Giác Ngộ như thế nào?

103 lượt xem

“Thưa thầy Lý Tứ, tôi có vào trang của thầy cũng đọc các bài viết từ Lý Gia. Tôi thấy xưa nay sách vở ghi lại, giác ngộ là chuyện rất hiếm có, nhưng các bài viết từ thầy cũng như các đệ tử của thầy thì chuyện giác ngộ rất dễ, điều này làm cho tôi có đôi phần nghi ngờ.

Nghi ngờ vì tôi là người có thời gian tu học khá dài, lại có nhân duyên gần gũi với nhiều bậc có tiếng tăm, đông đệ tử, thuyết giảng nhiều nơi cả trong lẫn ngoài nước. Nhưng khi đề cập đến chuyện giác ngộ, bản thân các vị ấy không quả quyết mình đã giác ngộ hay chưa chứ chưa nói đến đệ tử của họ.

GIÁC NGỘ NHƯ THẾ NÀO !!!

Nếu đúng là chánh pháp thì, những người tu học trong chánh pháp ấy nhất định phải giác ngộ… Có nghĩa, giác ngộ là điều hiển nhiên của giáo pháp !!! Giống như đi học là phải thành tựu việc học tập !!!

Các bạn !!!

Vừa qua, mình nhận được tâm sự cùng một số thắc mắc của bạn đọc có nickname là Thượng Nhân gởi từ messenger !!! Bạn ấy viết như sau:

“Thưa thầy Lý Tứ, tôi có vào trang của thầy cũng đọc các bài viết từ Lý Gia. Tôi thấy xưa nay sách vở ghi lại, giác ngộ là chuyện rất hiếm có, nhưng các bài viết từ thầy cũng như các đệ tử của thầy thì chuyện giác ngộ rất dễ, điều này làm cho tôi có đôi phần nghi ngờ.

Nghi ngờ vì tôi là người có thời gian tu học khá dài, lại có nhân duyên gần gũi với nhiều bậc có tiếng tăm, đông đệ tử, thuyết giảng nhiều nơi cả trong lẫn ngoài nước. Nhưng khi đề cập đến chuyện giác ngộ, bản thân các vị ấy không quả quyết mình đã giác ngộ hay chưa chứ chưa nói đến đệ tử của họ.

Chính bản thân tôi tuy tu học lâu rồi, kinh điển cũng biết ít nhiều, thời gian tham thiền nhập định tạm gọi là niêm mật nhưng nói thật là tôi tin bản thân chưa giác ngộ. Để làm rõ những thắc mắc của mình, tôi xin hỏi thầy một vài câu, mong thầy trả lời thật lòng để tôi còn tin trên đời này còn có người giác ngộ Phật pháp.

1) Làm sao thầy biết mình giác ngộ, ai ấn chứng cho thầy?

2) Đệ tử của thầy giác ngộ là giác ngộ như thế nào? Thầy có thể giới thiệu địa chỉ những đệ tử của thầy đã giác ngộ để mọi người tham vấn hay không?

3) Tôi thấy trang của thầy có mục bạn đọc hỏi Lý Tứ trả lời, tôi đã đọc kĩ rất các câu trả lời của thầy, tôi cũng công nhận những điều thầy trả lời là chánh lí đúng pháp. Xin hỏi, trong cuộc đời của thầy, có câu hỏi nào làm cho thầy bí hay không?

4) Nếu thầy là người giác ngộ, tại sao không mở trường hay học viện để mọi người biết mà đến học?

Nếu các câu hỏi trên có gì không hợp ý, xin thầy lượng thứ. Thượng Nhân kính bút.

Thượng Nhân thân mến !!!

Đọc những gì bạn đã viết, mình rất cảm kích công việc tu học, sức đọc tụng tham cứu, cũng như ngưỡng mộ sự thân quen của bạn với các bậc cao đức trong đạo pháp như bạn đã giới thiệu !!!

Về những gì bạn và bạn đọc thắc mắc, Lý Tứ rất hoan hỉ lắng nghe, cũng như sẵn sàng trả lời trong phạm vi hiểu biết của mình !!! Mình xin được trả lời những thắc mắc của bạn như sau:

1) Việc bạn bảo rằng: “Sách vở ghi lại chuyện người giác ngộ là rất hiếm”...Theo mình, điều này không hoàn toàn như vậy !!!

