LẠM BÀN VỀ THIỀN ĐỊNH !!!

104 lượt xem

Từ xưa đến nay, có rất nhiều định nghĩa về thiền hay thiền định là gì... Tuy nhiên, để có một định nghĩa gần gũi, thực tế và cụ thể nhất về thiền hay thiền định, ta có thể tóm tắt như sau: Thiền hay thiền định là một biện pháp, một hành động, một cách xử lí..v..v..nào đó, nhằm giúp người tu thiền vượt qua những trở ngại thường tình của bản thân (gồm thân, tâm và trí) nhằm tìm đến một cứu cánh nào đó mà ở trong thường tình con người không thể vượt qua cũng như không thể tìm được cứu cánh đó !!!

LẠM BÀN VỀ THIỀN ĐỊNH !!!

Các bạn !!!

Hôm qua, mình và vài ba HĐ trong lúc nhâm nhi tách trà buổi sáng, câu chuyện thiền định được đưa ra và nội dung cuộc trao đổi như sau !!!

1) Thiền là gì ???

Từ xưa đến nay, có rất nhiều định nghĩa về thiền hay thiền định là gì... Tuy nhiên, để có một định nghĩa gần gũi, thực tế và cụ thể nhất về thiền hay thiền định, ta có thể tóm tắt như sau: Thiền hay thiền định là một biện pháp, một hành động, một cách xử lí..v..v..nào đó, nhằm giúp người tu thiền vượt qua những trở ngại thường tình của bản thân (gồm thân, tâm và trí) nhằm tìm đến một cứu cánh nào đó mà ở trong thường tình con người không thể vượt qua cũng như không thể tìm được cứu cánh đó !!!

Giống như mọi người đều biết, ở các tầng sâu trong trái đất có những khoáng vật vô giá... Muốn sở hữu những khoáng vật này, bằng cách nào đó, người ta phải đào bới, xuyên thủng một số lớp đất đá nhất định thì mới có thể tìm thấy và sở hữu vật mình cần sở hữu...!!!

Thân, tâm, trí thường tình của một con người chính là các lớp đất đá phía trên ngăn cản, không cho người ta thấy cái siêu việt cần thấy...Tu thiền hay thiền định chính là công việc đào bới, xuyên thủng các lớp ngăn che bằng các loại công cụ đặc biệt để tìm thấy cái mình cần tìm thấy...Các loại công cụ đặc biệt này là các tầng bậc của thiền và định !!! Cũng từ những hiểu biết vừa có giá trị, vừa mơ hồ nêu trên... Từ đây, các trường phái, các phương pháp, các loại hình thiền định ra đời !!!

2) Định hướng !!!

- Như những gì đã nêu ở trên, việc người ta biết chắc phía dưới số lớp đất đá phủ trên bề mặt trái đất có nhiều khoáng vật là chuyện hiển nhiên !!!

- Nhưng, không phải bất kì nơi nào ở phía dưới các lớp đất đá ấy cũng chứa khoáng vật giá trị, đây cũng là điều hiển nhiên !!!

- Và, đối với mỗi lớp đất đá thuộc mỗi địa tầng có độ cứng mềm khác nhau, muốn đào bới, xuyên thủng những lớp khác nhau ấy, cần có những công cụ phù hợp cũng là chuyện hiển nhiên !!!

- Và cuối cùng, làm thế nào để có thể xác định được vị trí mà ta đào bới là vị trí mà phía bên dưới ấy nhất định có chứa khoáng vật, đây cũng là kiến thức chuyên môn mà hiển nhiên người đào bới cần phải biết rõ, nắm chắc !!!

Thế nhưng, không hiếm người có thể do thiếu hiểu biết, do nhẹ dạ cả tin, do nôn nóng, do văn hoá đám đông, do thiếu sự hướng dẫn cần thiết về công tác định vị cũng như kĩ thuật từ các nhà chuyên môn... Sau khi nghe nói phía dưới đất đá là khoáng vật, chỉ cần học sơ sài, chỉ cần nghe loáng thoáng, chỉ cần đọc vài tư liệu thô thiển...v..v...đã vội “xách cuốc chim” (xem hình minh hoạ) hì hục đêm ngày đào bới !!! Và, kết quả sau cùng là gì, chắc không cần phải bàn !!!

