KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

113 lượt xem

Hầu như mọi người tu hành trong Phật đạo đều biết, kinh Diệu Pháp Liên Hoa ra đời, nhằm khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến... Có nghĩa kinh này chỉ ra rằng, Phật đạo không dừng lại ở những quả vị nhỏ nhoi của phần tự độ (giới hạn cuối cùng của Diệt Đế), mà mục tiêu tối thượng là: Giúp hết thảy người tu hành trong Phật đạo thành tựu quả vị cao nhất, đó là Vô Thượng Bồ Đề quả (tức thành Phật đủ mười danh hiệu) !!!

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Các bạn !!!

Mình còn nhớ như in, những ngày cách đây trên bốn mươi năm, mình và một số bạn bè thường hay đến ngôi chùa gần nhà để tụng Diệu Pháp Liên Hoa hàng đêm... Tất nhiên ngày ấy, mình chỉ biết cùng chuông mõ tụng hết phẩm này sang phẩm khác, nhưng ý nghĩa của nó, ngô khoai như thế nào thì mù tịt... !!! Mình chỉ tin một điều, tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa sẽ phát sinh công đức (điều này cũng chỉ nghe thiên hạ đồn)... Và, công đức là thứ gì, nó được tính bằng lon, lít, ký, tạ tấn hay mét...mình cũng không hình dung nổi...

Nhưng, chỉ với niềm tin vào kinh Phật, mình đã tụng đọc bộ kinh này không biết bao nhiêu lần !!! Thế rồi, không biết có phải do tích luỷ được nhiều tấn hay nhiều ký công đức hay không !!!! Ha ha ha ha !!! Một ngày cách đây chừng mười năm, mình đã hiểu ra kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói gì, dành cho đối tượng nào và ứng dụng ra sao !!!

Theo mình biết, trong hiện tại, cũng có rất nhiều Phật tử đang tụng Diệu Pháp Liên Hoa như mình hồi xưa, thậm chí có những đạo tràng chuyên tụng kinh này... Và, cũng không ít Pháp Sư đang giảng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa trong hiện tại !!! Khi viết những dòng này, tận sâu thẳm của thâm tâm, mình cầu mong cho những vị Phật tử đang gởi gắm niềm tin vào việc tụng đọc kinh Diệu Pháp Liên Hoa, rồi sẽ có ngày tích tụ đủ công đức để có thể nhận ra Phật tri kiến là cái gì và trực nhận rõ ràng làm thế nào để phát sinh công đức !!!!!!

Các bạn !!!

Hầu như mọi người tu hành trong Phật đạo đều biết, kinh Diệu Pháp Liên Hoa ra đời, nhằm khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến... Có nghĩa kinh này chỉ ra rằng, Phật đạo không dừng lại ở những quả vị nhỏ nhoi của phần tự độ (giới hạn cuối cùng của Diệt Đế), mà mục tiêu tối thượng là: Giúp hết thảy người tu hành trong Phật đạo thành tựu quả vị cao nhất, đó là Vô Thượng Bồ Đề quả (tức thành Phật đủ mười danh hiệu) !!!

Muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, ngoài việc phải thành tựu phần tự độ (độ bản thân) của Diệt Đế, người này còn phải học trí tuệ (của Đạo Đế)... Có trí tuệ, vị tu hành này mới có thể làm công hạnh, để hoàn thành công việc độ tha (độ người), khi công việc độ tha viên mãn, chừng ấy quả Vô Thượng Bồ Đề với mười danh hiệu mới hiện !!!

Phàm ở đời, muốn học nghề gì, phải biết rõ nghề đó... Muốn mua món đồ nào, phải hiểu món đồ mình cần mua... Thì cũng vậy, muốn thành tựu Vô Thượng Quả, muốn có trí tuệ trong Phật đạo, điều đầu tiên vị tu hành này phải biết trí tuệ của Phật đạo là gì, Vô Thượng Quả do đâu mà thành !!!

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đảm nhận vai trò chỉ rõ hai công việc này, trong kinh giới thiệu thế nào là Phật tri kiến (sức hoạt dụng của Phật trí), điều kiện để chứng Vô Thượng Bồ Đề (độ vô lượng chúng sinh, cúng dường vô lượng Chư Phật) !!! Tất nhiên để học Phật Trí và sau đó là chứng Phật Quả, hai thứ này luôn luôn bao gồm những điều kiện bắt buộc của nó... Một trong những điều kiện không thể thiếu, đó là: “Vị tu hành này phải thành tựu Diệt Đế và học trí tuệ để thành tựu Đạo Đế”...

