Điều kiện thiết yếu để người mới tu tập đạt Giác Ngộ

127 lượt xem

Phật Đạo chính là đạo trí tuệ, là một nền giáo dục, là con đường đưa người tu hành ra khỏi những trói buộc của các Pháp thế gian , làm sạch các thứ nhiễm ô là khổ, phiền não, kiết sử , lậu hoặc ra khỏi tâm thức , giúp con người thấy rõ bản chất hay thiệt tướng của Tâm và Pháp . Từ đây thay đổi nhận thức , khi nhận thức thay đổi hành vi thay đổi, hành vì thay đổi đời sống thay đổi, đời sống thay đổi như Pháp sẽ được an vui .

ĐIỀU KIỆN THIẾT YẾU ĐỂ NGƯỜI MỚI TU TẬP ĐẠT ĐƯỢC GIÁC NGỘ

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem :

Phật Đạo là gì ?

- Phật Đạo chính là đạo trí tuệ, là một nền giáo dục, là con đường đưa người tu hành ra khỏi những trói buộc của các Pháp thế gian , làm sạch các thứ nhiễm ô là khổ, phiền não, kiết sử , lậu hoặc ra khỏi tâm thức , giúp con người thấy rõ bản chất hay thiệt tướng của Tâm và Pháp . Từ đây thay đổi nhận thức , khi nhận thức thay đổi hành vi thay đổi, hành vì thay đổi đời sống thay đổi, đời sống thay đổi như Pháp sẽ được an vui .

Mọi thứ đều bắt nguồn từ nhận thức này . Mê là nhận thức bị mê. Ngộ ( hay giác ngộ ) là nhận thức thấu suốt được bản chất của Tâm và Pháp .

Ngay đời sống hiện tại này, ở trong thế giới này . Nếu ta bình tâm nhận ra rằng , các cảm xúc hỷ, nộ , ái , ố ... hay các quan niệm đúng sai, phải quấy, tốt xấu, thiện ác , đều chẳng phải là ta, nó chẳng có chân lý , đây là thứ bão tố khiến tâm thức của ta đang bình lặng bỗng dưng nổi sóng, đang an vui bỗng nhiên trở nên khổ , phiền não . Nhận thức như thế đối trước thấy nghe hay biết , ta không mê mờ, không chạy theo, không bị cảnh duyên lôi cuốn vào đó . Lập tức nơi thế gian này trở thành xuất thế , một tâm thức đầy lậu hoặc trở thành tâm trí vô lậu .

Nếu ta vẫn cứ sống trong sự úp chụp của mê mờ , không giác ngộ được bản chất của Tâm và Pháp , cứ mãi " hướng ngoại tìm cầu " thì cho dù từ bỏ thế giới này, lên rừng sâu núi thẳm , không tiếp xúc với thế giới nhân sinh , hay làm mọi cách bức tử ý thức thì vẫn không ngăn được tâm thức này dao động, phân biệt , khổ não vui buồn yêu ghét đan xen .

=> Vì vậy, để đi được trên con đường trí tuệ này . Mục tiêu đầu tiên người tu hành cần phải làm là GIÁC NGỘ

Để Giác Ngộ :

Thứ nhất : người tu hành phải xây dựng một đời sống tốt, không tham gia dòm ngó , phán xét , bàn luận chuyện thế gian , chỉ làm một người quan sát. Thực hiện pháp lặng lẽ quan sát, không kết luận .

Thứ hai : Thực hiện một đời sống " thiểu dục tri túc " không đua đòi , mong cầu quá mức , bằng lòng với hiện tại,thì dù khi tốt khi xấu, lúc hay lúc dở , lòng vẫn bình thản . Khi biết đủ , ngay tại đó chính là Niết Bàn , không cần đi đâu tìm cầu . Trong kinh Di Giáo có nói, người biết đủ có nằm trên đất cát cũng thấy an ổn, người không biết đủ có lên thiên đường cũng chưa vừa lòng.

Thứ ba : làm mọi việc hết lòng hết dạ, tận tâm tận lực . Nhưng không khởi hy vọng , vì hy vọng là cái gốc dẫn tới hai tình trạng cực đoan là , thành tựu thì thêm tham vọng, không thành tựu thì thất vọng. Mà tham vọng hay thất vọng đều dẫn đến phiền não , khổ .

