Nhất Thiết Pháp Giai Thị Phật Pháp

98 lượt xem

“Tu Bồ Đề! Như Lai có chỗ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trong chỗ ấy không thật không hư. Vì thế, Như Lai dạy rằng: Hết thảy pháp đều là Phật pháp. Tu Bồ Đề! Nói là hết thảy các pháp, tức (các pháp ấy) chẳng phải pháp, vì thế (chỉ tạm) gọi là hết thảy các pháp.”

Trong đoạn kinh vừa nêu, có lời dạy: “Hết thảy pháp đều là Phật pháp” !!! Lời dạy này, đã tốn không ít giấy mực của các luận gia, đồng thời cũng là đề tài mà người tu hành thường đem ra bàn thảo với mục đích tìm hiểu ý nghĩa đích thực, thậm chí câu nói trên đã gây ra không ít tranh biện từ giới tu hành !!!

TẢN MẠN VỀ MỘT ĐOẠN KINH

CHỦ ĐỀ: HẾT THẢY PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP

(NHẤT THIẾT PHÁP GIAI THỊ PHẬT PHÁP) !!!

Các bạn !!!

Khi đọc kinh Kim Cang, ta thấy Phật dạy Tu Bồ Đề như sau:

“Tu Bồ Đề! Như Lai có chỗ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trong chỗ ấy không thật không hư. Vì thế, Như Lai dạy rằng: Hết thảy pháp đều là Phật pháp. Tu Bồ Đề! Nói là hết thảy các pháp, tức (các pháp ấy) chẳng phải pháp, vì thế (chỉ tạm) gọi là hết thảy các pháp.”

Trong đoạn kinh vừa nêu, có lời dạy: “Hết thảy pháp đều là Phật pháp” !!! Lời dạy này, đã tốn không ít giấy mực của các luận gia, đồng thời cũng là đề tài mà người tu hành thường đem ra bàn thảo với mục đích tìm hiểu ý nghĩa đích thực, thậm chí câu nói trên đã gây ra không ít tranh biện từ giới tu hành !!!

Trong buổi sinh hoạt trực tuyến vừa rồi, mình cũng đã thảo luận đề tài này với các bạn !!! Hôm trước trong một bình luận, có độc giả cũng nêu lên thắc mắc tương tự !!! Nhân đây, mình xin mổ xẻ câu pháp hi hữu mà Phật đã dạy, để tìm xem ý nghĩa đích thực của lời dạy này là gì !!!

Để có thể hiểu thấu đáo câu nói trên, chúng ta cần làm sáng tỏ một số điều cơ bản sau:

1) Thế nào là các pháp ???

Mọi người đều biết, chữ pháp trong Phật pháp nhằm chỉ cho những gì sau khi các căn đón nhận, đối tượng đó trở thành nhận thức của ý thức !!!

Ví dụ: Khi mắt thấy sắc, ý thức khởi lên nhận thức rằng, sắc này là đẹp, sắc kia là xấu... Khi tai nghe âm thanh, ý thức khởi lên nhận thức rằng, âm thanh này dễ chịu, âm thanh kia chói tai...v..v...Khi mũi ngửi mùi hương, ý thức khởi lên nhận thức rằng, mùi hương này khiến ta muốn gần gũi, mùi hương kia khiến ta muốn xa lánh...v..v...!!!

2) Thế nào là thế gian pháp ???

Thế gian pháp là những gì khi các căn xúc đối, ý thức khởi lên nhận thức phân biệt từ sự xúc đối đó, khiến ta bị các pháp (nhận thức phân biệt) làm cho u tối... Lậu hoặc, khổ, phiền não, kiết sử (trói buộc) phát sinh, rồi đánh mất thanh tịnh bản nhiên vốn sẵn có !!! Phật pháp gọi sự xúc đối này là “vô minh xúc” !!!

3) Thế nào là vô kí pháp ???

Vô kí pháp là những gì khi các căn xúc đối, ý thức không nhận thức, không phân biệt hay ghi nhận tánh tướng của đối tượng đó !!!

