Hết Thảy Chúng Sanh Đều Có Phật Tánh

89 lượt xem

Đức Phật có ba lần chuyển pháp luân như sau !!!

1) Lần thứ nhất tại thành Ba la nại (Varanasi): Phật tuyên thuyết ngũ ấm vô ngã, lập các phương tiện giúp người hết khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc...chứng đạo quả vô lậu và thánh quả xuất thế gian !!!

2) Lần thứ hai tại núi Linh thứu thuộc thành Vương xá (Rajagriha): Lần này, sau khi các đệ tử đã chứng thánh !!! Phật chỉ ra thánh quả chưa phải là đạo quả sau cùng của Phật đạo, mà trí tuệ mới là cốt lõi của Đạo trí tuệ !!! Để giúp các thánh đệ tử nhận ra trí tuệ trong Phật đạo là như thế nào và khiến họ hồi tâm từ bỏ Niết bàn quyền tiểu của thánh quả, phát tâm Vô thượng Bồ đề, phát nguyện độ sanh...Phật đã “giới thiệu” sức rộng sâu không thể nghĩ bàn của Phật tri kiến !!! Ta quen gọi là “khai, thị, ngộ, nhập” Phật tri kiến !!! Đây là lí do vì sao trong hội Pháp Hoa, các đệ tử chưa chứng thánh phải bỏ pháp hội ra đi khi nghe Phật tuyên thuyết Diệu Pháp Liên Hoa (vì ở lại cũng không thể lãnh hội nổi) !!!

3) Lần thứ ba tại thành Câu thi na (Kushinagar): Sau khi ba thừa (Thanh văn, Duyên Giác, Bồ tát) đồng vào Nhất thừa để học Phật tri kiến... Trước thời gian nhập Niết bàn, Phật tuyên thuyết cảnh giới của Đại niết bàn và tuyên thuyết “hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh” !!!

(57) BẠN ĐỌC HỎI - LÝ TỨ TRẢ LỜI

CHỦ ĐỀ: HẾT THẢY CHÚNG SANH ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH !!!

Các bạn !!!

Hôm qua, mình có cuộc trao đổi với một HĐ của chúng ta, cuộc trao đổi xoay quanh nhiều đề tài Phật pháp... Trong đó, có một số đề tài mà theo mình, có lẽ còn nhiều HĐ thắc mắc !!!

Để giúp mọi người cùng nắm vững, bổ sung kiến thức trong quá trình học tập cũng như làm công hạnh... Mình xin ghi lại nội dung một số thắc mắc và trả lời như sau !!!

Hỏi:

Thưa thầy !!! Vì sao đã nói tám món khổ nhân sinh, lại nói đến ba món khổ của tam giới và ba món khổ của tứ đế ???

Trả lời:

Trong quá trình học tập trí tuệ của một Bồ tát, để có thể “thống lí đại chúng”. Ngoài việc giúp nhân sinh hết khổ, Bồ tát còn phải nhận dạng các món khổ của ngoại đạo và người tu hành !!!

Vì rằng, trong thực tế cuộc sống, ngoài tám món khổ nhân sinh mà bất kì một người nào sinh ra trong cõi đời này đều cũng phải trải qua, đó là: Sinh, lão, bệnh, tử khổ, ái biệt li, cầu bất đắc, oán tắng hội, ngũ ấm xí thịnh khổ... Các món khổ này, có một số người đã tìm cách vượt qua, và họ đã vượt qua được như: Chuyên tâm tu tập thiền định, có đời sống u nhàn lấy việc tham cứu kinh điển làm niềm vui, người có phước lớn mạng lớn..v..v...những người như vậy, tuy không giác ngộ, nhưng tám món khổ nhân sinh không bức ngặt họ được !!!

Nhưng cũng chính việc bản thân họ đã tự vượt qua tám món khổ nêu trên, những người ấy có khi tự cho là đã đủ, không tinh tấn cầu học !!! Để giúp những người ấy nhận ra thành tựu của họ đối với Phật đạo là chưa đủ, Bồ tát phải chỉ cho họ các món khổ vi tế mà một người chưa giác ngộ, chưa đủ trí tuệ không thể nhìn thấy trong hiện tại, đó là: Ba món khổ thuộc ba tầng bậc của ba cõi là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ !!! Khi họ quan sát trở lại thực tế từ thân tâm của mình, nhận ra các tầng khổ ấy còn tồn tại, họ sẽ hồi tâm và tinh tấn cầu học !!!

Lại có những người, tuy đã sơ ngộ, tám món khổ nhân sinh, ba món khổ ba cõi tuy không còn, đã vượt qua khổ tục đế nhưng chưa thấy bổn tâm, chưa chứng bất động... Phật đạo gọi những người ở cảnh giới như thế là “khổ thánh đế” !!!

