Hữu Sư Trí - Vô Sư Trí - Nhập Pháp Giới - Nhập Thể

87 lượt xem

* Vô sư trí: Là một thứ hiểu biết mà người tu hành tự chứng ngộ cảnh giới cao nhất của Phật đạo...Vì thế, Vô sư trí còn có tên Tự nhiên trí, Phật trí, Nhất thiết chủng trí !!!

* Hữu sư trí: Là thứ hiểu biết đạt được trong quá trình học tập từ một người khác (hay một nguồn bất kì) dạy hoặc giúp ta hiểu ra !!! Hầu hết người tu hành để có thể thành tựu các đạo quả trong Phật đạo, đều phải trải qua một số giai đoạn học tập của Hữu sư trí..

HỮU SƯ TRÍ - VÔ SƯ TRÍ - NHẬP PHÁP GIỚI - NHẬP THẾ !!!

Các bạn !!!

Hữu sư trí và Vô sư trí là hai cảnh giới, mà một người tu tập phải đạt đến và phải trải qua trong quá trình tu học, từ đó mới có thể thành tựu cảnh giới cao nhất của Phật đạo !!!

* Vô sư trí: Là một thứ hiểu biết mà người tu hành tự chứng ngộ cảnh giới cao nhất của Phật đạo...Vì thế, Vô sư trí còn có tên Tự nhiên trí, Phật trí, Nhất thiết chủng trí !!!

* Hữu sư trí: Là thứ hiểu biết đạt được trong quá trình học tập từ một người khác (hay một nguồn bất kì) dạy hoặc giúp ta hiểu ra !!! Hầu hết người tu hành để có thể thành tựu các đạo quả trong Phật đạo, đều phải trải qua một số giai đoạn học tập của Hữu sư trí...Những quả vị của Hữu sư trí gồm:

- Đối với nhị thừa: Hữu sư trí gồm bảy quả hữu học và một quả vô học là, hướng Tu đà hoàn, Tu đà hoàn, hướng Tư đà hàm, Tư đà hàm, hướng A na hàm, A na hàm và hướng A la hán, cùng một quả vô học là A la hán !!!

A la hán của nhị thừa được gọi là vô học, bởi lẽ đối với quả vị này, phần tu tập để giải quyết tự thân đã xong, nên tạm gọi là vô học...Để có thể thành tựu Vô thượng bồ đề, một A la hán phải hồi tâm, phát nguyện học trí tuệ, thực hành Bồ tát đạo...Đến khi nào vị Bồ tát đó đầy đủ công đức, sẽ thành tựu Vô sư trí, đăng Pháp vân địa, chờ ngày thành Đẳng chánh giác (xin xem Diệu Pháp Liên Hoa Kinh) !!! Vì thế, danh xưng vô học của một A la hán là vô học đối với ba cõi, nhưng lại hữu học đối với Vô thượng bồ đề !!! Gọi là ra khỏi phần đoạn sanh tử để tiến về bất tư nghì biến dịch sanh tử (xin xem Kinh Lăng Già) !!!

- Đối với Bồ tát thừa: Các đạo quả của Hữu sư trí gồm Thập tín, thập hạnh, thập hồi hướng, thập trụ và thập địa ngoại trừ Pháp vân địa !!!

Sau khi một Bồ tát thành tựu tất cả các đạo quả của Hữu sư trí, gọi là thành tựu Nhất thiết trí, vị này làm công hạnh cho đến khi nào đầy đủ công đức chứng Vô sư trí, đăng Pháp vân địa giáo hoá chúng sanh chờ ngày đủ duyên thành Đẳng chánh giác !!!

Chúng ta có thể hiểu, bất kì một hiểu biết nào, một tri kiến nào được kế thừa bởi sự học tập, cho dù sự học tập đó đến từ một nguồn nào, có thể do nghe nói, có thể do đọc tụng..v..v...đều thuộc về Hữu sư trí !!!

