LÀM THẾ NÀO ĐỂ TU TẬP THÀNH CÔNG

105 lượt xem

Làm thế nào để tu tập thành công, hay nói khác hơn là, làm thế nào để có thể thành tựu các mục tiêu của Phật đạo đề ra, là câu hỏi mà không ít người tu hành đã từng nghĩ đến. Và thực tế, câu hỏi này ít ra cho đến hiện tại, không mấy người có câu trả lời thoả đáng !!! Vì rằng, nếu đã có được câu trả lời thoả đáng thì, giờ này đa số người tu hành đã thành công trong tu tập rồi !!!

Thành công đó là, bản thân đã đạt được một số mục tiêu nhất định từ quá trình dạy và học của Phật đạo. Nhưng thực tế, nếu bình tĩnh, khách quan, công tâm quan sát bản thân và những người tu hành chung quanh, sẽ không khó nhận ra bản thân và những người tu hành mà ta có cơ duyên tiếp xúc, đàm luận, v.v... không thể hiện thành quả mang lại từ đạo pháp một cách cụ thể !!!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TU TẬP THÀNH CÔNG

Các bạn !!!

Làm thế nào để tu tập thành công, hay nói khác hơn là, làm thế nào để có thể thành tựu các mục tiêu của Phật đạo đề ra, là câu hỏi mà không ít người tu hành đã từng nghĩ đến. Và thực tế, câu hỏi này ít ra cho đến hiện tại, không mấy người có câu trả lời thoả đáng !!! Vì rằng, nếu đã có được câu trả lời thoả đáng thì, giờ này đa số người tu hành đã thành công trong tu tập rồi !!!

Thành công đó là, bản thân đã đạt được một số mục tiêu nhất định từ quá trình dạy và học của Phật đạo. Nhưng thực tế, nếu bình tĩnh, khách quan, công tâm quan sát bản thân và những người tu hành chung quanh, sẽ không khó nhận ra bản thân và những người tu hành mà ta có cơ duyên tiếp xúc, đàm luận, v.v... không thể hiện thành quả mang lại từ đạo pháp một cách cụ thể !!!

Vì sao nó lại như vậy ???

Theo kinh nghiệm bản thân, sở dĩ đa số người tu hành không đạt được tất cả hay một số mục tiêu nhất định nào đó của đạo pháp đề ra là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

1. Không tìm hiểu mục tiêu của Phật đạo là gì !!!

Mọi người đều biết, Phật đạo là một nền giáo dục !!! Mà đã là giáo dục thì, nhất định nền giáo dục đó phải đặt ra các mục tiêu của mình và chỉ giải quyết những gì trong mục tiêu đã đặt ra mà thôi. Đằng này, số đông người tu hành rất mơ hồ về các mục tiêu của Phật đạo. Từ đó họ đến với Phật đạo để tìm cầu những điều mà Phật đạo không thể giải quyết được. Điều này dẫn đến hệ quả là, công sức bỏ ra rất nhiều nhưng kết quả chẳng như mong muốn !!!

Việc này giống như người bệnh mong ước được chữa lành bệnh và sau đó học cách chữa bệnh cho người. Vì duyên cớ nào đó, họ lại học phải phương pháp làm đẹp hoặc học cánh mở tiệm làm đẹp !!! Sau khi học xong, đã không giải quyết bệnh tình của bản thân, cũng chẳng giải quyết bệnh tình của người. Sự thể này, không hiếm gặp đối với đa số người tu hành đã vấp phải và đang chia sẻ cho nhau !!!

Vì thế, trước khi quyết định dấn thân tu hành, muốn đạt được kết quả tốt. Đầu tiên, ta phải xem ước nguyện của ta là gì ??? Phật đạo có giải quyết thoả đáng các ước nguyện đó hay không ??? Nếu hai câu hỏi trên, chưa được giải quyết thì hãy khoan, đừng vội dấn thân !!!

2. Đặt mục tiêu hư ảo !!!

Thông thường, người tu hành trong quá trình dấn thân, vì không hiểu biết hết giáo tình tu tập của Phật đạo ra sao. Giáo trình đó giúp ta thành tựu điều gì trong cuộc sống này !!!??? Chính vì thiếu những thông tin cần thiết nêu trên nên, người tu hành thường đặt ra các mục tiêu hư ảo như:

− Người dạy ta đạo pháp phải là mẫu người như ta tưởng tượng dựa theo những gì ta học được từ cổ tích, thần thoại, hư cấu, văn hoá dân gian lưu truyền, v.v...!!!

− Trong quá trình dấn thân tu tập, ta phải đạt được những thành quả mang đậm màu sắc huyền bí, thần thông, phản khoa học, v.v... mà những điều ấy, thực tế không một nền giáo dục nào trên đời có thể làm được…!!!

− Chạy theo triết lí, hành động mơ hồ… Điều này dẫn đến việc người nói lẫn người nghe không biết mình đang nói gì, nghe gì cùng hành động như vậy để đạt được điều gì... Cơ sở nào minh chứng cho triết lí, hành động đó sẽ đưa ta đến thành công một cách hợp lí, có tính thuyết phục cao...!!!

Nếu người tu hành, không sáng suốt, không bình tâm, không tìm hiểu cặn kẽ con đường mình sắp dấn thân, chỉ nghe người khác nói, chạy theo văn hoá đám đông, v.v... rồi đặt ra các mục tiêu hư ảo và cầu mong tu hành để đạt được các mục tiêu hư ảo đó, nhất định không thể thành công trong việc học tập Phật pháp...!!!

