Dạy và Học Phật Đạo Tại Lý Gia

110 lượt xem

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Mục tiêu giáo dục tối thượng trong Phật đạo được Phật xác định là “Duy tuệ thị nghiệp” nghĩa là lấy trí tuệ làm sự nghiệp.

Để hướng tới mục tiêu cuối cùng của Phật đạo, người học cần phải trải qua những mục tiêu hay quả vị trung gian, gắn liền với bốn cấp học “Khổ đế; Tập đế, Diệt đế, Đạo đế”. Hoàn thành cấp học nào thì kết quả tương ưng sẽ hiện ra ở cấp đó, có tầm quan trọng như một loại thước đo về chất lượng dạy và học của nhà trường, ví dụ hết khổ mà vui, dứt tập mà an vui, chứng diệt mà mãi vui, có trí tuệ mà Niết bàn, tự tại.

Bốn cấp học trong Phật đạo có thể ví như bốn bậc thang, người học tuần tự trải qua, chiếm lĩnh từng mục tiêu đề ra của mỗi cấp học từ thấp đến cao, gọi là “Phật đạo”.

Bốn cấp học có tổng số 37 học phần, mỗi cấp lại có những học phần hay môn học cụ thể, rõ ràng theo một quy trình chặt chẽ và khoa học.

Hoàn thành 37 học phần, môn học hay tín chỉ, người học được coi như đã hoàn thành mục tiêu giáo dục của phật đạo đề ra, nhưng kết quả 37 học phần rất hoạt dụng, tuỳ đối tượng tham gia, chủ thể ứng dụng mà cho ra nhiều tầng bậc khác nhau, kết quả không đồng, ví dụ:

Chủ thể là học trò thì kết quả gọi là 37 phẩm trợ đạo.

Chủ thể là Thầy giáo (Bồ tát) thì kết quả gọi là 37 phẩm trợ Bồ đề.

Chủ thể là Ngành giáo dục thì kết quả gọi là 37 đạo phẩm.

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu giáo dục, người học cần tìm một vị Thầy có thể giúp ta hoàn thành mục thiêu đề ra.

TÌM HIỂU DẠY VÀ HỌC PHẬT PHÁP TRONG LÝ GIA !!!

Lý Thái Đăng

Trải qua nhiều năm tháng học tập trong môi trường giáo dục Lý gia. Được sự giáo dạy trực tiếp của Thầy Lý Tứ, học trò đã nhận ra rằng Phật đạo đích thực là một nền giáo dục, bởi hội đủ nội dung hoạt động dạy và học, làm thay đổi nhận thức con người.

Theo Thái Đăng, khi bàn về giáo dục thì có rất nhiều nội dung, nhưng để có một chương trình giáo dục minh bạch thì không thể thiếu các nội dung quan trọng, cần được xác định rõ, đó là: Mục tiêu giáo dục; Người thầy giáo dạy; Đối tượng học tập; Triết lý giáo dục; Phương pháp giáo dục; Môi trường dạy và học…

* MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Mục tiêu giáo dục tối thượng trong Phật đạo được Phật xác định là “Duy tuệ thị nghiệp” nghĩa là lấy trí tuệ làm sự nghiệp.

Để hướng tới mục tiêu cuối cùng của Phật đạo, người học cần phải trải qua những mục tiêu hay quả vị trung gian, gắn liền với bốn cấp học “Khổ đế; Tập đế, Diệt đế, Đạo đế”. Hoàn thành cấp học nào thì kết quả tương ưng sẽ hiện ra ở cấp đó, có tầm quan trọng như một loại thước đo về chất lượng dạy và học của nhà trường, ví dụ hết khổ mà vui, dứt tập mà an vui, chứng diệt mà mãi vui, có trí tuệ mà Niết bàn, tự tại.

Bốn cấp học trong Phật đạo có thể ví như bốn bậc thang, người học tuần tự trải qua, chiếm lĩnh từng mục tiêu đề ra của mỗi cấp học từ thấp đến cao, gọi là “Phật đạo”.

Bốn cấp học có tổng số 37 học phần, mỗi cấp lại có những học phần hay môn học cụ thể, rõ ràng theo một quy trình chặt chẽ và khoa học.

Hoàn thành 37 học phần, môn học hay tín chỉ, người học được coi như đã hoàn thành mục tiêu giáo dục của phật đạo đề ra, nhưng kết quả 37 học phần rất hoạt dụng, tuỳ đối tượng tham gia, chủ thể ứng dụng mà cho ra nhiều tầng bậc khác nhau, kết quả không đồng, ví dụ:

Chủ thể là học trò thì kết quả gọi là 37 phẩm trợ đạo.

Chủ thể là Thầy giáo (Bồ tát) thì kết quả gọi là 37 phẩm trợ Bồ đề.

Chủ thể là Ngành giáo dục thì kết quả gọi là 37 đạo phẩm.