Nếu là người đọc nhiều kinh điển, bạn sẽ nhận ra hầu như đệ tử của Phật là những người đã giác ngộ... Chưa nói đến việc trong kinh có kể lại, sau một thời Phật thuyết pháp, có rất nhiều đệ tử chưa rời chỗ ngồi đã giác ngộ cảnh giới này hay cảnh giới kia...!!!

Thành ra theo mình, nếu đúng là chánh pháp thì, những người tu học trong chánh pháp ấy nhất định phải giác ngộ... Có nghĩa, giác ngộ là điều hiển nhiên của giáo pháp !!! Giống như đi học là phải thành tựu việc học tập !!! Số lượng người không thành tựu những gì đã học phải ít hơn người thành tựu mới hợp lí... Vì rằng, thành tựu việc học là lẽ tất nhiên của giáo dục... Giác ngộ là lẽ tất nhiên của giáo pháp !!! Chính vì điều này, việc trong Lý Gia có rất nhiều người giác ngộ cũng đâu có gì là lạ !!!

2) Bạn viết: “Nghi ngờ vì tôi là người có thời gian tu học khá dài, lại có nhân duyên gần gũi với nhiều bậc có tiếng tăm, đông đệ tử, thuyết giảng nhiều nơi cả trong lẫn ngoài nước. Nhưng khi đề cập đến chuyện giác ngộ thì bản thân các vị ấy không quả quyết mình đã giác ngộ hay chưa chứ chưa nói đến đệ tử của họ”.

Về thắc mắc này, mình xin được trình bày như sau:

- Có thời gian tu học dài là một chuyện, tu học có như pháp hay không (đúng tinh thần giáo pháp, như lí tác ý) lại là một chuyện !!! Thành ra thời gian tu hành không phải là đơn vị dùng để quy chiếu nhằm xem xét thành quả giác ngộ... Mà, tu hành như pháp, đạt được các mục tiêu của giáo pháp đề ra...mới là hệ quy chiếu của đạo pháp !!!

- Nhân duyên bạn: “Gần gũi với các bậc có tiếng tăm, đông đệ tử, thuyết giảng nhiều nơi trong và ngoài nước...v..v... Nhưng khi đề cập đến chuyện giác ngộ thì bản thân các vị ấy không quả quyết mình đã giác ngộ hay chưa chứ chưa nói đến đệ tử của họ” !!!

Về việc này, mình cũng xin được phép trình bày như sau:

* Người có danh tiếng không đồng nghĩa với việc giác ngộ... Danh tiếng là một chuyện, giác ngộ là một chuyện !!! Người trí không nên nhầm lẫn hai thứ này !!!

* Thuyết giảng là một chuyện, thuyết giảng có như pháp hay không lại là một chuyện !!! Người không hoặc chưa giác ngộ, không thể thuyết giảng như pháp... Vì thế, thuyết giảng nhiều nơi, không đồng nghĩa với “thuyết giảng như pháp” của bậc giác ngộ !!!

* Bạn viết: “Nhưng khi đề cập đến chuyện giác ngộ thì bản thân các vị ấy không quả quyết mình đã giác ngộ hay chưa chứ chưa nói đến đệ tử của họ” !!!

Trả lời:

Lý Tứ rất cảm phục sự “không quả quyết mình đã giác ngộ hay chưa” của các vị ấy !!! Trực tâm chính là giềng mối để các vị ấy giác ngộ ở vị lai !!! Lý Tứ cầu mong các vị ấy sớm “thật sự giác ngộ” để nhân tiếng tăm mà các vị ấy đã gầy dựng được sẽ đem đến “lợi ích thật sự” cho nhiều người !!!

3) Làm sao thầy biết mình giác ngộ, ai ấn chứng cho thầy?

Trả lời: Về câu hỏi này, mình xin đặt một câu hỏi khác, khi trả lời xong, Thượng Nhân sẽ tự trả lời câu hỏi của bạn !!! Câu hỏi như sau: Làm thế nào, một người bị bệnh sau một thời gian dùng thuốc, biết mình đã hết bịnh hay chưa ??? Ai là người xác chứng bản thân người ấy đã hết bệnh ???