Có những người tuy đã thành tựu đạo xuất thế, chứng diệt đế, đã thành tựu đạo quả giải thoát nhưng chưa có trí tuệ, phần tự độ đã xong nhưng chưa thấu suốt tất cả các cảnh giới của Phật đạo vì thế chưa thể tự tại giúp người...v..v...Phật đạo gọi những người ở cảnh giới này là “khổ chân đế” !!!

Tóm lại: Sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt li, cầu bất đắc, oán tắng hội, ngũ ấm xí thịnh thuộc về lớp khổ nhân thừa !!! Ba món khổ khổ, hoại khổ, hành khổ thuộc về ba lớp khổ thiên thừa !!! Khổ thánh đế, khổ chân đế thuộc về hai lớp khổ của tam thừa !!! Bồ tát trong quá trình học trí tuệ, phải thân chứng để vượt qua và thấu suốt các lớp khổ nêu trên, sau này mới có thể nhận diện để giúp các hạng người chưa thật sự hoàn toàn hết khổ theo quan điểm Phật đạo, thành tựu tất cả các mục tiêu của Phật đạo đề ra.... Đây là một trong những yêu cầu mà Bồ tát phải học tập mới có thể thành tựu tam tự quy, trong đó có tự quy thứ ba là “thống lí đại chúng” !!! Vì thế, Phật dạy: “Không thấu suốt tứ đế, chính là khổ đế” !!!

Hỏi:

Trong quá trình tiếp xúc với người được giáo hoá, khi nhận ra một tri kiến không đúng đắn từ người được giáo hoá, con thường có thói quen “điều chỉnh hiểu biết của họ”... Sau những lần như thế, con tự thấy “cái ngã” của mình vẫn còn và con tự quở trách bản thân !!! Thưa thầy, con phải làm gì để vượt qua trở ngại này ???

Trả lời:

Có băm nát bạn ra, cũng không tìm thấy một chút ngã nào trong bạn !!! Vì rằng, Phật thuyết “ngũ ấm vô ngã” là chân lí... Chân lí này chỉ ra một thực tế, thân tâm hữu tình không hề có ngã, tức: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức tự nó vô ngã !!!

Nhưng, ngoại đạo lầm nhận thân tâm này có ngã, từ lầm nhận đó, họ nhắm vào một trong năm ấm ấy tu luyện, những mong tìm thấy “cứu cánh vĩnh hằng” (tự ngã) nào đó từ nơi năm món này !!! Để chỉ cho họ nhận ra sai lầm từ quan điểm nêu trên, Phật mới tuyên thuyết ngũ ấm vô ngã...!!! Sau khi các ngoại đạo đủ duyên nghe tuyên thuyết “ngũ ấm vô ngã”, họ từ bỏ cách tu sai lầm cũ, xin quy y Phật và trở thành Thanh văn đệ tử !!! Đây là lí do vì sao tứ pháp ấn hay tam pháp ấn của nhị thừa lại là “vô thường, khổ, không, vô ngã”, hoặc “vô thường, khổ, vô ngã” !!!

Trong khi đó, với Bồ tát thì lại khác !!! Bồ tát giác ngộ “cái gì vô thường, trong nó không ngã”, thân tâm này cũng không ngoại lệ !!! Đây là lí do vì sao, các pháp giáo Bồ tát và tam pháp ấn của Bồ tát chỉ gồm ba món “không, vô tướng, vô tác”... Trong ba pháp ấn này, ta không thấy đề cập đến ngã hay vô ngã !!!

Đối với Bồ tát, khi tuyên thuyết giúp người, chỉ nên căn cứ vào những điều sau: Lời tuyên thuyết đó có đủ từ bi, có đúng chánh lí, có thật sự vì người, có phi thời, có hợp căn cơ hay không (gọi chung là tuyên thuyết như pháp) ??? Nếu lời tuyên thuyết thoả mãn các yêu cầu trên, khi tuyên thuyết như pháp, ta không ngại những tuyên thuyết đó có ngã hay vô ngã !!! Đây là lí do vì sao mình vẫn nói với các bạn: “Giả sử có ngã mà lợi người, mình sẵn sàng chấp nhận... Còn vô ngã mà chẳng có lợi ích gì cho người, mình xin “bye bye” thứ chủ trương vô ngã vô ích đó” !!! Trong kinh, các Bồ tát cũng thường ta thán với Phật: “Bạch Thế tôn !!! Xưa nay, chúng con thường bị vô ngã làm ngại” !!!