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu giáo dục, người học cần tìm một vị Thầy có thể giúp ta hoàn thành mục thiêu đề ra.

* NGƯỜI THẦY GIÁO DẠY.

Vị trí vai trò người Thầy từ xưa đến nay được xã hội tôn vinh, các bậc phụ huynh luôn nêu cao khẩu hiệu “không thầy đố mầy làm nên” để khuyên bảo con em tầm sư học đạo, kính trọng thầy cô.

Trong giáo dục Phật đạo, Bổn Sư là danh từ nhằm chỉ cho vị Thầy đầu tiên (vị thầy gốc), Vị này có khả năng vẽ ra con đường “giác ngộ giải thoát và trí tuệ” gọi là “Phật đạo” hay còn gọi là “Pháp lệnh giáo dục”.

Để truyền tải “Phật tri kiến” (thấy biết của Phật) đến với tất cả mọi người hữu duyên, còn có một đội ngũ giáo viên phát nguyện “đem yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất, dành cả cuộc đời cho công việc giảng dạy Phật pháp”, gọi là “Bồ tát”.

Vị “Bồ tát” miệt mài ngày đêm, không quản khó khăn vất vả có khả năng giúp người học thay đổi nhận thức, thành tựu các quả vị trên con đường “giác ngộ giải thoát và trí tuệ” gọi là Thầy của Trời Người… “Thiên Nhân Sư; Phật”, bởi có được hai thứ thông “Tông thông” và “Thuyết thông” như “Mặt trời” giữa không (Lời Tổ)

Thuyết thông như người Thầy thuốc có khả năng giảng giải đúng y lý, phát hiện đúng bệnh, Tông thông như người Thầy thuốc có khả năng chữa trị hết bệnh.

Thuyết thông như nước dẫn dược; Tông thông như thuốc chữa bệnh.

Thuyết thông như giác (thông thuộc tấm bản đồ); Tông thông như ngộ (thông thuộc địa hình thực tế).

Vị Thầy có khả năng diễn thuyết, lập bày phương tiện, làm thơ, viết sách, vẽ hình… cho ra tấm bản đồ Phật pháp chỉ dẫn người học đi đến mục tiêu Vô Thượng Bồ Đề gọi là Thuyết thông.

Vị Thầy có khả năng “Trực chỉ nhân tâm” giúp người “Kiến tánh thành Phật”, “Kiến Tánh giác; Kiến Tự Tánh; Kiến Phật Tánh”… gọi là Tông thông.

Vị Thầy có hai thứ thông xuất hiện trên đời thì “Ngũ phần hương” thơm lừng như rừng chiên đàn, lan toả “chín phương trời, mười phương Phật”, những ai có căn lành thì bắt gặp.

Duyên lành cho những ai được làm học trò của vị Thầy có hai thứ thông, tiếp theo là bàn về người học.

* ĐỐI TƯỢNG HỌC TẬP.

Bởi chúng sanh khổ nên Phật và các vị Bồ tát xuất hiện trên đời để cứu độ chúng sanh. Do vậy, chúng sanh là đối tượng học tập của nền giáo dục Phật đạo và tất cả chúng sanh đều bình đẳng trong học tập cũng như thành tựu các quả vị trong Phật đạo.

Phật dạy “Chúng sanh có Phật Tánh”; “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”; Lục Tổ trả lời Ngũ Tổ “người có đông, tây, nam, bắc nhưng Phật tánh đâu có khác”; Kinh Kim Cang, Phật dạy “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”; Kinh Niệm Xư, Thế Tôn chỉ dạy như sau: “Và này các Tỷ kheo, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh”(lời kinh).

Người mắt sáng biết rằng “Đúng là người tu hành muốn đi tìm “lõi cây giải thoát bất động”, mà cứ khư khư ôm giữ trong lòng cành lá xuất gia, vỏ ngoài giữ giới, vỏ trong thiền định, giác cây tri kiến! Nếu không biết đẽo bỏ những thứ này ra khỏi tâm thức, nếu cứ mãi ôm giữ và hãnh diện vào mấy thứ ấy, nếu vẫn còn nhầm lẫn các việc đó là sở hành hay sở đắc! Nhất định sẽ chẳng bao giờ có thể nhìn thấy “cái lõi cây giải thoát bất động”!(Trích bài 83 - Chuyện trên mây tg Lý Tứ)

* TRIẾT LÝ GIÁO DỤC.

“Lý Gia coi Phật pháp như một nền giáo dục, một thứ văn hoá, một tri thức tốt đẹp của nhân loại... “Giác ngộ là ở “cái đầu”... Phật pháp thuộc về trí tuệ !!! Cho nên, chúng ta chỉ chỉ trao đổi với nhau Phật pháp, chứ ta không luận bàn về tôn giáo!!!”