4) Đệ tử của thầy giác ngộ là giác ngộ như thế nào? Thầy có thể giới thiệu địa chỉ những đệ tử của thầy đã giác ngộ để mọi người tham vấn hay không?

Trả lời:

- Phật đạo là một nền giáo dục, vì thế có những mục tiêu nhất định của nó... Những người trong quá trình tu học đạt được một số mục tiêu cơ bản của giáo pháp đề ra một cách như pháp (khác hành vi đạt được theo cách phi pháp, phi chân lí), Phật đạo gọi sự “đạt được như pháp” đó là giác ngộ... Và, đệ tử Lý Gia cũng không ngoại lệ !!! Vì thế, đệ tử của mình trong quá trình tu học, cũng có ba mục tiêu cơ bản phải đạt được hay giác ngộ theo đúng tinh thần giáo pháp như sau (chậm mau tuỳ căn cơ):

* Một, mục tiêu hết Khổ, dứt Tập (tịch diệt phần lớn tám món khổ nhân sinh, phiền não, kiết sử, lậu hoặc): Đệ tử Lý Gia hoàn thành hai mục tiêu này được coi là người hoàn thành giác ngộ lần thứ nhất !!!

* Hai, mục tiêu chứng Diệt (minh Tâm, kiến Tánh): Đệ tử Lý Gia hoàn thành chứng diệt, coi như thành tựu mục tiêu giác ngộ thứ hai !!!

* Ba, học Đạo đế thành tựu Nhất thiết trí (nắm vững các Tam muội môn, các Giải thoát môn của chư Phật. Đồng thời thấu suốt nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật đạo. Lại còn biết đâu là căn, là cơ, là thời..v..v...): Đệ tử Lý Gia thành tựu những điều trên, được coi hoàn thành mục tiêu thứ ba của giáo pháp đề ra !!!

- Về việc bạn hỏi: “Thầy có thể giới thiệu địa chỉ những đệ tử của thầy đã giác ngộ để mọi người tham vấn hay không”?

Trả lời: Tuy mình là thầy, nhưng mình cũng đâu được phép cho người khác số điện thoại, địa chỉ...(thông tin cá nhân) của một người nào đó khi chưa có sự đồng ý của chủ nhân các thông tin ấy, kể cả họ là đệ tử của mình (nhất là trên mạng xã hội) !!!

Tuy nhiên theo mình biết, một số HĐ Lý Gia đã giác ngộ đều có facebook... Nếu hữu duyên, bạn có thể tìm và kết bạn với các vị ấy và sau đó trao đổi, điều này không khó tìm khi vào trang của mình hay trang Lý Gia (địa chỉ FB từ những bài các bạn ấy đã đăng) !!! Chúc Thượng Nhân sớm tìm gặp họ !!!

5) “Tôi thấy trang của thầy có mục bạn đọc hỏi Lý Tứ trả lời, tôi đã đọc kĩ rất các câu trả lời của thầy, tôi cũng công nhận những điều thầy trả lời là chánh lí đúng pháp. Xin hỏi, trong cuộc đời của thầy, có câu hỏi nào làm cho thầy bí hay không”?

Trả lời: Cho đến hiện giờ, mình chưa bắt gặp câu hỏi nào “liên quan đến giáo pháp” mà mình không thông suốt !!! Còn vị lai thế nào, thì chưa biết !!! Tất nhiên, chỉ các câu hỏi liên quan đến giáo pháp, còn các câu hỏi khác ngoài giáo pháp thì mình cũng như mọi người, có điều biết có điều không !!!

6) Nếu thầy là người giác ngộ, tại sao không mở trường hay học viện để mọi người biết mà đến học?

Trả lời: Đối với mình, Lý Gia là quá đủ !!! Thành ra mình không có tham vọng, và cũng chưa từng suy nghĩ đến những thứ “lớn lao” như bạn đề cập !!! Dân gian có câu: “Hữu duyên thiên lí năng tao ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng” !!! Mình chọn “hữu duyên” vậy !!!

Hy vọng, những trả lời trên có thể giúp Thượng Nhân giải toả các thắc mắc trong lòng !!! Chúc Thượng Nhân và bạn đọc an vui, tinh tấn !!!

08/12/2020

LÝ TỨ

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168