Luận bàn về Bát Nhã Trí

114 lượt xem

Trí Tuệ Bát Nhã còn gọi là Bát Nhã Trí hay Phật Trí là một loại trí tuệ đặc biệt mà chỉ có các Đại Bồ Tát hay Phật mới có được.

Đây là trí tuệ tối thượng trong Phật Đạo được nói đến rất nhiều trong các kinh điển hay các bài thuyết!

LUẬN BÀN VỀ BÁT NHÃ TRÍ !!!

(Đôi lời cảm nhận của học trò sau buổi học Zoom Lý Gia ngày 30.08.2022 của Lý Lão Sư)

Trí Tuệ Bát Nhã còn gọi là Bát Nhã Trí hay Phật Trí là một loại trí tuệ đặc biệt mà chỉ có các Đại Bồ Tát hay Phật mới có được.

Đây là trí tuệ tối thượng trong Phật Đạo được nói đến rất nhiều trong các kinh điển hay các bài thuyết!

Một điều đặc biệt, nơi nào có bát nhã trí, nơi đó các quả vị của Phật Đạo sẽ hiện. Chỉ có bát nhã trí mới có thể dạy người từ một phàm phu vô văn thành tựu các quả vị trong Phật Đạo, kể cả thành tựu Bát Nhã Trí.

Tuy nhiên, không nhiều người biết đến con đường để một người thành tựu bát nhã trí!

Một người mang trong người chứng bệnh nan y, vô phương cứu chữa, đau đớn khổ sở vô cùng. Người này khao khát có được cơ duyên, được ai đó mách cho một vị Thần Y như Hoa Đà Tái Thế, có thể chữa khỏi căn bệnh nan y của mình.

Người ấy nguyện nếu điều đó thành sự thật, sẽ dâng hiến trọn phần đời còn lại của mình để học hỏi nơi vị Thần Y, đặng sau này cứu chữa cho tất cả những người bệnh trên thế gian đến hơi thở cuối cùng.

Muốn thành tựu Bát Nhã Trí, vị này phải trải qua 3 giai đoạn Nhiếp Thọ

o Chánh Pháp Nhiếp Thọ

o Nhiếp thọ chánh pháp

o Nhiếp thọ chánh pháp vô dị biệt

CHÁNH PHÁP NHIẾP THỌ: 

Chánh Pháp nhiếp thọ là giai đoạn vị này được chánh pháp hộ trì. Vị này y nơi chánh pháp, từng bước bào mòn kiết sử, chấm dứt khổ đau, diệt trừ lậu hoặc, minh tâm kiến tánh, lìa khổ được vui, chứng Thánh Quả.

Lúc này vị này không còn là một chúng sanh nữa mà đã trở thành bậc Thánh.

( Bậc Thánh trong phật đạo không có nghĩa là anh có kinh công nhảy lên ngọn cây, chạy trên mặt nước hay bay trên mây như Tôn Ngộ Không- mà đơn giản,vị này 8 món khổ nhân sinh, phiền não, kiết sử, lậu hoặc không còn- hoặc còn rất ít)

Chánh Pháp Nhiếp Thọ này chia làm 3 giai đoạn

- Phát tâm bồ đề: Vị này phát tâm tìm cầu chánh pháp, mong muốn hiểu thấu các vấn đề trong Phật Đạo, để đạt được các mục tiêu của Phật Đạo là Giác Ngộ, Giải Thoát và Trí Tuệ, trước để độ mình, sau là độ người.

Giống như người bệnh muốn khỏi bệnh phải tìm hiểu, mong cầu gặp được thần y, sớm khỏi bệnh, giải quyết tự thân,từ đó phát tâm giúp đỡ những người bệnh khác không phải chịu khổ như mình.

- Phục Tâm Bồ Đề: 

Vị này sau khi đã tìm được Chánh Pháp, tìm được vị đạo sư. Giai đoạn này, vị tu hành y nơi Chánh Pháp, ngày đêm bốn thời nhớ nghĩ không quên, tiếp thu các dữ liệu Giác chuẩn (giáo pháp nhập môn), hiểu đúng ý nghĩa (Văn), thiền tư ( Tư) đến khi thấy thứ đó trong tâm thức ( tương ưng) , đưa hiểu biết đó vào đời sống, nhân nơi thấy biết đó mà ứng xử (Tu). 

Vị này bám vào 12 phẩm đầu của tư lương vị, không rời Tứ Niệm Xứ,  Loại bỏ các ác pháp, trưởng dưỡng Thiện Pháp ( Tứ Chánh Cần), Tinh tấn chuyên cần, nhất tâm như ý túc. Thành tựu Giới Vô Lậu, Tiền Ngũ Thức chuyển hóa thành Thành Sở Tác Trí, Ý Thức chuyển thành Diệu Quan sát trí, chấm dứt Nhuận Chi Vô Minh và Căn Bản Vô Minh, hết Khổ dứt Tập.