Lại có những người, cho dù được hướng dẫn cụ thể các bước đào bới từ những công cụ phù hợp, nhưng chỉ vì người đào không đủ năng lực, hay do người hướng dẫn không đủ năng lực... dẫn đến việc không biết cách xác định vị trí đào bới, do đó đào hết lớp này đến lớp khác mà vẫn không tìm thấy khoáng vật, hoặc đã tìm thấy nhưng đó là thứ không có giá trị, hay nhận lầm giá trị vật cần tìm (tạp vật tưởng là vàng)...v..v...!!!

Vì thế, để có thể tìm thấy khoáng vật hay tìm thấy cứu cánh từ thiền định, một số yêu cầu bắt buộc thuộc về chuyên môn kĩ thuật mà người tu thiền nhất định phải học tập là rất quan trọng, nếu không muốn trở thành người làm việc vô ích !!!

3) Sự khác biệt giữa thiền của Phật giáo và các loại thiền khác !!!

Như những gì đã nói ở trên, tu thiền chính là đào bới lớp vỏ thân, tâm, và trí để vượt qua những thường tình của nhân sinh, hầu tìm thấy một cứu cánh nào đó sau sự che lấp của những nhìn nhận thường tình ấy !!!

Và, như thế nào là cái không thường tình ẩn khuất sau những nhìn nhận thường tình là các giá trị mà mỗi trường phái thiền có một quan điểm khác nhau, do đó cứu cánh họ tìm kiếm cũng rất khác nhau !!!

Chính sự không cùng chung quan điểm này, hay nhận lầm quan điểm này thành quan điểm kia do không hiểu biết tường tận từng quan điểm riêng của mỗi trường phái, từ đây dẫn đến việc tu theo cách của trường phái này nhưng lại hy vọng thành tựu cứu cánh của trường phái kia..v..v...đây là chuyện không khó bắt gặp trong đời !!!

Với Phật đạo, cái được gọi là thiền, thiền định, hay tu thiền chẳng phải là việc gì ghê gớm, cũng chẳng phải là thứ được chủ trương thông qua một thiền phái nào đó, hoặc công phu vận luyện, hay bức tử, cột chặc tâm ý thức từ một sở pháp...v..v... Mà thiền hay thiền tư của Phật đạo chỉ là một phần việc trong chuỗi phần việc của ba pháp “văn, tư, tu”... Nói khác hơn, thiền hay thiền tư trong Phật đạo chính là quá trình tìm nơi thanh vắng để tư duy (tư) một vấn đề của đạo pháp sau khi hành giả tiếp nhận kiến thức chân chánh từ người hướng dẫn (văn) !!!

Đây là lí do vì sao, sau khi thuyết một thời pháp, Phật thường hay nói với đại chúng đại ý như sau: “Này các ông !!! Đây là khu rừng, kia là gốc cây, đó là ngôi miếu hoang, đằng xa là ngôi nhà trống...v..v... Các ông hãy đến đó mà “thiền tư”...(trong thanh vắng, lặng lẽ mà tư duy những điều Phật vừa dạy) !!!

Trong quá trình tư duy (thiền tư), hành giả nhận ra các chỉ thú cốt lõi từ lời dạy, do giác ngộ chỉ thú cốt lõi từ lời dạy, nên thân; tâm; trí không còn bị cột buộc bởi các quan niệm thường tình... Nhờ đó thân; tâm; trí trở nên hoan hỉ, nhẹ nhàng, sáng suốt, nhất tâm, định tĩnh... Các thiền chi vừa nêu hiện khởi không khác gì các thiền chi người chuyên tâm tu thiền (từ các trướng phái khác) đạt được, nên Phật đạo gọi những vị ấy là “được thiền” (đắc thiền) !!! Đây là lí do vì sao, người tu hành trong Phật đạo không chuyên tâm tu thiền mà vẫn được thiền !!!

