MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ CẢNH GIỚI

93 lượt xem

Mục đích của việc trao đổi này, giúp các bạn dần dần tập làm quen với các cảnh giới từ thấp lên cao, điều này sẽ giúp các HĐ tự đánh giá chính mình và làm cơ sở giúp người trong vị lai. Hiểu rõ các quả vị cũng như các cung đường tu tập trong Phật đạo là điều bắt buộc của Đạo Đế, đây là tiền đề để chúng ta thành tựu các Tam Muội Môn và các Giải Thoát Môn !!!

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ CẢNH GIỚI

(Tài liệu học tập của Lý Gia - Chỉ dùng để tham khảo)

Các bạn !!!

Vừa rồi, mình có buổi trao đổi Phật Pháp với HĐ. Đề tài được đưa ra là, từ bắt đầu dứt Tập đến rốt ráo chứng Diệt (từ sơ ngộ đến bất động) người tu hành phải trải qua những cảnh giới nào ???

Mục đích của việc trao đổi này, giúp các bạn dần dần tập làm quen với các cảnh giới từ thấp lên cao, điều này sẽ giúp các HĐ tự đánh giá chính mình và làm cơ sở giúp người trong vị lai. Hiểu rõ các quả vị cũng như các cung đường tu tập trong Phật đạo là điều bắt buộc của Đạo Đế, đây là tiền đề để chúng ta thành tựu các Tam Muội Môn và các Giải Thoát Môn !!!

Trước khi đi sâu vào đề tài sắp thảo luận, mời các bạn đọc và chiêm nghiệm đoạn trích Kinh Trung Bộ, Kinh 118. (HT. Thích Minh Châu dịch Việt) !!! Nội dung đoạn kinh như sau:

“... Có những Tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.

Có những Tỳ-khưu là những vị Bất lai (A na hàm), đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.

Có những Tỳ-khưu là những vị Nhất lai (Tư đà hàm), đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu (Tu đà hườn), đã đoạn trừ ba kiết sử (giới thủ, thân kiến và nghi), không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ…” (hết trích) !!!

Các bạn !!!

Sau khi đọc đoạn kinh đã trích dẫn, mình xin nêu lên một số câu hỏi !!! Rất mong, nhận được những trả lời thấu đáo từ mọi người !!!

Nội dung các câu hỏi như sau:

1) Đoạn kinh đã viết: "Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu (Tu đà hườn), đã đoạn trừ ba kiết sử (giới thủ, thân kiến và nghi), không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ (Diệt đế) ...”!!! Xin hỏi: Vì sao một Tu đà hườn chỉ đoạn ba kiết sử (giới thủ, thân kiến và nghi) nên được sơ ngộ, chắc chắn vị này sẽ giác ngộ triệt để Diệt đế ở vị lai. Mà không phải tham, sân, si mới là kiết sử quan trọng cần đoạn trừ đầu tiên để được sơ ngộ (của một Tu đà hườn) ???

2) Vì sao, một Tư đà hàm (Nhất lai) sau khi đã đoạn ba kiết sử ở sơ ngộ là thân kiến, giới thủ và nghi. Chỉ cần làm cho muội lược (mỏng nhẹ) tham, sân, si là có thể "đoạn tận khổ đau" sau một đời sanh trở lại. Mà kinh không nói phải "đoạn tận tham, sân, si" thì sau một đời sanh trở lại sẽ đoạn tận khổ đau ???

3) Một vị A la hán "được giải thoát nhờ chánh trí" !!! Xin hỏi: Nếu một người, chỉ chuyên dụng công tu hành mà không có chánh trí. Người này có thể thành tựu giải thoát hay không ??? Xin đưa ra ví dụ để minh chứng cho lập luận của bạn !!!

4) Chữ "chánh trí" trong trường hợp này (thuộc câu hỏi 3) gồm những hiểu biết nào ???

* Gợi ý sau khi nhận được trả lời (đợt 1)

Các bạn !!!

Phần lớn trả lời của HĐ đã giải quyết được ba câu hỏi đầu, riêng câu thứ tư gần như mọi người vẫn còn bế tắc !!!