Cái biết của Hữu sư trí luôn luôn bị giới hạn bởi nguồn học tập, vì thế cái biết này không thể nào viên mãn trong Phật đạo !!! Có nghĩa rằng, người dạy chỉ có thể dạy những điều có thể dạy, còn những điều vượt quá giới hạn của phạm trù giáo dục thì, nhất định không thể dạy được !!! Đây là lí do vì sao, một người cho dù thành tựu hoàn hảo mười thứ trí của Nhất thiết trí, cũng không thể biết hết mọi điều của một Đẳng chánh giác đã biết !!!

* Vì sao sau khi người tu hành thành tựu Nhất thiết trí, phải thực hành công hạnh Bồ tát đến khi nào đầy đủ công đức, mới có thể có cơ hội bùng nổ để thành tựu Vô sư trí ???

Giống như một người học về kĩ thuật canh tác, sau thời gian dài lăn lộn với ruộng đồng, ứng dụng những điều đã học vào công việc, trải qua nhiều thử thách từ thực tế, trong đó bao gồm thành công và thất bại...Trong giây phút nào đó, vị ấy hoát nhiên hiểu ra những điều sâu thẳm của việc canh tác mà bất kì một sự truyền đạt nào cũng chẳng thể xuyên thấu cái sâu thẳm ấy !!! Cái hoát nhiên cuối cùng này, Phật đạo gọi là Vô sư trí !!! Thành tựu Vô sư trí được coi là nhân duyên “kì sự hi hữu” trong Phật đạo, không phải người tu hành nào cũng có thể thành tựu cảnh giới cao tột ấy, giống như hoa Ưu đàm bát la, trên vài ngàn năm mới xuất hiện ở thế gian một lần !!!

* Nhập pháp giới là gì ??? Khi đọc kinh, ta thường hay nghe nói đến cụm từ nhập pháp giới !!! Như vậy nhập pháp giới là gì ??? Tu tập đến bậc nào mới có thể nhập pháp giới !!!

Nhập pháp giới là cụm từ đặc trưng để chỉ cho các Bồ tát sau khi viên mãn Diệt đế, đã thành tựu bất động giải thoát (không tâm, không pháp)...Sau đó vị này phát tâm cầu Vô thượng bồ đề và rời cảnh giới bất động để học Nhất thiết trí...Gọi là nhập pháp giới !!! Vì thế, cảnh giới này kinh gọi là Bồ tát từ bất động bước ra, hay Bồ tát nhớ lại nguyện xưa !!!

Trong quá trình chứng bất động giải thoát, tâm thức Bồ tát đã chấm dứt sinh diệt, tâm và pháp đồng tịch diệt...Để có thể học các Tam muội môn và Giải thát môn của chư Phật, vị này phải thâm nhập vào pháp giới chúng sinh...Đó là thâm nhập vào từng suy nghĩ, quan niệm, hành động...v..v...để tìm ra căn nguyên điên đảo từ tâm thức của họ, từ đó mới có thể sử dụng thiện xảo các Tam muội môn và các Giải thoát môn mình đã học một cách hiệu quả nhất cho từng đối tượng, khiến tất cả đồng được pháp lành !!! Kinh gọi sự học tập này là, “Bồ tát học trí tuệ từ nơi phiền não của chúng sinh” !!! Xin xem bài kinh Phật trả lời cho Thiện Đức Thiên Tử trong (Đại Bảo Tích) !!!

Giống như người học nghề kim hoàn, sau khi đã sở hữu khối vàng và đá quý thật lớn, bây giờ người ấy phải tìm xem nhu cầu, thị hiếu người dùng để có thể chế tác các món nữ trang vừa ý cho khách hàng !!! Học các Tam muội môn cùng các Giải thoát môn, dụ cho sở hữu khối vàng và đá quý lớn, nhập vào suy nghĩ, ưa thích, quan niệm của chúng sanh...dụ cho nhập pháp giới của Bồ tát !!!