Khi 5 căn thân không còn chạy theo trần cảnh, thấy nghe không còn bị nhiễm ô bởi nghiệp thức, các thiền chi xuất hiện gọi là Được Thiền.

Các thiền chi lần lượt xuất hiện từ sơ thiền đến tứ thiền, khiến vị này luôn cảm thấy thân tâm hỷ lạc khinh an.

Ý căn không còn động loạn bởi nghĩ suy, do ý thức dừng phân biệt, vị này được Định.

Được thiền định, thân tâm không còn động loạn, 6 căn không chạy theo 6 trần, Tánh Giác Hiện. 

Đây là cảnh giới của Sơ Ngộ, vị này bắt gặp thấy cái cần bắt gặp, gọi là Tánh Giác hay Nhân Phật. Đây là dấu mốc quan trọng Nhất của người tu hành,nếu một người dành cả đời tu hành mà chưa một lần thấy Tánh Giác (Sơ Ngộ) thì người này chưa thể giác ngộ được.

- Minh tâm bồ đề: Hay còn gọi là Kiến Đáo Bồ Đề, là hệ quả tất yếu khi đã Phục Tâm Bồ Đề.

Niềm tin đã mọc rễ, vị này từng bước vượt qua Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, dũng mãnh tinh tấn tiến lên, sống trong giáo pháp.

Tánh giác hiện, với thân tâm an lạc không còn chạy theo thấy nghe, vị này nhân nơi vắng lặng, soi chiếu tâm thức bất chợt nhận ra Tâm này bổn lai thanh tịnh, bất động, vắng lặng…thấy Bổn Tâm và Kiến bổn tánh, gọi là Minh Tâm Kiến Tánh.

Tánh giác chạy vào các căn cho ra các thấy nghe ngửi nếm thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi của nghiệp thức. Vị này dùng tánh giác soi chiếu, thấy được điều cần thấy, thấu suốt bản chất, không còn chạy theo thấy nghe ngửi nếm nữa.

Ý thức không còn phân biệt, thị phi mà, thấy nghe bình đẳng, Ngã không còn. Lúc này Mạt Na Thức trở thành Binh Đẳng Tánh trí.

Kho dữ liệu của vị này trong A Lại Gia Thức được làm sạch nhiễm ô của Thức, như một tấm gương lớn. Gương không từ chối vật nhưng cũng không sở hữu vật. Sở hữu là Thức, vô sở hữu là Trí.  A Lại Gia Thức lúc này chuyển thành Vô Sở Hữu Trí hay Đại Viên Cảnh Trí.

Lúc này, vị này đã hoàn thành quá trình chuyển 8 Thức thành 4 Trí, giải quyết xong tự thân, thành tựu Chứng Diệt, hoàn thành Căn Bản Trí.

Kinh Duy Ma Cật gọi là Bất Nhị Pháp Môn, không còn 2 pháp, không còn tâm đời, không còn đây kia, không còn đúng sai phải trái, không còn đời đạo, rốt ráo không. Khi đó Tâm Trí này mới học được Phật Đạo,nên Ngũ Tổ mới nói ”Bất thức bổn tâm,học pháp vô ích"

Chỉ có người đã minh tâm kiến tánh mới học được giáo pháp, phàm phu không học được. Vị này từ đây mới được gọi là Phật Tử ( con của Phật-sinh ra từ miệng Phật)

NHIẾP THỌ CHÁNH PHÁP: Còn gọi là Xuất Đáo Bồ Đề

Sau khi đã khỏi bệnh, có 2 con đường cho vị này lựa chọn.

Một là trở về với cuộc sống của một người bình thường, sống những tháng ngày còn lại của cuộc đời trong sự an lạc, ung dung tự tại,không còn bị dày vò bởi bệnh tật nữa.

Hai là ở lại học cách bắt mạch, châm cứu,bốc thuốc trị bệnh cho chúng sanh của Thần Y.

Người đời sống trong khổ đau, phiền não, mong muốn đi tìm đạo xuất thế để được giải thoát khỏi các trói buộc, các khỏi khổ đau phiền não này.

Tuy nhiên, phần lớn người tu hành sau khi giải quyết tự thân xong, đều có xu hướng dừng lại không tiếp tục học nữa, nhập niết bàn, quên đi lời thệ nguyện xưa, khi còn đang mang bệnh, muốn được khỏi bệnh từ đó học tập giúp người khỏi bệnh.

Có thể không phải họ không mong muốn, mà nguyên nhân là do túi công đức của vị này không đủ, nên họ học không vào, không muốn học,học không ngộ, nên phải chờ đến đời nào đó mới tiếp tục học được.

Chỉ một số ít người có túi công đức lớn, họ luôn quên mình,luôn dấn thân và có lòng đam mê với Phật Đạo. Đây là lý do khiến cho từ trước đến nay không có nhiều người thành tựu Bát Nhã Trí.

Vị này với túi công đức lớn, dấn thân quên mình học tập Nhất Thiết Trí ( Hay còn gọi là Hữu Sư Trí), để biết bắt mạch kê đơn, chữa được mọi thứ bệnh trên thế gian, để ai cũng được thành tựu như mình.