Sau khi trao đổi xong đề tài “ngã và vô ngã”, vị HĐ của chúng ta vui mừng, hoát nhiên nhận ra những điều khó nhận ra trong Phật đạo !!! Thế đấy các bạn, khi nào nói có ngã, khi nào nói vô ngã bao hàm cả một nghệ thuật của Trung đạo !!! Nói có ngã mà giúp người giác ngộ thì hãy nói có ngã !!! Tuyên thuyết vô ngã mà giúp người nhận ra chân lí thì hãy nói vô ngã !!! Bằng ngược lại, cứ chấp nhất, mở miệng là vô ngã hay có ngã mà chẳng giúp gì cho người thì thà rằng “cấm khẩu” lại có nhiều lợi ích hơn !!!

Hỏi:

Thưa thầy !!! Ý nghĩa của ba lần chuyển Pháp luân là gì ???

Trả lời:

Trong cuộc đời hoằng hoá của Đức Phật, hay để giúp đệ tử viên mãn quá trình tiến tu trong đạo... Phật có ba lần nâng nhận thức của đệ tử lên một tầng khác cao hơn, ta thường hay gọi là chuyển pháp luân !!!

Cứ một lần chuyển pháp luân, nội dung các pháp thuộc đề tài của lần chuyển đó được Phật giảng nói nhiều năm tháng... Đến khi nào số đông đệ tử thâm nhập và thực chứng nhận thức này, Phật lại triển khai chuyển pháp luân tầng bậc kế tiếp !!!

Theo những gì lịch sử ghi lại, trong cuộc đời hoằng hoá của Đức Phật có ba lần chuyển pháp luân như sau !!!

1) Lần thứ nhất tại thành Ba la nại (Varanasi): Phật tuyên thuyết ngũ ấm vô ngã, lập các phương tiện giúp người hết khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc...chứng đạo quả vô lậu và thánh quả xuất thế gian !!!

2) Lần thứ hai tại núi Linh thứu thuộc thành Vương xá (Rajagriha): Lần này, sau khi các đệ tử đã chứng thánh !!! Phật chỉ ra thánh quả chưa phải là đạo quả sau cùng của Phật đạo, mà trí tuệ mới là cốt lõi của Đạo trí tuệ !!! Để giúp các thánh đệ tử nhận ra trí tuệ trong Phật đạo là như thế nào và khiến họ hồi tâm từ bỏ Niết bàn quyền tiểu của thánh quả, phát tâm Vô thượng Bồ đề, phát nguyện độ sanh...Phật đã “giới thiệu” sức rộng sâu không thể nghĩ bàn của Phật tri kiến !!! Ta quen gọi là “khai, thị, ngộ, nhập” Phật tri kiến !!! Đây là lí do vì sao trong hội Pháp Hoa, các đệ tử chưa chứng thánh phải bỏ pháp hội ra đi khi nghe Phật tuyên thuyết Diệu Pháp Liên Hoa (vì ở lại cũng không thể lãnh hội nổi) !!!

3) Lần thứ ba tại thành Câu thi na (Kushinagar): Sau khi ba thừa (Thanh văn, Duyên Giác, Bồ tát) đồng vào Nhất thừa để học Phật tri kiến... Trước thời gian nhập Niết bàn, Phật tuyên thuyết cảnh giới của Đại niết bàn và tuyên thuyết “hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh” !!!

Hai tuyên thuyết quan trọng nêu trên, nhằm chỉ rõ cảnh giới Đại niết bàn là cảnh giới tự chứng của chư Phật...Cảnh giới này thường hằng, siêu quá hai khái niệm tu và không tu, vượt khỏi mọi nghĩ bàn của chúng sanh và tam thừa (bất cộng nhân, thiên, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát) !!! Chỉ có cảnh giới Đại niết bàn mới viên mãn Phật tánh, Phật tánh bao gồm đầy đủ tám tánh chất siêu việt là: Thường, ngã, lạc, tịnh, từ, bi, hỉ, xả !!! Phật tánh hay tám tính chất siêu việt này, tất cả chúng sanh đều có (nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh) !!!

Có thể nói, ba lần chuyển pháp luân hay ba lần tuyên thuyết về ba tầng nhận thức trong Phật đạo từ thấp lên cao, chính là ba cấp học quan trọng mà một người tu hành muốn thành tựu địa vị sau cùng của Phật đạo nhất định phải trải qua !!! Và nhận thức quan trọng nhất của Phật đạo là “hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh”, có nghĩa rằng, mọi người, mọi loài đều có khả năng thành Phật, nếu họ quyết tâm học tập... Vì rằng, chủng tử Phật tánh đã có sẵn trong mọi chúng sanh !!!

Chúc mọi người sớm thành tựu viên mãn Phật tánh !!!

13/11/2020

LÝ TỨ

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168