Ta có thể hiểu, Pháp Hội Diệu Pháp Liên Hoa có phần nào đó giống như một buổi tư vấn hướng nghiệp đối với những học sinh vừa tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học, những học sinh này đang cần những kiến thức tối thiểu về ngành nghề và cơ sở đào tạo, để tự mình có thể chọn ngành nghề, chọn trường lớp phù hợp với năng lực bản thân... Đây cũng là lý do vì sao năm trăm vị tăng thượng mạn (chưa chứng A La Hán tưởng đã chứng, chưa tốt nghiệp...Diệt...Đế tưởng tốt nghiệp Diệt...Đế !!!!!????), từ bỏ pháp hội này ra đi... !!!

Tất nhiên, giới thiệu về Phật tri kiến hoàn toàn không giống một buổi tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh... Vì, những ngữ nghĩa thâm u của cảnh giới xuất thế chỉ có những tâm cảnh tương ưng xuất thế mới cảm nhận được, ta có thể hiểu, nó giống như buổi hướng nghiệp đó được giảng giải bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, mà chỉ có những người đã tốt nghiệp mới có thể hiểu được (còn những ai chưa tốt nghiệp ‘Diệt Đế’ thì...pó...tay) !!!

Đây cũng là lý do vì sao kinh Đại Thừa khó hiểu hoặc không thể hiểu nổi với những người chưa Giác Ngộ... Điều này, cũng phù hợp với câu nói bất hủ của Ngũ Tổ: “Bất thức bổn tâm, học pháp vô ích”... Ta có thể hiểu nôm na câu nói này với đại ý: “Chưa Giác Ngộ, chưa chứng Diệt Đế, không thể học Đại Thừa Pháp của Đạo Đế”... Và đây cũng là lý do vì sao, các kinh giáo Nhị Thừa (bất liễu nghĩa, dạy pháp thế gian) khi đọc lên, dù người có tu hay không tu... đều có thể nhận hiểu một cách dể dàng !!! Đến đây, chúng ta mới thấy rõ sự khác biệt về ngữ nghĩa, cảnh giới của văn tự thế gian được biên chép phần lớn trong kinh tạng Nikaya và ngữ nghĩa, cảnh giới của văn tự xuất thế gian được biên chép phần lớn trong kinh Đại Thừa là khác biệt như thế nào !!!

Nếu, Tứ Đế là quy trình học tập, nhằm đưa một phàm phu vô văn đến quả vị cao tột Vô Thượng Bồ Đề thì, kinh Diệu Pháp Liên Hoa được coi là tư liệu cơ sở, tư liệu này nhằm đặt nền móng xây dựng một loại hình văn hoá mới, đó là văn hoá Đại Thừa, một loại văn hoá thể hiện đầy đủ cảnh giới rộng lớn của Trí Tuệ (thuộc về Đạo Đế), ta thường gọi là KHAI, THỊ Phật tri triến... Khai thị, là giới thiệu, là chỉ cho thấy, là tập làm quen, là tập nhận biết... Khi đã thấy, đã làm quen, đã nhận biết... Chừng ấy, cơ may NGỘ NHẬP Phật tri kiến mới có thể đến !!!

Ngày xưa, khi chưa tuyên thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tức Thế Tôn chưa tuyên nói về những điều thâm u của Phật tri kiến... Các La Hán thường nghĩ rằng, quả vị A La Hán là cứu cánh cuối cùng của Phật đạo, sự nhầm lẫn này được biểu hiện rõ nét qua lời tuyên bố: “Chư lậu dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu”... Cho đến khi Pháp Hội Diệu Pháp Liên Hoa ra đời, chừng ấy các A La Hán mới biết rằng, quả vị La Hán chỉ là Hoá Thành... Đây là lý do vì sao các Phẩm Thí Dụ, Phẩm Hoá Thành Dụ hay câu chuyện Gã Cùng Tử có mặt trong kinh này !!! Và, đây cũng là lý do vì sao các Phẩm Pháp Sư, Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Tòng Địa Dõng Xuất, Phẩm Phân Biệt Công Đức hay Phẩm Thọ Ký được tuyên thuyết trong Pháp Hội này !!!

Các bạn !!!

Học Đạo Đế mà không có những hiểu biết nhất định về kinh Diệu Pháp Liên Hoa... Nó giống như người đi tìm châu báu mà không có những hiểu biết nhất định về châu báu !!!

22-06-2018

Lý Tứ

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168