=> Thực hiện đời sống với ba điều trên đây , sẽ giúp người tu hành tránh được rất nhiều phiền não khổ , từ đây tâm thức người tu hành mới đủ bình tâm, sáng suốt để tiếp nhận giáo pháp một cách hiệu quả, không sai lệch .

Phật Đạo là một nền giáo dục, chia ra làm bốn cấp học :

- Khổ đế : Giải quyết 8 mốn khổ nhân sinh ( sanh , lão , bệnh , tử , ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tắng hội, ngũ ấm xí thịnh )

- Tập đế : Giải quyết phiền não, kiết sử , lậu hoặc

- Diệt đế : không sanh tâm, không sanh pháp

- Đạo đế : học trí tuệ giúp người , học cách thích nghi với thế gian giới

Để hoàn thành bốn cấp học trên , người tu hành phải trải qua ba bẩy môn học , gồm :

- Tứ niệm xứ

- Tứ chánh cần

- Tứ như ý túc

- Ngũ căn

- Ngũ lực

- Thất giác chi

- Bát chánh đạo

Tứ Niệm Xứ là bốn phẩm đầu tiên nằm trong 37 Phẩm Trợ Đạo. Đây là bốn mục tiêu, bốn nơi chốn, người tu hành phải đưa tâm ý đến, để thiết lập Đạo Tràng tu tập .

Bốn pháp này gồm có: Thân niệm xứ; Thọ niệm xứ; Tâm niệm xứ và Pháp niệm xứ.

Trong cuộc chiến chống sanh tử phiền não của Phật Đạo , chỉ nhắm vào bản thân và giới hạn trong phạm vi của thân tâm này. Chính thân tâm của ta hay Tứ Niệm Xứ, nơi để vô minh tích chứa các nguyên nhân khiến cho một hữu tình (không giác ngộ) khổ đau, phiền não.

Ở góc độ hiện tượng, phiền não khổ đau thì rất nhiều. Nhưng xét tột cùng bản chất của nó, nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ các nhận thức sai lầm về bốn nơi chốn nói trên. Vì thế, Phật Đạo lấy bốn món này làm mặt trận, tấn công tiêu diệt các thế lực đang ẩn náu trong đó, hàng phục, bắt chúng nhìn nhận đúng chân lý, để đem về thắng lợi an vui. Đây là cách giải quyết tận gốc.( Lý Tứ )

Phật dạy những chúng sinh chưa giác ngộ : quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ , quán tâm vô thường , quán pháp vô ngã .

- Thân ngũ ấm là đầu mối phát sinh hiểm hoạ , nếu không thân thì dục ái không sanh , dục ái không sanh bởi không có đối tượng để dục ái phục vụ . Thân này không bền chắc , biến hoại theo quy luật sanh lão bệnh tử . Nếu có chánh kiến về thân, tức là có quan niệm về thân đúng đắn , không lấy đây làm cơ sở thoả mãn các dục thì thân này sẽ tự giải thoát , mọi phiền não không có nơi chốn phát sinh. Chỉ nên coi thân này như người đồng hành trên một đoạn đường , khi đói cho ăn , mệt cho nghỉ, khát cho uống . Không nên si mê cái thân hay quá cực đoan , đày đoạ thân thể để rồi đắm chấp , phát sinh khổ phiền não.

- Thọ là các cảm giác , cảm xúc dấy lên trong tâm . Cảm thọ có ba trạng thái, đó là: Lạc thọ (an lạc, hân hoan, vui mừng…). Khổ thọ (bất an, phiền muộn, đau đớn, không thoải mái…). Bất khổ bất lạc thọ (trung tính, không có cảm giác hay cảm xúc hiện khởi…) . Bản chất của thọ là một hình thái cảm giác nhất thời, được tâm thức ghi nhận khi đủ duyên hội hiệp, hoặc do ái tâm sanh. Giống như hai bàn tay chà với nhau có cảm giác nóng, người thân đi xa phát sinh buồn khổ, một bản nhạc mạnh mẽ cho người nghe cảm giác hưng phấn… Vì do duyên xúc đối và ái sanh, nên bản chất thật của thọ là không. Dứt duyên, dứt ái, cảm thọ tự mất. Nếu bản chất của thọ là thật thì, khi vui sẽ vui hoài, khi buồn buồn này sẽ không dứt.