Ta có thể thấy điều này trong phẩm Nhập Pháp Giới từ kinh Hoa Nghiêm !!! Khi Thiện Tài Đồng Tử đi cầu Nhất thiết trí (cầu sở hữu trí tuệ), tâm Thiện Tài đồng với hư không (thành tựu bất động giải thoát), hết thảy công đức có được hồi hướng cho tất cả chúng sanh (nhập vào pháp giới chúng sanh để biết rõ tâm ý của họ mà khiến họ được pháp lành) !!! Như vậy có thể hiểu, Nhập pháp giới là cảnh giới tiếp nối trong quá trình tu tập sau khi chứng Diệt đế vào Đạo đế của một Bồ tát !!!

* Nhập thế là gì ??? Nhập thế là cảnh giới đặc thù của Nhị thừa !!! Nhị thừa sau khi yểm li thế gian, tìm nơi vắng vẻ tu tập đạo Giải thoát gọi là xuất thế !!! Sau khi vị ấy thành tựu đạo quả Giải thoát của một A la hán !!! Vị ấy trở lại thế gian, đồng sự với người thế gian để dạy họ đạo Giải thoát bằng Tứ nhiếp pháp, ta có thể hiểu nôm na đó là cùng ăn, cùng ở, cùng làm !!! Hành động này của Nhị thừa gọi là nhập thế !!! Câu chuyện ngài Phú Lâu Na sau khi chứng A la hán quả, tình nguyện đến một nơi hẻo lánh, bán khai để dạy người ở đó canh tác và tu tập là hình ảnh minh hoạ sinh động nhất về việc nhập thế của Nhị thừa !!!

Nhập thế là cảnh giới của người đã thành tựu đạo xuất thế theo quan điểm Nhị thừa...Người chưa thành tựu đạo quả xuất thế, chưa thành tựu Tứ cú thành đạo (tứ thành tựu) của một A la hán là: Chư lậu dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ biện, bất thọ lậu hữu...Nghĩa là mọi sự phiền não đã hết, đức hạnh thanh tịnh đã lập, việc tu hành để tự cứu đã xong, chẳng còn trở lại cảnh giới mê muội của cõi hữu nữa...Thì, người đó vẫn còn là người thế gian, không gọi là nhập thế !!! Bởi họ chưa từng xuất thì làm gì có chuyện nhập và lấy gì để nhập ???!!! Chưa thành tựu xuất thế mà đã hô hào nhập thế thì, không lẽ nhập để dạy người cái tham lam, bất tịnh, ngu dốt, điên đảo...v..v...của chính mình hay sao ???!!!

Nhập thế của Nhị thừa, không giống nhập pháp giới của Bồ Tát !!! Nhập thế của Nhị thừa chỉ dạy cho người cao nhất là đạo quả giải thoát, vì năng lực của một La hán không thể thực hiện những phần việc giáo dục Phật đạo ở cấp độ cao hơn !!! Nhập pháp giới của Bồ tát và kết quả cuối cùng của sự tu học, có thể khiến chúng sanh thành tựu cả ba mục tiêu của Phật đạo là GIÁC NGỘ - GIẢI THOÁT - TRÍ TUỆ !!! Nhị thừa muốn giúp người thành tựu ba mục tiêu nói trên, phải phát tâm Vô thượng bồ đề và cầu học Nhất thiết trí !!!

Các bạn !!!

Những gì chúng ta đã trao đổi, chỉ là những điều căn bản, kiến giải một cách khái quát các thứ trí cùng những cảnh giới đặc thù trong Phật đạo !!!

Vì đây là những hiểu biết thuộc về chuyên môn kĩ thuật đặc trưng, bài viết nhằm giới thiệu quy trình tu học hơn là đi sâu vào tính chất của từng cảnh giới, do đó bài viết chưa phải là tất cả !!! Chỉ đến khi nào các bạn dấn thân tu học và thành tựu từng đạo quả, cũng như trải qua tất cả các cảnh giới đặc trưng đã trình bày, mới có thể cảm nhận sâu sắc và hiểu biết chân thật nhất những vấn đề nêu trên !!!

Chúc mọi người năm mới Canh Tý (2020), an vui và thành tựu những điều cần thành tựu trong Phật đạo !!!

21/01/2020

LÝ TỨ

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168