“Nghiệp” - Sám hối hết 3 Nghiệp Ngu - Mê - Lầm

127 lượt xem

Người đời hay nói: tạo nghiệp, khẩu nghiệp, nghiệp quật… nhưng không phải ai học Phật Pháp đều hiểu đúng về Nghiệp. Khi hiểu chưa đúng rồi áp dụng sai dẫn đến kết quả như thế nào thì chúng ta đã rõ. Có những người cố công dành cả cuộc đời tu tập nhưng đi giải bài toán sai nên kết quả vẫn là khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc. Thế mới nói, giải trăm bài toán sai không biết được bài toán đúng. Nhưng chỉ cần giải bài toán đúng sẽ nhận biết được rõ ràng cả trăm bài toán sai.

“NGHIỆP” !!!

SÁM HỐI HẾT BA NGHIỆP NGU - MÊ - LẦM

Phật dạy: “ Hết thảy chúng sanh đều có Phật Tánh”. Vậy cái gì làm che mờ Phật Tánh của chúng sanh!?

Đó chính là “Nghiệp”.

Người đời hay nói: tạo nghiệp, khẩu nghiệp, nghiệp quật… nhưng không phải ai học Phật Pháp đều hiểu đúng về Nghiệp. Khi hiểu chưa đúng rồi áp dụng sai dẫn đến kết quả như thế nào thì chúng ta đã rõ. Có những người cố công dành cả cuộc đời tu tập nhưng đi giải bài toán sai nên kết quả vẫn là khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc. Thế mới nói, giải trăm bài toán sai không biết được bài toán đúng. Nhưng chỉ cần giải bài toán đúng sẽ nhận biết được rõ ràng cả trăm bài toán sai.

Vậy Nghiệp là gì!???

Nghiệp là những gì trong quá khứ, hoặc trong hiện tại, hoặc trong vị lai mà các căn xúc đối được. (Thấy được, nghe được, ngửi được, nếm được, xúc chạm được, nghĩ suy được, buồn được, vui được, khổ được,…) là Nghiệp hay còn gọi là Nghiệp Thức !!!

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy: “Đồng là dòng sông Hằng, chư thiên thấy lưu ly, người thấy nước, ngạ quỷ thấy lửa…” Nên cái thấy, cái biết là do nghiệp quả mỗi loài.

Hay con người ta thấy cái ghế gỗ là vật dụng để ngồi, còn mối mọt lại thấy cái ghế gỗ là thức ăn.

Vậy nên cái ta xúc đối được không phải là thiệt tướng đó là cái thấy hư vọng. Từ cái thấy hư vọng tiếp tục sinh ra các quan điểm, quan niệm (sinh Pháp) nên các Pháp cũng không đúng đắn, không chân lý. Gọi là Pháp vô ngã ! Từ các Pháp hư vọng, vô ngã đó tiếp tục sinh ra cái gọi là tâm (buồn, vui, yêu, ghét, sân, hận, hờn, ghen,…) cái Tâm này lại càng không thật, là cái tâm hư dối, phàm tâm, chúng sanh tâm.

Với ít nhất 3 tầng mê mờ, hư vọng như vậy nên mới nói : Chúng sanh là Ngu, là Mê, là Lầm !!!

Vậy học tập trong Phật Đạo là:

Sám hối hữu tướng để chúng sanh Hết Ngu.

Sám hối vô tướng để Thánh Hết Mê.

Sám hối thiệt tướng để Bồ Tát Hết Lầm.

* Sám hối hữu tướng:

Khi 5 Căn (Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) xúc đối 5 Trần (Sắc, thanh, hương, vị, xúc). Dùng thiền định (Tư duy, thiền tư) không mê mờ, đắm nhiễm nơi trần cảnh. Không còn là công dân của cõi dục.

Quán sát thân này do tứ đại, đủ duyên thành, hết duyên thì hoại. Tứ đại vô chủ, nên nhất định không làm tôi mọi, nô lệ cho cái thân. Đói cho ăn, khát cho uống, hết hạn sử dụng thì tiễn bạn ra đồng. Ngay nơi đây không còn là công dân cõi sắc.

Quán sát ý căn, không chấp nhất, mê mờ nơi các pháp hư vọng, vô ngã. Không còn bị các pháp cột trói. Chính thức ra khỏi ba cõi : Dục Giới - Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Khổ, phiền não, kiết sử …không thể đeo bám, bủa bây. Hết là một chúng sanh !!!

Như vậy, Sám hối hữu tướng là dùng Thiền Định (Tư duy, thiền tư) giúp chúng sanh Hết Ngu. Hoàn thành cấp Khổ Đế và Tập Đế trong Phật Đạo.

*Sám hối vô tướng:

Khi đã hết là một chúng sanh, người học Phật Pháp quay lại quán sát tâm này và nhận ra, cái được gọi là Tâm xưa nay tự vắng lặng, thanh tịnh. Có hay không có Thiền định để Hết Ngu thì bản lai Tâm này vẫn vậy. Đâu có cái được gọi là ba cõi, làm gì có gì là khổ, phiền não, kiết sử,…Do mê mà những thứ đó hiện bày. Tỉnh cơn mê mới thấy đâu có bờ này, bến kia, đâu cần nhọc công kiếm bè để chèo về đất liền. Vì tỉnh mê mới thấy rằng, ta vẫn đang ung dung đứng trên đất liền.

Vậy sám hối vô tướng là dùng Giác Ngộ giúp Thánh Hết Mê, hoàn thành cấp học thứ ba là chứng Diệt Đế trong Phật Đạo.

*Sám hối thiệt tướng:

Dù đã Hết Mê nhưng trên con đường tiến tới Vô Thượng Bồ Đề, cùng hoà vào biển Đại Giác học Nhất Thiết Trí. Bồ Tát vẫn còn 2 phần sở trí ngu, không biết ta đây là Phật, không biết nơi đây chính là Phật Quốc. Từ đây Bồ Tát dấn thân “Tu Đạo” học Trí Tuệ và làm công hạnh giáo hoá chúng sanh.

Vậy Sám hối thiệt tướng là học tập Trí Tuệ đến khi viên mãn Đạo Đế. Hoàn thành cấp học cuối cùng trong Phật Đạo !!!

P/s: Bài viết của con sau khi được nghe Thầy thuyết về Ngu - Mê - Lầm. Con xin ngàn lần đội ơn công giáo dạy của Thầy cho HĐTM chúng con.

Hoàng Trần Hiếu - Lý Gia

11/11/2022

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168