Đây là quá trình tôi luyện, để thấm nhuần giáo pháp của Phật.

Giờ đây, do tâm đã hoàn toàn an định, vị này học rất nhanh. Với Chánh Pháp đã được trang bị, Vị ấy lần lượt đi qua Bát Chánh Đạo Phần, thành tựu Nhất Thiết Trí ( Hay tương tự bát nhã). Lúc này không vấn đề gì trong Phật Đạo vị ấy không biết, không bệnh nào không chữa được.

NHIẾP THỌ CHÁNH PHÁP VÔ DỊ BIỆT: Vô Thượng Bồ Đề

Sau khi hoàn thành Nhất Thiết Trí, vị này dấn thân làm công hạnh, giáo hóa chúng sanh.

Trong quá trình giáo hóa, vị này sẽ gặp rất nhiều chúng sanh, với vô số căn cơ và bệnh khác nhau. Với Tâm Đại Từ Đại Bi, vị này ân cần giúp đỡ các chúng sinh hết khổ, dứt tập, chứng diệt cho đến học tập Nhất Thiết Trí.

Đến khi hội đủ dân duyên,công đức trong quá trình học tập và làm công hạnh, vị này bùng vỡ tâm thức một lần cuối,thành tựu BÁT NHÃ TRÍ ( Hay VÔ SƯ TRÍ), thành tựu thấy biết như Phật không khác.

Khi đó vị này với trí tuệ Bát Nhã gọi là Đại Bồ Tát, trở thành bậc Vô Tu Vô Chứng ( không còn gì để tu,không còn gì để chứng).

Từ vị Đại Bồ Tát này đến Phật mới gọi là Thành tựu Bát Nhã Trí.Bát Nhã Trí là trí tuệ tối thượng trong Phật đạo, là trí tuệ viên mãn hay Phật Trí.

Ở đâu có Bát Nhã Trí,ở đó có hết thảy các quả vị trong Phật Đạo. Ở đâu có Bát Nhã Trí,ở đó có Đạo.

Đây là lý do mà Kiều Thi Ca (Đế Thích) bạch với phât con chỉ muốn sở hữu bát nhã vì nó có thể giúp người ta thành tựu tất cả các quả vị trong Phật Đạo.

Trong kinh nói: 

 “Sắc không sanh,bát nhã sanh

Thọ tưởng hành thức không sanh,bát nhã sanh

Nhãn không sanh,bát nhã sanh

Nhĩ tỉ thiệt thân ý không sanh,bát nhã sanh

Nhãn thức không sanh,bát nhã sanh

Nhĩ thức,tỉ thức,thiệt thức không sanh, bát nhã sanh

Sắc thanh hương vị xúc pháp không sanh,bát nhã sanh”

Có nghĩa là không từ cái gì sanh ra bát nhã, nếu có cái gì sanh thì cái đó nhất định không phải là bát nhã.

Bát nhã trí là sự thấu suốt mà ở đó không còn bóng dáng của kiến thức, kinh nghiệm, học tập, nhận thức, quan điểm, suy lường, suy luận…

Vì không cái gì sanh ra bát nhã, nên bát nhã không bị diệt,nên bát nhã là Thường. Tuy là thường nhưng nếu thiếu sự tương tác giữa vô minh và nó thì nó cũng không thành bát nhã.

Bát Nhã Trí giống như cái trống, chỉ khi có sự tương tác với chính nó, tức có người đánh cái trống mới kêu. Đánh mạnh kêu to, đánh nhẹ kêu nhỏ. Đánh 5 cái thì kêu 5 cái, đánh 10 cái thì kêu 10 cái nhất định không khác.

Cũng như vậy, Bát nhã chỉ có thể xuất hiện khi nào có tương tác của Vô Minh trong điều kiện Bi Ngưỡng (Tâm khát cầu của chúng sanh) hợp với Bi Nguyện ( Lời phát nguyện của các Đại Bồ Tát- Phật- Phật ra đời mà không có chúng sanh thì cũng không thành phật).

Khi nào có đủ nhân duyên thì Bát Nhã Trí mới phát ra tiếng kêu để giúp người thành tựu tứ đế và các quả vị trong phật đạo.

Bát nhã sẽ phát ra vừa với tâm thức của chúng sanh, giống như hư không điền đầy khoảng trống, không thừa không thiếu.

Trên đây là sơ lược quá trình hình thành Bát Nhã Trí. Để đạt được thành quả, cần phải hội tụ đủ nhân duyên và công đức. Điều kiện cần là phải có Tự Thân, Bậc Đạo Sư, Bạn Tâm Đạo… còn điều kiện đủ là Ngoài túi công đức Siêu To Khổng Lồ ra,vị này cần phải có Đam Mê, Dấn Thân, Quên Mình như lời Lý Giáo Sư đã giáo dạy.

 

Con xin đảnh lễ tri ân công ơn giáo dạy của Thầy!

Ngày 31.08.2022

Lý Thập Nhật

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168