Khác hơn, thiền của Phật đạo do giác ngộ mà thành chứ không phải do chuyên tâm tu thiền mà thành !!! Sự khác biệt từ cách tu thiền và được thiền của Phật đạo chính là sự hoá kiếp từ sữa đến lạc, thành tô (gồm sanh tô và thục tô) và cuối cùng là đề hồ... !!!

- Sữa: Giáo pháp chân chánh...

- Lạc: Dùng thiền tư để chánh tư duy giáo pháp...

- Tô: Gồm sanh tô là Niết bàn Nhị thừa; Thục tô là Niết bàn chân đế của Bồ tát...

- Đề hồ: Phật tánh, Phật trí !!!

Như vậy, chỉ từ một nguồn sữa giáo pháp (sữa), mà sau khi dùng chánh tư duy (thiền tư) để hoá kiếp, sửa ấy trở thành lạc (thiền vị, thiền chi), tô (Niết bàn, giải thoát) và đề hồ (Phật tánh, Phật trí) !!!

4) Kết luận !!!

Giống như học toán, cho dù học cả ngàn bài toán sai, người ấy cũng không thể biết được bài toán đúng !!! Ngược lại, chỉ cần giải được bài toán đúng, sẽ biết được tất cả các bài toán sai !!!

Phật pháp chính là phép giải toán đúng !!! Một bài toán được coi là giải đúng từ các phép giải của Phật pháp, nhất định kết quả của nó phải là “Niết bàn và Trí tuệ” !!!

- Niết bàn gồm chấm dứt khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc và giải thoát khỏi thế gian pháp... !!!

- Và, Trí tuệ gồm thấu suốt thiệt tướng các pháp và biết rõ các Tam muội môn cùng các Giải thoát môn của chư Phật... !!!

Các bạn !!!

Phía dưới mặt đất là khoáng vật vô giá !!! Tận cùng sâu thẳm của thân, tâm, trí chính là Niết bàn và Phật tánh !!! Thiền tư của Phật đạo chính là công việc đào bới xuyên thủng thân, tâm, trí nhằm giúp ba món này vượt qua những nhận thức thường tình của thế nhân... Để tìm đến cái siêu việt của đạo Giác ngộ bắt nguồn từ giáo pháp chân chánh (chân lí), hành động này gọi là “Thiền của Phật đạo” hay “Bất cộng phàm phu pháp” !!!

Mọi hành động đào bới lung tung, đào mà không có công cụ phù hợp cho mỗi địa tầng, đào mà không biết mình đào ở đâu và tìm kiếm cái gì...v..v...nói chung hành động mà không được dẫn khởi bởi chân lí... Nhất định, cái mà bạn bắt gặp sau thời gian dài đào bới mệt mỏi, chắc chắn không phải là “khoáng vật có giá trị thông qua nhãn quan chuyên môn của Phật đạo” !!!

- Phật đạo là đạo trí tuệ, cứu cánh của Phật đạo chính là trí tuệ !!! Thiền của Phật đạo là hành động của trí tuệ !!! Vì là hành động từ trí tuệ nên khi thành tựu, tâm trí sẽ sáng suốt, mỗi mỗi phân minh chứ chẳng phải sau khi tu hành, tâm trí hành giả giống cục đất, củ khoai hay con...cù...lần các bạn ạ !!!

- Tu thiền là phương thức tư duy theo phương châm “như lí tác ý” để sau đó trở thành bậc thấu suốt và thông tuệ như sự thấu suốt và thông tuệ của các bậc hiền trí xưa....Chứ chẳng phải hình thức vùi dập lí trí theo kiểu “phi lí tác ý” làm cho tâm trí mờ mịt, trở thành vô tri hay thiểu năng trí tuệ, thậm chí bất bình thường các bạn ạ !!!

Hy vọng, bài viết có thể giúp các bạn nhận định thiền của Phật đạo là gì... Nó khác với các loại thiền thế gian như thế nào... Và, đi con đường nào mới có thể tìm thấy cứu cánh chắc thiệt của Phật đạo !!!

Chúc mọi người an vui, tinh tấn !!!

LÝ TỨ

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168