- Tâm chỉ là hiệu ứng của ba duyên ( căn , trần , thức ) hoà hiệp trong lúc mê muội sanh ra , nó là kết quả của sự thấy biết sai lầm từ nghiệp thức , nó là thứ bóng dáng của tiền trần . Vì là bóng dáng của tiền trần chỉ sanh khởi khi mê nên tâm không thật có , tâm và tiền cảnh không dính dáng gì đến nhau. Nhưng khi tâm mê tiền cảnh , tâm bị tiền cảnh níu kéo, muốn có được tiền cảnh , nên ngã sinh . Ngã quay lại chấp thủ tiền cảnh nên tâm sanh. Cứ thế tâm, cảnh, ngã chấp thủ lấy nhau như hình với bóng. Chấp thủ không được, phiền não hiện. Nếu bình tâm đứng ngoài vòng luẩn quẩn này , mới thấy tâm ngã kia chẳng thiệt có . Nếu thấy có tâm, tâm này do mê sanh, giác ngộ tự dứt. Người chưa giác ngộ, tâm sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, nên gọi là tâm vô thường, hay tâm hư vọng.

Muốn dứt tâm hư vọng này, chỉ cần dừng một trong ba duyên . Thực tế, trong ba duyên không thể làm cho con mắt không thấy sự vật, sự việc . Cũng không thể làm cho các trần cảnh không hiện . Chỉ còn cách dừng duyên nhận thức phân biệt . Chính là rút nhận thức phân biệt ra khỏi thấy nghe . Thì tâm không hiện khởi phiền não.

- Pháp là : nghĩ suy, nhận thức , quan điểm , quan niệm , suy lường ...vv . Phật đạo chia làm hai loại , đó là : hữu vi pháp , và vô vi pháp .

+ Hữu vi pháp : là quan niệm, nhận thức, hiểu biết thế gian do ý thức làm ra . Phật dạy " hữu vi pháp như mộng, huyễn , bào , ảnh " . Có nghĩa các thứ do ý thức làm ra , tự nó không bền chắc , biến đổi theo thời gian. Hôm nay thế này , mai thế khác. Đúng với nơi này, sai với nơi kia. Tốt với người này, xấu với người kia. Hợp với đạo này, trái với đạo kia. Nếu đắm chấp nơi nó , trí tuệ bị che mờ, không ra khỏi sự ràng buộc của thế gian

+ Vô vi pháp : được Phật dậy trong kinh Đại Bảo Tích ví nhứ " sừng thỏ, lông rùa " , có nghĩa rằng , danh tự của vô vi thì có , mà thực thể của cái được gọi là vô vi thì không . Vậy làm thế nào để thành tựu được vô vi pháp ? .

Chính là người tu hành phải tịch diệt hữu vi pháp, rốt ráo tịch diệt , nơi tâm thức không còn bóng dáng của hữu vi, Phật đạo tạm gọi đó là vô vi .

=> Trên đây là những kiến thức cơ bản, quan trọng , thiết yếu của Phật Đạo mà người bắt đầu tu tập phải nắm thật kỹ, thật chuẩn. Sau khi nghe, đọc, tư duy, nghiền ngẫm thấu đáo rồi, liền áp dụng thực hành đối với tự thân mọi lúc, mợi nơi, đối trước mọi sự vật, sự việc đều cố gắng nhớ những nhiều đã được học. Chỉ giải quyết tâm này, không chạy theo sự việc thấy nghe bên ngoài để rồi sinh tâm, sinh pháp. Tinh cần , nỗ lực học và hành, thì an vui chắc chắn hiện , phiền não dần tránh xa, cơ hội giác ngộ bổn tâm thanh tịnh không còn là điều xa vời .

P/s : Đây là những điều con đã được học từ Thầy Lý Tứ , con chỉ là đang ghi nhớ lại những gì Thầy dậy , có gì thiếu sót mong Thầy và HĐTM sửa và bổ khuyết giúp con ạ 

#lưu_phương_nhung606 !!!

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168