Giải Bài Toán Đúng Trong Phật Đạo

127 lượt xem

“ Phật đạo như một nền giáo dục nhằm thay đổi nhận thức”. Do vậy, có thể ứng dụng phương pháp tư duy toán học để giải bài toán đúng trong Phật đạo. Theo giảng giải của Thầy: “Tứ đế như bốn cấp học, được triển khai thành 37 môn học hay tín chỉ”. Việc người học giải được bài toán đúng trong Phật đạo được coi là Giác Ngộ quan trọng trong học tập và (người đó) không khó để nhận ra những bài toán sai… liên quan đến giải bài toán Phật đạo.

GIẢI BÀI TOÁN ĐÚNG TRONG PHẬT ĐẠO

Thầy (Lý Tứ) chỉ dạy “ Phật đạo như một nền giáo dục nhằm thay đổi nhận thức”. Do vậy, có thể ứng dụng phương pháp tư duy toán học để giải bài toán đúng trong Phật đạo. Theo giảng giải của Thầy: “Tứ đế như bốn cấp học, được triển khai thành 37 môn học hay tín chỉ”. Việc người học giải được bài toán đúng trong Phật đạo được coi là Giác Ngộ quan trọng trong học tập và (người đó) không khó để nhận ra những bài toán sai… liên quan đến giải bài toán Phật đạo. Những bài toán bế tắc (không thể giải) hiện nay chú yếu là do không chung cùng với mục tiêu của Phật đạo đề ra:

VD1 Phật ra đời là để giúp chúng sanh “RA KHỎI SANH TỬ KHỔ” có nghĩa là có SANH, có TỬ… mà vẫn an vui; nhưng có người (không biết vô tình hay hữu ý) mà bỏ đi chữ “KHỔ” thành ra mục tiêu thay đổi, chỉ còn bốn chữ “RA KHỎI SINH TỬ” có nghĩa là tu hành để thành “TRƯỜNG SANH BẤT LÃO”; “TRƯỜNG SANH BẤT TỬ”; “VẠN TUẾ ! VẠN TUẾ ! VAN VẠN TUẾ” !!! Quả thực, mong ước là một chuyện, còn việc thực hiện mong ước này thì… chỉ có trong giấc mơ và tiểu thuyết…

VD2 Mở đầu Kinh Niệm Xứ Phật chỉ rõ “Này các Tỳ Kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tinh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Đó là Bốn Niệm xứ”. Ứng dụng trong học tập, ta nhận ra rằng có Bốn nơi chốn (Thân, Thọ, Tâm, Pháp) như bốn trụ cột nền móng của ngôi nhà hạnh phúc 37 tầng… Nơi đây, có bốn thang máy lắp đặt tại bốn cánh cửa kiểm soát đầu vào là Thân Thọ Tâm Pháp, bất cứ ai vào đúng cửa, vận hành đúng quy trình hướng dẫn có thể lên tới tầng cao nhất của toà nhà mà không nhọc công tốn sức. Ngược lại, những ai không bước vào một trong bốn cửa Thân Thọ Tâm Pháp để vận hành thang máy, mà đi tim niệm xứ thứ năm trở lên ngoài toà nhà 37 tầng… thì dù có lao tâm khổ tứ hết cuộc đời, cũng không bao giờ biết được niềm vui của toà nhà Giác ngộ Giải thoát và Trí tuệ. Ngoài việc xác định mục tiêu sai, người học còn có vô số chướng ngại trong quá trình học tập như: Chướng ngại thường gặp đầu tiên là hàng rào ngôn ngữ trong Phật đạo. Hiểu sai các khái niệm chuyên môn sử dụng trong Phật đạo… sẽ dẫn đến ứng dụng sai, nhầm đường lạc lối, đưa đến hệ quả sầu ưu bi khổ não không sứt.

VD Người học hiểu sai các khái niệm về Tâm, Pháp. Ngã, căn, trần thức, ấm, uẩn, ba duyên hoà hợp; tam vô lậu học; tam giải thoát môn; tam muội môn; giới định tuệ vô lậu; giới định tuệ hữu lậu…vv… Điều này chẳng khác người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng không thấu hiểu biển báo giao thông nên không chấp hành đúng luật lệ quy định, do vậy khi tham gia giao thông hậu quả, tai hoạ là khôn lường. Thực tế cho thấy, đối với người được học tập luật lệ giao thông đúng quy trình, khi tham gia giao thông, luôn có ý thức, thái độ chấp hành đúng luật lệ quy định, kết quả sẽ đi đến nơi về đến chốn gọi là “Thượng lộ bình an”; Ngược lại không hiểu hoặc hiểu sai biển báo giao thông, mà cố tình chạy ẩu, vii phạm pháp luật, thậm chí còn xảy ra tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản, lúc này thì dù thượng lộ, trung lộ hay hạ lộ đều phải nằm im chờ xử lý... Ngoài ra người học còn mắc một số bệnh trong bốn bệnh “Nhậm Tác Chỉ Diệt”.