Thông thường vô kí pháp là hiện tượng thường gặp đối với người lơ đãng (mất tập trung), ý thức có vấn đề, ý thức bị bức tử bởi một sở pháp, hoặc người tu hành đắm chìm trong vô kí định...v..v..!!! Phật đạo gọi sự xúc đối này là “phi minh phi vô minh xúc” !!!

4) Thế nào là pháp giải thoát ???

Pháp giải thoát là những gì khi các căn xúc đối, ý thức nhận biết rõ ràng tánh tướng của pháp đó...Nhưng, không bị nhận thức làm cho mê mờ, dẫn đến tâm thức không bị pháp ấy trói buộc, không phát sinh các món khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc !!! Phật đạo gọi sự xúc đối này là “minh xúc” !!!

5) Thế nào là Phật pháp ???

Một pháp được coi là Phật pháp khi nào trước một đối tượng bất kì, mà người tu hành biết rõ tánh, tướng, nhân, duyên, quả, báo, thể, lực, tác, dụng, gốc ngọn (bổn mạt)...v..v...của pháp ấy !!!

Từ sự thấy biết rõ ràng này, có thể giúp mình và người thành tựu tất cả các mục tiêu của Phật đạo đề ra !!!

Có nghĩa, từ một nhân duyên, do thấu suốt tánh tướng của các pháp, người tu hành có thể giúp người lần lượt thành tựu ba mục tiêu của Phật đạo đề ra là giác ngộ, giải thoát và trí tuệ, hay thành tựu bốn mục tiêu cơ bản của Phật đạo là hết khổ, dứt tập, chứng diệt và hoàn thành công việc tu đạo để có trí tuệ !!! Phật đạo gọi sự xúc đối này là “xúc đối như pháp” !!!

6) Thế nào là tánh tướng của một pháp ???

Bản lai các pháp không tánh không tướng !!! Có nghĩa một pháp tức một nhận thức, phân biệt, quan điểm, quan niệm...v..v...tự bản chất của nó không có tính chất của thế gian hay xuất thế, không có tính chất của trói buộc hay giải thoát, không có tính chất của ma hay Phật, không có tính chất của mê hay ngộ...v..v...!!!

Pháp ấy cũng không có tướng trạng của động hay tịnh, không có tướng trạng của liệt hay thắng, không có tướng trạng của cao hay thấp, không có tướng trạng của thiện hay ác...v..v...!!!

Chỉ vì nghiệp quả sai biệt làm cho mờ tối, nên hữu tình mê các pháp, từ đó cho rằng các pháp có tánh tướng sai khác dẫn đến thị phi, phân chia pháp này là của Phật, pháp kia là của ma...!!!

7) Thế nào là “các pháp chẳng phải pháp, chỉ tạm gọi là pháp” ???

Như những gì phân tích ở trên, ta thấy cái được gọi là một pháp, chỉ là những nhận thức (chủ quan) do ý thức làm thành !!!

Vì nó là sản phẩm của ý thức chủ quan (hữu vi), nên nhận thức đó tự nó không có chân lí !!! Vì không có chân lí, nên không nhất quán !!! Vì không nhất quán nên vô thường, biến hoại và chịu quy luật “sanh, trụ, dị diệt” !!! Vì không phải là chân lí và chịu quy luật sanh, trụ, dị, diệt nên “pháp chẳng phải pháp, chỉ tạm gọi là pháp”...!!!

Điều này, được Phật minh định rất rõ trong kinh Lăng Già: “Phàm nói trâu, thánh cũng nói trâu do thế đế lưu bố. Phàm nói trâu có tưởng chấp trước, còn thánh cũng nói trâu mà không có ý vị ấy....”. Câu này có nghĩa rằng, do thế gian quan niệm con trâu là phải có tên như vậy, hình tướng như vậy, vì thế thánh cũng phải nói như vậy, nhưng trong lòng rõ biết pháp (quan niệm về trâu) ấy không chắc thật nên không trụ chấp vào pháp ấy.

Do không trụ chấp vào các pháp và không bị các pháp làm cho mê mờ, từ đó mới trực nhận: “Các pháp chẳng phải là các pháp, chỉ...tạm...gọi...là...các...pháp !!!

8)Phật pháp từ đâu sanh ???