Theo quan sát cá nhân cũng như đánh giá từ những câu trả lời của các bạn gởi về từ trước đến nay, phần lớn HĐ hiểu được vấn đề, chỉ chưa quen cách quan sát để hình thành cở sở lý luận...!!! Và, hầu hết mọi HĐ đều cho rằng các câu hỏi đợt này rất khó... Nhưng sau một vài gợi ý để các HĐ này tư duy, thì các HĐ đó đều giải quyết thoả đáng các câu hỏi... Điều này cho thấy rằng, chúng ta chưa quen cách quan sát để hình thành cơ sở lý luận như đã nói ở trên là đúng đắn !!!

Theo mình nghĩ, chỉ cần có thời gian, chỉ cần quen dần với cách nhìn sự việc rồi đưa ra cơ sở lý luận, nhất định các câu hỏi ở dạng này sẽ không còn khó khăn với các HĐ nữa !!!

Các bạn !!!

Kỹ năng phân tích kinh điển rất quan trọng, nó là cốt lõi của Đạo Đế. Vì rằng, Đạo Đế chính là thấu suốt kinh điển, nói khác hơn Đạo Đế giúp người tu hành "ngộ nhập Phật Tri Kiến". Chưa thấu suốt kinh điển, chưa hiểu hết ý nghĩa của lời Phật dạy, chưa thấm nhuần Đạo Đế thì chưa thể giúp người một cách tốt nhất !!!

Muốn thành tựu điều này, không có con đường nào khác hơn là tập quan sát, tư duy để giải mã ý nghĩa kinh điển !!! Có lần mình đã viết cho các bạn: "Giống như việc học ở đời. Học sinh nào siêng năng làm bài tập, quyết tâm giải những bài toán khó, nhất định học sinh đó sẽ trở thành những học sinh giỏi... Và ngược lại !!!" Hy vọng trong thời gian tới, với cách học này, kinh điển sẽ không thể làm khó HĐ chúng ta được nữa !!!

* Gợi ý 2

Các bạn !!!

Đạo Phật ra đời nhằm giúp chúng sanh thay đổi nhận thức, khi một hữu tình nhận thức rõ bản chất của các pháp, không phát sinh những kiến chấp sai lầm, tâm thức vị hữu tình này không bị mê mờ (vô minh), ba độc tham sân si sẽ không thể hiện khởi !!!

Điều này, trong kinh Phật ví kiết sử của chúng sanh giống như vết thương do chuột độc cắn, nếu không đoạn trừ tận gốc độc tố, nguy cơ vết thương sẽ tái phát, dẫn đến tử vong !!! Độc tố ở đây dụ cho nhận thức, vết thương dụ cho mười kiết sử !!! Đây là lý do vì sao ngày xưa, ngoại đạo giữ giới và tu thiền định quyết liệt, nhưng không có trí tuệ, đành phải "pó tay", chờ Thế Tôn ra đời !!!

Chính vì lẽ này, người tu hành muốn được dự phần vào dòng Thánh, thể nhập quả vị đầu tiên của Phật đạo là Dự Lưu (Tu đà hườn), người này phải thay đổi căn bản nhận thức !!!

Có ba thứ nhận thức quan trọng cần thay đổi trước nhất để làm nên một Tu đà hườn, đó là thân kiến, giới thủ và nghi, nếu chưa giải quyết được ba điều này, sẽ giống như chiếc thuyền bị thủng và không có bánh lái, sẽ không thể đưa người sang sông !!!

- Thân kiến: Thân là nguyên nhân chính yếu cột trói, không cho chúng sanh thoát khỏi Dục giới (cõi lấy tham dục làm đời sống). Phàm ở đời, cái gì quý nhất, khi mất đi người ta sẽ tiếc nuối và tìm kiếm cho bằng được !!!

Vì thế, những ai coi trọng, xem thân là vật quý, khi mất thân, người này sẽ quyết tâm tìm thân, đây là lý do vì sao chúng sanh có đời sau và mọi hữu tình đều phải mang thân rồi khổ sở vì nó !!! Không tìm được thân người, đành dùng tạm thân... mèo... chó !!! Ha ha ha ha !!!

Chính vì lẽ này, một hữu tình muốn chứng nhập Tu đà hườn quả, phải có chánh kiến về thân, hay nói khác đi, phải đoạn trừ những kiến chấp về thân, Phật đạo gọi là đoạn thân kiến !!! Thân kiến chưa đoạn trừ, giống như chiếc thuyền bị thủng chính giữa, nếu chưa bít lỗ thủng này mà cố đưa nó ra sông rạch, vị tu hành này coi như đã làm đơn xin gia nhập "đại gia đình Hà Bá" !!!