3. Kiến thức phải chuẩn !!!

Bất kì nền giáo dục nào cũng có những triết lí, quan điểm riêng của mình. Để mô tả triết lí quan điểm của mình, nền giáo dục đó luôn đặt ra những khái niệm, những thuật ngữ có tính chuyên biệt. Và, khái niệm, thuật ngữ chuyên biệt này luôn hàm chứa thứ văn hoá đặc trưng của họ... Vì thế, các khái niệm, thuật ngữ đó phải được giải thích đúng ý nghĩa của nền giáo dục, văn hoá đó !!! Mọi sự hiểu sai, diễn giải sai hoặc diễn giải theo ý nghĩa của nền giáo dục, văn hoá khác, sẽ không cho ra kết quả đúng đắn trong học tập !!!

Điều này, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp đối với phần lớn người tu hành trong Phật đạo !!! Phật đạo là đạo xuất thế, văn hoá của Phật đạo là văn hoá vô lậu. Nhưng hầu hết người tu hành lại dùng hiểu biết thế gian, lấy văn hoá hữu lậu để cắt nghĩa các khái niệm, thuật ngữ vô lậu, xuất thế !!!

Điều này giống như con nai lấy hiểu biết, đời sống, văn hoá sơn lâm để hiểu về đời sống, văn hoá thuỷ tộc của loài cá…!!! Những giải thích theo cách thế gian như vậy, nhất định chính nó và những con nai khác sẽ chẳng bao giờ cảm nhận hoặc sống đúng những gì loài cá đã cảm nhận và đang sống !!!

Muốn không rơi vào tình cảnh này, người tu hành trong Phật đạo phải nắm vững các khái niệm, các thuật ngữ của Phật đạo một cách đúng đắn nhất. Mọi sự hiểu sai sẽ dẫn đến thực hành sai và kết quả sai là điều không thể tránh khỏi !!! Ta có thể hiểu việc này như sau:

Giống như người Việt đọc tiếng Anh bằng ý nghĩa tiếng Việt, rồi giải thích ý nghĩa ngữ âm người Anh bằng ý nghĩa ngữ âm của người Việt. Ví dụ như câu: “I go to…”, đọc là “ai go tu” và khẳng định câu đó có ý nghĩa “ai đi tu” thì… thì…! ... Hỏng…!!! Cho nên, việc hiểu đúng ý nghĩa các khái niệm, thuật ngữ của Phật đạo là một trong những điều kiện cần thiết giúp việc học tập và tu hành thành công là điều không thể thiếu đối với bất kì một người nào khi đã dấn thân trên con đường đạo !!!

4. Xây dựng thái độ tu hành !!!

Một số người, tuy có tìm hiểu và biết được mục tiêu của Phật đạo là gì, mục tiêu đó đưa ta đến đâu trong cuộc sống này ??? Nhưng do thói quen cũng như cách sống, không tự xây dựng cho bản thân một thái độ tu hành đúng mực, rất khó đạt được thành quả trong học tập !!! Giống như đứa trẻ cắp sách đến trường nhưng trong đầu nghĩ đến phòng game, chỉ muốn mau hết giờ để được chơi game. Về nhà, ngồi trước đống sách vở với mục đích ôn bài nhưng trong lòng trông mong đứa bạn hàng xóm đến rủ đi chơi, và sẵn sàng xếp sách vở để theo bạn bè !!!

Thực tế này khá phổ biến đối với người tu hành. Đã dấn thân tu hành trong Phật đạo nhưng thích chuyện thị phi, thích tìm hiểu suy nghĩ các thứ triết lí không liên hệ đến mục tiêu mình đang hướng đến, ham ưa phóng dật, v.v... Những người học không ra học, chơi không ra chơi. Không xây dựng thái độ tu hành đúng mực, lười đọc tụng, lười tư duy, ngại khó, không muốn thay đổi, v.v... Rất khó thành công trong học tập và tu hành !!!

5. Tóm lại, ba điều đã nêu trong bài viết gồm:

− Không tìm hiểu mục tiêu của Phật đạo là gì !!!

− Đặt mục tiêu hư ảo !!!

− Xây dựng thái độ tu hành !!!

Tuy chỉ là ba điều đơn giản, thậm chí ít khi ta lưu tâm… Nhưng nó chính là hòn đá lớn làm cản ngại con đường mà ta đang đi. Nếu giải quyết được “hòn đã tảng” chặn đường này, hành trình phía trước nhất định sẽ dễ dàng hơn !!!

Các bạn !!!

Tất cả các nền giáo dục đều có chuẩn mực riêng !!! Phật đạo là một nền giáo dục nên cũng không ngoại lệ !!! Tất nhiên, để đạt được thành quả nào đó trong học tập, người học bắt buộc phải tôn trọng và tuân thủ các chuẩn mực đã đề ra !!!

Và, Phật đạo là nền giáo dục tâm cơ, là hệ thống triết lí giúp người thay đổi nhận thức. Vì thế, mọi hiểu biết về Phật đạo phải đúng ý nghĩa đặc trưng của Phật đạo, nếu hiểu sai sẽ thực hành sai và cho ra kết quả sai !!!

Bài viết chỉ khái quát một số điều bất cập mà phần lớn người tu hành thường hay mắc phải, công sức bỏ ra nhiều, nhưng kết quả lại chẳng như mong muốn !!!

Rất mong những gì đã nêu, có thể giúp người đọc nhìn lại bản thân, khắc phục những bất cập trong việc học tập, định hướng, thực hành…để có thể gặt hái thành quả tu tập như ý !!!

Chúc mọi người đều có cơ hội học đúng, hiểu đúng, thực hành đúng và đạt được thành quả đúng !!!

LÝ TỨ

3/4/2022

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168