì Chánh tinh tấn là Biết rõ thiệt Tướng, thiệt nghĩa của các Pháp không xa rời sự chân thật, nếu xa rời sẽ hết tinh tấn,

Ví dụ: Khi ta chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không rồi mà còn kiến khổ để trừ thì không phải chánh tinh tấn nữa, mà ta phải sống luôn luôn với Tâm biết rõ Khổ phiền não với Niết bàn không có 2. sinh tử với niết bàn không có 2. phiền não và bồ đề không có 2 (tức là có cái này thì không có cái kia) thì bây giờ mới gọi là chánh tinh tấn.

   7. Đẳng Trì Môn

Trì ở đây là duy trì, giữ gìn.

Bình đẳng và Duy trì, giữ gìn các tam muội môn và giải thoát môn của Chư Phật.

Tức trong lòng không thấy các Tam muội môn, giải thoát môn của Chư Phật có sự sai khác.

Cái này là một trong những bí mật của Phật Giáo.

Có vô lượng tam muội môn, vô lượng giải thoát môn nhưng mà để biết rõ ràng trong vô lượng tam muội môn, giải thoát môn, nó bình đẳng với nhau,

vì sao? vì nếu không bình đẳng với nhau thì ta không bao giờ học hết, 1 đời người sao mà học hết được vô lượng

tuy là vô lượng nhưng mà thấu suốt, bình đẳng với nhau nên thấu suốt 1 tam muội muôn là thấu suốt vô lượng môn, thấu suốt 1 giải thoát môn là thấu suốt vô lượng giải thoát môn,

Đẳng là Bình Đằng,

Trì là giữ gìn,=> giữ gìn cái NGHĨA NÀY chứ không nói tôi tu cái này cao hơn anh, Cao hay thấp là do Tâm, chứ làm gì do cái Pháp.

   8. Chân Giác Môn

Giống như Chánh Định

Giác như chư Phật, tức ở yên nơi Đại Giác của Chư Phật gọi là Chân Giác.

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168