- Giới thủ: Giới thủ gồm hai phần, chấp chặt cảnh giới (giới thủ kiến) và chấp chặt giới cấm (giới cấm thủ kiến) !!!

* Cảnh giới chúng ta đang sống, cảnh giới chúng ta tu tập có được, đều do tâm thức biến hiện. Đời và đạo chỉ là hai mặt đối lập của nhận thức !!! Nếu khư khư ôm giữ đời hoặc đạo, đời là thế này, đạo là phải thế kia !!! Chấp chặt những định kiến như vậy trong lòng, không biết tự xả, sẽ bị các định kiến này cột trói và nhấn chìm. Giống như người muốn sang sông, từ bỏ tảng đá đời, để ôm vào lòng khối vàng đạo. Nhất định người này sẽ bị một trong hai thứ nói trên nhấn chìm khi vừa đặt chân xuống nước !!!

* Giới của Phật đạo như con mắt sáng (kinh Phạm Võng), dùng để ngăn lỗi ác. Người tu hành không biết điều này, chấp chặt, mong tìm kiếm cứu cánh từ nó. Sẽ chẳng khác gì ngoại đạo ngày xưa, ăn củ rễ, nuốt nước bọt, ngồi chồm hổm, ăn một thứ suốt đời...vv… Mong rằng “những gìn giữ này sẽ cho ta cứu cánh” !!! Kiên cố kiểu này, giống như người lật úp chiếc thuyền mong rằng nước sẽ không vào, rồi cỡi trên lưng nó, như người ta cỡi con trâu, để đòi... sang... sông !!! Hu hu hu hu!!! Chiếc thuyền chứ không phải... con... trâu !!!

* Nghi: Khi người tu hành nhận thức rằng, thanh tịnh tự thân chẳng do thứ gì làm ra !!! Chỉ cần "không chạy theo dòng đời", lập tức an vui sẽ hiện !!!

Nhận thức được như thế, người này tinh tấn sống với đời sống thiểu dục tri túc (ít muốn, biết đủ), bằng lòng với hiện tại (những gì đang có), quay về với tự tâm !!! Giống như người bơi thuyền sang sông, giữ chặt bánh lái, cứ một đường thẳng tiến, sau bảy lần khua mái chèo, bờ bên kia sẽ hiện !!! Đã thấy bờ bên kia, cho dù thuyền chưa đến nơi, nhưng nghi ngờ trong lòng vị này chắc chắn không còn nữa !!!

Trong mười kiết sử, một Tu đà hườn đã đạt được ba, còn lại bảy thứ kiết sử nữa phải lần lượt vượt qua. Kinh gọi là còn bảy đời, tức là bảy lần mê muội của kiết sử cần phải đoạn dứt mới thành tựu giải thoát !!!

Chữ đời ở đây, phải hiểu là một lần ngu muội (vô minh do kiết sử che mờ), không phải bảy lần chết đi sống lại !!! Để dễ nhớ, mình có mấy câu thơ, phỏng theo bài sấm của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Mười phần còn bảy hết ba, còn hai hết một mới ra A na hàm" Ha ha ha ha !!!

Các bạn !!!

Đạo Phật là Đạo Giác Ngộ, là Đạo Trí Tuệ !!! "Duy Tuệ Thị Nghiệp" Phật đã dạy như thế !!! Giống như người đi buôn, muốn kiếm lời, muốn khỏi bị phá sản. Người này phải biết rõ "trong hiện tại, ta phải mua bán thứ gì mới có lời", nếu không biết thị trường cần gì. Cầm bằng sẽ trở thành "anh buôn vịt trời" !!!

Với nguyên lý:

- Hết thân kiến, dứt tham !!!

- Hết biên kiến, dứt sân !!!

- Hết kiến thủ, dứt si!!!

Đây là lý do vì sao, Phật đạo không chủ trương coi tham, sân, si như mối đe doạ nguy hiểm cần đoạn trừ đầu tiên, như tinh thần đoạn Kinh Trung Bộ đã dẫn ở email trước, mà chỉ khi nào thành tựu A na hàm (Bất Lai), không cần đoạn trừ, tham, sân, si của năm hạ phần kiết sử cũng tự dứt !!! Giống như người đã chữa lành con mắt, nhất định người này lần lượt sẽ thấy được mọi vật chung quanh !!!

Rất mong nhận thêm nhiều kiến giải lí thú và bổ ích từ các bạn !!!

LÝ TỨ

13/11/2021

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168