VD Tuyên bố tu hành là không làm cái gì cả, mặc kệ mọi thứ… gọi là bệnh Nhậm; Tu hành là phải dụng công, phải có phép tu như thế này hoặc thế kia… gọi là bệnh Tác; Tu hành là phải đình chỉ các căn, không thấy nghe hay biết, dừng mọi nghĩ suy… gọi là bệnh Chỉ; Tu hành là phải diệt tham, sân si… goi là bệnh Diệt Tóm lại : Có thể gọi ‘Bài toán đúng trong Phật đạo là bài toán chỉ rõ mục tiêu trên bốn cấp học đó là Khổ đế; Tập đế; Diệt đế và Đạo đế. Phương pháp học tập là Văn Tư Tu. Xa lìa Bốn bệnh (Nhậm Tác Chỉ Diệt). Tâm không ba thời (Quá khứ, hiện tại, Tương lai). Xử sự không bốn tướng (Nhân Ngã Thọ giả Chúng sanh). Xử lý theo quy trình “Tồi tà hiển chánh”; Đoạn mê khai giác”; Khi giải được một bài toán đúng thì bớt được một điều ngu. Lấy niềm vui làm thước đo trong giáo dục, luôn tiến bộ qua từng cấp học đó là: Hết khổ mà vui. Dứt tập mà an vui. Chứng diệt mà mãi vui. Thành tựu trí tuệ mà ung dung tự tại…

Sau đây học trò xin phép Thầy, lập và giải bái toán theo cách của học trò: Bài toán MA TRẬN Bốn hàng; Bốn cột (4 X 4 có 16 ô) được lập ra chứa các giá trị như sau:

THÂN THỌ TÂM PHÁP

XÚC THỌ ÁI THỦ

LY BẤT VÔ PHI

TỊNH LẠC THƯỜNG NGÃ

Căn cứ vào dữ liệu 16 ô trong MA TRẬN, học trò tiến hành đánh giá tổng quan về Hàng và Cột.

Một số giải thích về HÀNG.

Hàng thứ nhất (THÂN THỌ TÂM PHÁP): Chỉ rõ bốn nơi chốn mà người học cần phải ghi nhớ gọi là TỨ NIỆM XỨ..; tương ưng với từng niệm xứ chú yếu của Thanh văn; Duyên giác; Bồ tát quyền thừa và Bồ tát Nhất thừa;

Hàng thứ hai (XÚC THỌ ÁI THỦ) chỉ rõ nguyên nhân phát sanh nỗi KHỔ trên bốn chỗ (THÂN THỌ TÂM PHÁP) tương ưng của từng thừa.

Hàng thứ ba (LY BẤT VÔ PHI) là triết lý, phương pháp hay cách thức để đoạn tận nguyên nhân sanh khổ của các thừa.

Hàng thứ tư (TỊNH LẠC THƯỜNG NGÃ) Là cảnh giới, mục tiêu hướng đến của từng thừa.

Một số giải thích về CỘT

Cột thứ nhất (THÂN XÚC LY TỊNH) là triết lý tu hành của THANH VĂN;

Cột thứ hai (THỌ THỌ BẤT LẠC) là triết lý tu hành của duyên giác;

Cột thứ ba (TÂM ÁI VÔ THƯỜNG) là phương pháp giải quyết nguồn tâm của Bồ tát quyền thừa;

Cột thứ tư (PHÁP THỦ PHI NGÃ) Là phương pháp học tập trí tuệ của Bồ tát nhất thừa;

Theo cảm nghĩ của học trò, điều quan trọng trước tiên là lập được bài toán đúng Còn cách giải bài toán chi tiết, cụ thể thì tuỳ theo từng cấp học, cảnh giới, căn cơ,sở thích của từng người mà có cách luận giải tương ưng, miễn là đạt được lợi ích trong học tập và hướng tới mục tiêu chân chánh trong Phật đạo. Lập được bài toán đúng trong Phật đạo và đi tìm lời giải “có đầu có đuội, khúc chiết” theo quy trình Văn Tư Tu… cho ra kết quả an vui… (người học) được coi là giác được tấm bản đồ Phật đạo (hay còn gọi là Giáo tông)… Y vào chỗ đã Giác, người học ứng dụng những quy tắc vàng được Thầy chỉ dạy mà khế hợp với cánh giới trong tâm gọi là tâm kinh. Khi hoát nhiên bắt gặp những điều đã giác trong tâm mình … vốn xưa nay rổng rang thanh tịnh, gọi là Ngộ (diệt đế)… Xuất hiện trang thái mãi vui… cho đến tự tại, gọi là Tâm tông. Có được giáo tông và tâm tông, ví như con chim có đôi cánh dang rộng, tự tại bay lượn trên bầu trời của cảnh giới giác ngộ giải thoát và trí tuệ./. Con xin đảnh lễ tri ân công đức giáo dạy của Thầy !!!

Tây nguyên,

ngày 08/02/2023

Con, Lý Thái Đăng

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168