“Lý Gia không chủ trương theo một pháp môn hay tông phái nào, tuỳ bịnh cho thuốc, qua sông dùng thuyền, leo núi chống gậy, đường lộ đi xe..v..v... Nói chung, tuỳ căn, tuỳ cơ, tuỳ thời... mỗi huynh đệ Lý Gia ứng dụng lời dạy cụ thể của Phật vào một thời điểm nhất định, để lần lượt thành tựu ba mục tiêu của Phật đạo đề ra, đó là Giác Ngộ, Giải Thoát và Trí Tuệ !!!” (Lý Tứ)

* PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC.

Phương pháp giáo dục của Lý gia là Văn Tư Tu !!!

“Văn Tư Tu” được coi là quy tắc vàng cho việc dạy và học. Diệu pháp này, được Thầy Lý Tứ chỉ dạy như sau:

“Vì rằng, Phật đạo là đạo ứng dụng, cái được gọi là ‘Nghĩa’ của mỗi pháp, không chỉ dừng lại ở hiểu biết, kiến giải, suy luận về mặt văn tự, hay vài cảm nhận thoáng qua...

Mà ‘thật nghĩa của mỗi pháp’, chính là ‘sự ứng dụng nhuần nhuyễn pháp đó trong đời sống’, sau khi được học tập (văn), nghiêm cẩn tư duy (tư) và cuối cùng là ứng dụng một cách thuần thục vào ngay trong cuộc sống này (tu)... (Văn, Tư, Tu)...

Có thực hiện ba điều nêu trên (Văn, Tư, Tu) cho mỗi pháp, chúng ta mới thấy được giá trị đích thực của Phật pháp...

Giá trị đích thực từ mỗi pháp do ứng dụng nhuần nhuyễn, mới chính là thật nghĩa của pháp đó !!!”

Và (Văn, Tư, Tu) cũng xác định thái độ cho người học rất rõ ràng “Điều gì đã biết, nhất định phải biết đến nơi đến chốn (tránh chuyện biết nửa vời)!!!;

Điều gì đã học, nhất định điều đó phải được tư duy thấu đáo, làm rõ nguồn cơn (tránh việc học vẹt)!!!;

Điều gì đã hiểu, nhất định phải ứng dụng nhuần nhuyễn vào thực tế cuộc sống (tránh việc hô hào suông)!!!”(Lý Tứ).

* MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC.

Môi trường giáo dục của Lý gia (từ da trở vô) gọi là Văn hóa Vô lậu !!!

“Văn hóa Vô lậu” là “Một hình thái văn hóa” chỉ có trong Phật đạo, đó là đời sống của những người có Gíac có Ngộ.

. Điều kiện cần và đủ của người sống trong môi trường văn hóa vô lậu là: “Ngũ Uẩn Giai Không”.

. Ứng xử của cộng đồng văn hóa vô lậu là “Không bốn tướng” (nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả).

. Ngữ ngôn của cộng đồng văn hóa vô lậu là “Không tứ cú”

. Đời sống cộng đồng văn hóa vô lậu là “Không bốn tướng” (Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt).

. Quan niệm của cộng đồng văn hóa vô lậu là “Không ba thời” (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai).

. Giá trị chuẩn mực (hay thước đo) của cộng đồng văn hóa vô lậu là “Thanh Tịnh Tâm”

. Tồn tại của cộng đồng văn hóa vô lậu là “Tứ vô lượng tâm” (Từ, bi, hỷ, xả).

Tóm lại “Dạy và học Phật Pháp trong Lý gia” là thực hành lời Phật dạy, được Thầy Lý Tứ “Dựng lại những gì đã bị quật đổ, phơi bày những gì bị che chướng, chỉ đường cho những người bị lạc lối, đưa đèn sáng vào trong bóng tối để cho những người có mắt thấy sắc”(lời kinh).

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 ngày sinh nhật Thầy (14/8/1954 – 14/8/2023), con xin đảnh lễ trí tuệ cao tột của Thầy, đã tái hiện lại cảnh giới của Thế tôn giáo dạy cách đây trên 2500 năm.

“Trước đây trên 2500 năm chúng sanh đau khổ vì sanh tử như thế nào thì 2500 năm sau chúng sanh đau khổ cũng giống như vậy, và trước đây chư Hiền Thánh dạy chúng sanh giải quyết khổ đau như thế nào thì bây giờ cũng giải quyết như vậy, cho đến tận cùng đời vị lai cũng chỉ giải quyết như vậy mới mong đoạn tận khổ đau”

“Ở đâu có mặt trời, ở đó có ánh sáng... Nhưng, không phải ở đâu có ánh sáng ở đó cũng có mặt trời” (Lý Tứ)

Con xin Kính chúc Thầy sức khoẻ, sinh nhật vui vẻ, an trụ dài lâu để cho chúng con có chỗ nương tựa trên con đường học tập Chánh pháp ./.

Ngày 27/3/2023

Con, Lý Thái Đăng

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168