Kinh Kim Cang Phật dạy: “Tu Bồ Đề! Ta không có một chút pháp nào nên Phật Nhiên Đăng mới thọ kí cho ta thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu ni...Này Tu Bồ Đề, nếu ta có một chút pháp chi, thì Phật Nhiên Đăng không thọ kí cho ta thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni...” !!! Trong các kinh Đại Thừa, Phật cũng thường dạy “Phật pháp là không pháp” !!!

Tuy Phật pháp là không pháp !!! Nhưng, thế gian sinh pháp rồi mê pháp, từ đó bị trói buộc và ưu bi khổ não !!! Để giải quyết vấn nạn này cho người thế gian. Với trí tuệ siêu thắng, Phật và các bậc hiền trí nương nơi pháp trói buộc của thế gian, giảng nói cảnh giới hư vọng từ các pháp hư vọng và tuyên thuyết thiệt tướng... khiến hữu tình đồng thành tựu như pháp các mục tiêu của Phật pháp đề ra, từ đó hết trói buộc cùng ưu bi khổ não !!!

Nhưng, điều này cũng đã khiến một số người không hiểu Phật pháp, sinh tâm nghi ngờ, cho rằng vì sao kinh Phật lại tuyên thuyết các pháp cùng cảnh giới Bà La Môn hay ngoại đạo !!! Những người này không biết rằng, cũng những pháp ấy, cũng những cảnh giới của Bà La Môn và ngoại đạo ấy...Phật đã thiện xảo giảng nói giúp những chúng sanh bị các pháp này trói buộc, mê mờ...khi họ nghe xong, hết mê mờ và trói buộc !!!

Phẩm Vân Tập hay Giải Thoát Môn trong kinh Hoa Nghiêm là một điển hình về hình thức sử dụng biện pháp “nhân cách hoá” để trả trần cảnh trong thế giới tự nhiên về đúng với giá trị thực của thế giới tự nhiên, từ đó thoát khỏi mê mờ và cột buộc bởi nhận thức đa thần !!! Có điều, những ý nghĩa này quá thâm u, không am tường Phật đạo người đọc khó nhận ra phương cách sử dụng “chiêu thức nhân cách hoá” ẩn tàng trong đó !!!

9) Làm thế nào để biến hết thảy pháp trở thành Phật pháp ???

Để có thể biến hết thảy pháp trở thành Phật pháp, ngoài việc phải thấu suốt tánh, tướng, nhân, duyên, quả, báo, thể, lực, tác, dụng, gốc ngọn (bổn mạt)...v..v...của các pháp. Người này còn phải thành tựu bốn điều vô ngại thuộc về trí tuệ, ta quen gọi là Tứ vô ngại !!! Tứ vô ngại gồm: Từ vô ngại, nghĩa vô ngại, pháp vô ngại, biện tài vô ngại !!!

- Từ vô ngại: Không kẹt mắc văn tự, thiện xảo trong việc sử dụng từ ngữ để giúp người, và hiểu thật nghĩa tất cả từ ngữ do Phật thuyết...!!!

- Nghĩa vô ngại: Nơi một từ, có thể giảng thuyết vô lượng nghĩa, tuỳ căn cơ nơi mỗi nghĩa đã giảng thuyết đều khiến người có lợi ích...!!!

- Pháp vô ngại: Tuỳ căn cơ mà thuyết các pháp lành tương ưng với căn cơ đó, khiến tất cả đều thành tựu các đạo quả của Phật đạo..!!!

- Biện tài vô ngại: Từ một pháp bất kì, có thể biện luận giúp người nghe thông suốt chánh pháp, nhận ra đâu là tà pháp !!! Không một ai có thể bẻ gãy luận biện của người ấy, và người ấy có thể bẻ gãy tất cả tà luận...!!!

10) Có phải tất cả pháp của Phật đã tuyên thuyết, người sau nói lại đều mang ý vị Phật pháp ???

Như đã trình bày ở các phần trên, Phật là không pháp !!! Do có pháp thế gian trói buộc người, nên tuỳ căn, tuỳ cơ, tuỳ thời...Phật đã thiện xảo dùng ngôn thuyết giảng giải, cắt nghĩa, chỉ ra thiệt tướng (bản chất của vấn đề) giúp người nghe phát sinh lợi lành, hết bị trói buộc cùng phiền não khổ (tạm gọi là Phật pháp) !!!

Như vậy có thể thấy, không có lợi lành, bị trói buộc cùng phiền não...bản chất của những thứ này không phải tại pháp !!! Nếu tại pháp thì không thể tu học Phật pháp để thoát ra khỏi nó (hay người mất trí chẳng biết pháp nào là phải, pháp nào là quấy mà đắc Niết Bàn)!!!

Do bản chất không phải tại pháp, mà chỉ tại nhận thức, cách nhìn, cách đánh giá cũng như mê muội nên mới bị các pháp làm cho tâm thức phát sinh hư vọng !!! Cho nên, căn, cơ và thời rất quan trọng trong Phật đạo !!!

Người đời sau, không biết tánh tướng, không nắm được căn cơ, tuyên nói phi thời, chưa thành tựu bốn bốn món vô ngại của trí tuệ...v..v... Cho dù kẻ ấy lấy nguyên lời Phật, sau đó tuyên thuyết cho người, sau khi tuyên thuyết, pháp này có khi cũng trở thành pháp bất thiện, trói buộc và đưa đến phiền não !!! (Sự thật này không khó kiểm chứng).

Giống như ngày xưa có người làm cối đá mà trở nên giàu có (cối đá là loại cối xay bột làm bằng đá) !!! Ngày nay, ở thời đại công nghệ, có người nghe được chuyện người xưa làm cối đá mà giàu, bèn hô hào con cái, người thân bán tài sản lập xưởng sản xuất cối đá !!! Sau một thời gian sản xuất, con cái, người thân kẻ ấy giàu đâu không thấy, mà chỉ thấy mỗi em sở hữu một cuốn sổ...hộ...nghèo và thường thăm viếng...bệnh...viện...lao (do hít phải bụi đá) !!! Cái chuyện, căn, cơ, thời quan trọng trong việc giúp người là thế đó !!!

Thành ra, Phật thuyết pháp là một chuyện !!! Ta thuyết pháp là một chuyện !!! Không nhất thiết ta lấy pháp của Phật đem dạy lại người mà có thể giúp người được ý vị như pháp !!!

Ngược lại, có những pháp thế gian cho là ác, bất thiện... Nhưng pháp ấy vào tay người trí, nếu đúng căn cơ, hợp thời..v..v... những pháp như vậy đều có thể trở thành pháp lành !!! Đơn cử như chuyện hai vị Tăng phạm lỗi dâm sát trong kinh, chuyện A Xà Thế giết cha, chuyện Ương Quật Ma La giết người...v..v...Khi các vị này nghe bậc trí (Phật, Duy Ma Cật) giảng giải, từ những kẻ bị pháp thế gian coi là ác, bất thiện nhân đều trở thành hiền nhân trong Phật đạo !!! Thế mới biết, chơn thiệt các pháp không tánh không tướng !!!

Các bạn !!!

Có lẽ bài viết cũng đã vừa đủ !!! Hy vọng, sau khi đọc 10 điều cơ bản nêu trên... Các bạn có thể tự trả lời cho bản thân câu hỏi “hết thảy pháp đều là Phật pháp là gì” !!! Và các bạn cũng nhận ra thế nào là thế gian pháp, thế nào là ngoại đạo pháp, thế nào là pháp giải thoát, thế nào là pháp của Phật, thế nào là pháp của ma !!!

“Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” !!! Khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc, ma, thánh, trời, Phật, địa ngục, Niết Bàn...vv...Tất cả đều tại tâm và nhận thức này !!!

Phật đạo là một nền giáo dục, nền giáo dục Phật đạo giúp người thay đổi nhận thức, nhận thức thay đổi hành vi sẽ thay đổi, hành vi thay đổi đời sống sẽ thay đổi, đời sống thay đổi như pháp tâm trí an vui, tam gọi là Niết Bàn !!!

Chúc mọi người tinh tấn và sớm thành tựu trí tuệ !!!

29/10/2020

LÝ TỨ

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168