Những Điểm Nhấn của 37 Phẩm

112 lượt xem

TỨ ĐẾ ví như bốn cấp học trong Phật đạo và để hoàn thành các cấp học này, người tu hành phải tuần tự trải qua Ba Mươi Bảy Phẩm (hay 37 môn học bắt buộc có thứ lớp hẳn hoi) được phân ra thành ba phần nối tiếp nhau, đó là: Tư Lương Vị, Kiến Đạo Vị và Tu Đạo Vị!!!

Hoàn thành 12 môn học (phần 1) bao gồm (Tứ niệm xứ, Tứ chánh cấn, Tứ như ý túc) người này được coi là “HẾT NGU” của phàm phu, vì đã biết lo đủ hành trang cần thiết, cho việc khởi hành một chuyến đi xa, gọi là “Tư Lương Vị”.

Hoàn thành 17 môn học (phần 2) bao gồm (Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi) vị này được coi như đã “THẤY ĐẠO”, hay “HẾT MÊ” của bậc thánh, phần tự độ đã xong, gọi là “Kiến Đạo Vị”.

Để hoàn thành 8 môn học (phần 3), (Bát chánh đạo) vị này học Tám điều chơn chánh của văn hóa vô lậu và các môn học cấp cao (bát nhã trí) trong Phật đạo, “Tu Bồ Tát Hạnh” thành tựu “Bồ Tát Chủng Tánh”, hóa độ chúng sanh gọi là “Tu Đạo Vị”… Tiến tới “Hành Bồ Tát Đạo”… để thành tựu 11 thứ trí gọi là “HẾT LẦM”.

NHỮNG ĐIỂM NHẤN CỦA 37 PHẨM!

(Lý Thái Đăng)

Bởi chúng sanh khổ nên Phật ra đời, vì chúng sanh nhiều bệnh nên Phật có nhiều Pháp môn nhưng tất cả đều không ngoài TỨ ĐẾ triển khai thành 37 phẩm, và đây được coi là con đường độc đạo, diệt trừ khổ não, thành tựu Chánh trí chứng ngộ Niết bàn...

TỨ ĐẾ ví như bốn cấp học trong Phật đạo và để hoàn thành các cấp học này, người tu hành phải tuần tự trải qua Ba Mươi Bảy Phẩm (hay 37 môn học bắt buộc có thứ lớp hẳn hoi) được phân ra thành ba phần nối tiếp nhau, đó là: Tư Lương Vị, Kiến Đạo Vị và Tu Đạo Vị!!!

Hoàn thành 12 môn học (phần 1) bao gồm (Tứ niệm xứ, Tứ chánh cấn, Tứ như ý túc) người này được coi là “HẾT NGU” của phàm phu, vì đã biết lo đủ hành trang cần thiết, cho việc khởi hành một chuyến đi xa, gọi là “Tư Lương Vị”.

Hoàn thành 17 môn học (phần 2) bao gồm (Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi) vị này được coi như đã “THẤY ĐẠO”, hay “HẾT MÊ” của bậc thánh, phần tự độ đã xong, gọi là “Kiến Đạo Vị”.

Để hoàn thành 8 môn học (phần 3), (Bát chánh đạo) vị này học Tám điều chơn chánh của văn hóa vô lậu và các môn học cấp cao (bát nhã trí) trong Phật đạo, “Tu Bồ Tát Hạnh” thành tựu “Bồ Tát Chủng Tánh”, hóa độ chúng sanh gọi là “Tu Đạo Vị”… Tiến tới “Hành Bồ Tát Đạo”… để thành tựu 11 thứ trí gọi là “HẾT LẦM”.

Như vậy, 37 phẩm tạm chia thành ba phần tu tập cho thấy các phần có mối quan hệ ràng buộc, móc xích với nhau như những toa tàu, vận hành theo Lý duyên khởi và người tu hành có thể chiếm lĩnh từng mục tiêu của mỗi phần, thấy rõ điểm nhấn, tháo chốt từng toa, theo công nghệ xử lý: Giác là đế của NGU, Ngộ là Đế của MÊ và Trí là Đế của LẦM. Nghĩa là người GIÁC được thì hết NGU; NGỘ rồi thì hết MÊ; Thành tựu 11 thứ TRÍ thì hết LẦM. Đây chính là DIỆU PHÁP của Phật giúp Phàm phu hết Ngu, Bậc Thánh dứt Mê và Bồ tát thành tựu Chánh trí (Hết Lầm) trên con đường tu tập từ trước đến nay.

Đối chiếu với bốn cấp học (TỨ ĐẾ) thì quy trình học 12 môn học của Tư Lương Vị sẽ tương đương với với hai cấp học là Khổ Đế và Tập Đế.

Vượt qua hai cấp Khổ Đế và Tập Đế, người tu hành CƠ BẢN đã giải quyết được (Tám món khổ) của Khổ Đế và các món (Phiền não, Kiết sử, Lậu hoặc) của Tập Đế, coi như MỤC TIÊU đề ra đã hoàn thành, người tu hành được cấp “Giấy chứng nhận hết nghèo” hay hết “những cái ngu của phàm phu đeo bám”.

Trong “Giấy chứng nhận hết nghèo” có ẩn chứa hai nội dung cơ bản, quan trọng đó là, người tu hành đã “GIÁC” được tấm bản đồ (đi tìm kho báu) của Phật đạo và có “Đủ điều kiện tư lương” để tiếp tục cho hành trình tiếp theo là “Kiến Đạo Vị”.

Nhờ sức GÍAC làm nhân lành, mà người tu hành phát sanh hỷ lạc, tạo được niềm tin (gọi là tín tâm), từ đó mà một lòng một dạ, không rời xa con đường đã hiểu rõ, kiên định lập trường, vững vàng trước mọi thử thách mà được gọi là “Nhất tâm như ý túc”.

NHẤT TÂM (như ý túc) còn được thể hiện trong nhiều câu kinh được Phật thiện xảo chỉ dạy, như: "Ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc khởi lên có tầm có tứ " từ đó "Vị ấy xa lìa năm triền cái, cụ túc năm thiền chi, (tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm) xuất hiện”. Hay “Vị ấy một lòng một dạ nhớ nghĩ về Quốc Độ Phật” (nhất tâm niệm Phật xuất hiện)...

Từ đó, có thể xác định phẩm “Nhất tâm như ý túc” là trọng yếu nhất trong phần Tư Lương Vị!

Nếu người nào khởi hành tu tập mà không thành tựu được phẩm “Nhất tâm như ý túc” thì rõ ràng người này chưa xác định rõ MỤC TIÊU tu tập.

Phật dạy “Nhất thiết Phật ngữ tâm” nghĩa là, hết thảy những lời Phật dạy đều nói về tâm này!

Tu hành là quá trình điều phục tâm, từ tán tâm trở về với đa tâm, từ đa tâm trở về thiểu tâm; từ thiểu tâm trở về nhất tâm; từ nhất tâm trở về tâm không; từ tâm không đến không tâm; từ không tâm thấu liễu tâm.

Người chưa nhất tâm thì còn nhị tâm, tam tâm, đa tâm… hay còn khởi niệm thiện, ác trong lòng, như ruộng lúa mà mọc đầy cỏ dại, bón phân tưới nước lúc này chỉ hại lúa nhà, hẩy hừng cái ngã (hư vọng), mà lòng chẳng an. Đây gọi là cách tu hành ĐIÊN ĐẢO!

Duy trì cách tu hành ĐIÊN ĐẢO, tất yếu sẽ cho ra hệ quả phiền não, khổ đau, "Tam độc" phát tác và “Cục Ngu” ngày càng được tăng trưởng theo nguyên lý "Nhiệt tình nuôi lớn cục ngu, tam độc phát tác cho dù lên non". Trong đó "Niệm sân không kiểm soát nổi” là dấu hiệu dễ thấy nhất của cách tu tập này.

Chưa nhất tâm còn có nghĩa là người này luôn động lay, thay đổi và trụ nơi phân biệt. Kinh dạy “Người trụ nơi phân biệt; Làm hư thanh tịnh nhãn; Càng thêm lớn ngu si; Người này không thấy Phật”. Nghĩa là càng tu càng u mê, tăm tối bởi nhầm đường lạc lối, như con tằm nhả tơ tự quấn lấy mình.

Chưa nhất tâm, nghĩa là người này vẫn chưa có định, như cây trồng chưa mọc rễ chăm sóc chưa xong, đừng mong thu hoạch…

“Chưa nhất tâm” cũng có nghĩa là người này thường hay đưa tâm phóng ra khