Dùng Kim Cang để Hộ trì

101 lượt xem

Muốn có được thành tựu này, người tu hành phải xả bỏ tất cả vướng mắc trong lòng (các uẩn, các thứ rắc rối). Xả bỏ từ sắc uẩn đến thức uẩn !!! Sau khi xả bỏ rồi, người tu hành phát triển tâm thức lên một cung bậc cao hơn, đó là thành tựu một nguồn tâm hoàn toàn vắng lặng, ta quen gọi là “không tâm”. Loại bỏ tâm chấp mắc và đưa đến rốt ráo không, giống như việc chiếm thành, đánh đuổi quân địch, và sau đó là giữ thành an dân, không cho quân địch tái chiếm là việc làm cần thiết. Chiếm được thành đã khó, giữ được thành là chuyện càng khó hơn, giác ngộ đã khó, gìn giữ thành quả đã giác ngộ là việc làm rất khó !!!

Để giúp người tu hành giữ được thành, tức là giữ được nguồn tâm hoàn toàn bất động, thường thanh tịnh. Kinh Kim Cang chính là vũ khí tối ưu giúp chúng ta giữ gìn thành quả giác ngộ đã có !!!

DÙNG KIM CANG ĐỂ HỘ TRÌ

(Tài liệu học tập của Lý Gia - Chỉ dùng để tham khảo)

Các bạn !!!

Vừa qua chúng ta đã khảo sát Bát Nhã Tâm Kinh. Bát Nhã Tâm Kinh có công năng giúp người tu hành căn cứ vào chính hiểu biết chắc thật của mình (Bát Nhã, trí tuệ) để có thể thành tựu một nguồn tâm thảnh thơi, chấm dứt phiền não !!!

Muốn có được thành tựu này, người tu hành phải xả bỏ tất cả vướng mắc trong lòng (các uẩn, các thứ rắc rối). Xả bỏ từ sắc uẩn đến thức uẩn !!! Sau khi xả bỏ rồi, người tu hành phát triển tâm thức lên một cung bậc cao hơn, đó là thành tựu một nguồn tâm hoàn toàn vắng lặng, ta quen gọi là “không tâm”. Loại bỏ tâm chấp mắc và đưa đến rốt ráo không, giống như việc chiếm thành, đánh đuổi quân địch, và sau đó là giữ thành an dân, không cho quân địch tái chiếm là việc làm cần thiết. Chiếm được thành đã khó, giữ được thành là chuyện càng khó hơn, giác ngộ đã khó, gìn giữ thành quả đã giác ngộ là việc làm rất khó !!!

Để giúp người tu hành giữ được thành, tức là giữ được nguồn tâm hoàn toàn bất động, thường thanh tịnh. Kinh Kim Cang chính là vũ khí tối ưu giúp chúng ta giữ gìn thành quả giác ngộ đã có !!!

Giai đoạn này, để tiến sâu và hộ trì chỗ giác ngộ, HĐ chúng ta sẽ lần lược tìm hiểu, mổ xẻ và ứng dụng Kinh Kim Cang vào đời sống tu hành. Giống như trước đây, mình sẽ trích một đoạn kinh ngắn, đặt các câu hỏi, và HĐ chiêm nghiệm để trả lời. Việc làm này, là một hình thức tu tập, có được câu trả lời thoả đáng, nhất định các bạn sẽ tự ứng dụng được nghĩa kinh vào đời sống !!!

Đoạn văn Kinh KIM CANG (trích phần đầu) !!!

“Tôi nghe như vầy. Một hôm Phật ngụ tại thành Xá-vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng với các vị đại tỳ-kheo là một ngàn hai trăm năm mươi vị.

Đến giờ thọ trai, Thế Tôn đắp y mang bát vào thành Xá-vệ khất thực. Vào trong thành, ngài theo thứ tự từng nhà khất thực, khất thực xong, ngài trở về tinh xá. Thọ trai xong, ngài thu dọn y bát, rửa chân tay, trải toạ cụ ra ngồi.

Lúc ấy Trưởng lão Tu-bồ-đề từ chỗ ngồi trong đại chúng đứng dậy, bày vai bên phải, quỳ gối phải, cung kính chắp tay bạch Phật rằng: “Thế Tôn, thật ít có! Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ Tát, khéo dặn dò các vị Bồ Tát.

“Thế Tôn! Nếu có những thiện nam hay tín nữ có lòng lành, phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ-đề, (các vị ấy) nên trụ tâm như thế nào? (Nên) hàng phục tâm như thế nào?”

Phật dạy: “Lành thay! Lành thay! Tu-bồ-đề, đúng như ông vừa nói. Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ Tát, khéo dặn dò các vị Bồ Tát. Nay ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì các ông mà giảng thuyết.

“Nếu những kẻ nam người nữ có lòng lành phát tâm Bồ-đề, nên trụ tâm như thế này, nên hàng phục tâm như thế này.”

“Bạch Thế Tôn! Chúng con nguyện được lắng nghe.”

Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này:

1) "Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai (thai sinh), hoặc sinh từ trứng (noãn sinh), hoặc sinh nơi ẩm thấp (thấp sinh), hoặc do biến hóa sinh ra (hoá sinh), hoặc có hình sắc (sắc giới), hoặc không có hình sắc (vô sắc giới), hoặc có tư tưởng (hữu tưởng), hoặc không có tư tưởng (vô tưởng), hoặc chẳng phải có tư tưởng cũng chẳng phải không có tư tưởng (phi tưởng phi phi tưởng), ta đều độ cho nhập vào Vô dư Niết-bàn. Như vậy diệt độ vô số chúng sinh, nhưng thật không có chúng sinh nào được diệt độ.

“Vì sao vậy? Tu-bồ-đề, nếu Bồ Tát có các tướng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, thì chẳng phải là Bồ Tát.

2) "Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ Tát theo đúng pháp, nên lấy tâm không chỗ trụ mà làm việc bố thí. Nghĩa là chẳng nên trụ nơi hình sắc mà bố thí, chẳng nên trụ nơi âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp tướng mà bố thí.

“Tu-bồ-đề! Bồ Tát nên bố thí như vậy đó, không trụ nơi tướng. “Vì sao vậy? Nếu Bồ Tát bố thí với tâm không trụ tướng, phước đức ấy chẳng thể suy lường..." (hết trích)

Các câu hỏi như sau:

1) Ở đoạn kinh đã dẫn, Thế Tôn phó chúc cho chư Bồ Tát muốn hàng phục tâm, phải diệt độ tất cả chúng sinh (từ thai sinh đến phi tưởng phi phi tưởng). Lời phó chúc này ngoài việc chỉ ra hành động cụ thể cần làm ngay của một Bồ Tát, nó còn ẩn chứa điều gì đối với người đang tu tập ???

2)

a) Vì sao kinh nói: "Diệt độ vô số chúng sinh, nhưng thật không có chúng sinh nào được diệt độ" ???

b) Bạn hãy cho một ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ ý nghĩa lời kinh này !!! (Câu hỏi này có 2 phần a & b)

3) Kinh dạy: "Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ Tát theo đúng pháp, nên lấy tâm không chỗ trụ mà làm việc bố thí". Xin hỏi: Nếu thành tựu pháp bố thí này, Bồ Tát sẽ giác ngộ được điều gì trên bước đường tu tập ???

Rất mong nhận được những câu trả lời lý thú của HĐ.

* Gợi ý sau khi nhận được trả lời của một số HĐ !!!

Sau khi đọc trả lời của các bạn, mình có một vài nhận xét:

- Căn cứ vào mức độ thành tựu của từng người (về mặt tâm chứng), những câu trả lời mà mình đã nhận được từ các bạn, là tuyệt vời, không có gì phải bàn. Nó phản ánh được nguồn tâm của từng vị... Về phần này, rất đáng ghi nhận !!!

- Xét theo yêu cầu của câu hỏi thì, phần lớn trả lời của các bạn mới chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản về việc hàng phục tâm, chưa có cái nhìn sâu hơn về lời kinh để tìm ra một số ý nghĩa nào đó ẩn chứa trong đó mà mình muốn hỏi ở câu hỏi số một và câu hỏi số hai... Muốn làm được điều này, ngoài việc căn cứ vào tâm này, phải đọc kỹ, nghiền ngẫm lời kinh để xem ngoài ý nghĩa ta đã thấy, trong đó còn gởi gắm điều gì nữa và cuối cùng là phải hiểu được nội dung câu hỏi... Chỉ khi nào các bạn thực hiện đủ ba điều đã nêu ở trên, chừng ấy việc trả lời mới thoả đáng !!!

Các bạn !!!

Khi đưa ra ba câu hỏi kỳ này, ngoài việc giúp các bạn thâm nhập sâu hơn chỗ đã giác ngộ. Mình còn một ý đồ nữa, đó là mong muốn các bạn thoát ra khỏi "sự xơ cứng của tâm chứng", hình thành thói quen chánh tư duy, đào sâu ý nghĩa kinh điển để tìm ra những ẩn mật trong lời kinh (câu số 1), sau đó tập cho ví dụ (câu số 2) và cuối cùng là xác định cảnh giới rồi dùng thuật ngữ để xác chứng cảnh giới đó (câu số 3) !!!

Vì sao chúng ta phải thực hiện cùng một lúc ba yêu cầu này ???

Theo tinh thần Kinh Kim Cang, Bồ Tát muốn hàng phục tâm, phải hoá độ chúng sinh. Muốn hoá độ chúng sinh, vị Bồ Tát này phải có nhiều phương tiện. Muốn có nhiều phương tiện, Bồ Tát phải hội đủ ít nhất là ba điều:

- Điều thứ nhất: Thấy được thâm ý của lời kinh, có thấy được thâm ý của lời kinh, khi thí pháp Bồ Tát mới rộng đường giảng giải, nhờ đó dùng ngôn thuyết đoạn dứt những vướng mắc trong lòng người nghe một cách thuyết phục... (Yêu cầu của câu số 1) !!!

- Điều thứ hai: Bồ Tát phải biết cho ví dụ. Phật đạo mang tính trừu tượng, khéo ví dụ và ví dụ có cụ thể, có gần gũi sẽ giúp người nghe sáng tỏ vấn đề một cách dễ dàng... (Yêu cầu của câu số 2) !!!

- Điều thứ ba: Bồ Tát phải nắm vững cảnh giới và dùng đúng thuật ngữ để chỉ cảnh giới đó. Điều này sẽ tránh giảng nói chung chung, không rõ ràng... (Yêu cầu câu số 3) !!!

Các bạn !!!

Có thể, các bạn chưa quen với cách làm việc mới này. Chúng ta sẽ tập dần dần... Đạo Phật là đạo của trí tuệ. Ba cách mình vừa nêu và đặt câu hỏi, nhằm giúp các bạn tập làm quen với hình thức tu tập mới "ba trong một", đây là hình thức tu tập trí tuệ !!! Khi trí tuệ các bạn sâu hơn, chỗ giác ngộ cũng sẽ sâu thêm !!!

Hiểu rõ câu hỏi, thấm nhuần lời kinh, đặt vấn đề rồi phân tích để thấy được những ý nghĩa ẩn chứa sau lớp vỏ văn tự kinh, giải quyết đúng trọng tâm. Có thực hiện những việc làm này, mới có thể trả lời thoả mãn các câu hỏi... !!!

Huynh Đệ chúng ta có thói quen, lời kinh mặc lời kinh, câu hỏi mặc câu hỏi. Cứ lấy ngay cái đang có của mình mà trả lời !!! Giống như có người hỏi:

- Hỏi: Trong nhà ông có mấy người ???

- Trả lời: Tôi vừa ăn sáng xong !!!

Ha ha ha ha !!! Chấp nhất...!!!

Một câu trả lời hoàn toàn mang nặng tư tưởng chấp nhất cái mình đang có !!! Hỏi và trả lời chẳng ăn nhập gì với nhau, sẽ rất khó cho việc thành tựu trí tuệ và công hạnh sau này !!!

Các bạn !!!

Có thể do các bạn chưa quen với cách bám sát lời kinh, rồi phân tích để tìm thấy các ý nghĩa trong đó... Để tập làm quen với cách tu tập này, mình đã đưa ra ba câu hỏi, mục đích của các câu hỏi là, chúng ta tập hình thành thói quen bám sát, đào sâu ý nghĩa kinh điển, căn cứ vào đoạn kinh đã trích dẫn, lấy đó làm cơ sở phân tích và giải quyết vấn đề theo yêu cầu của các câu hỏi...!!!

Việc làm này, giúp chúng ta có nhiều phương tiện hơn trong việc tu tập và làm công hạnh, để vị lai có thể thành tựu thuyết thông !!!

LÝ TỨ

21/10/2021

P/s: Tài liệu tham khảo, bạn đọc không trả lời các câu hỏi !!!

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168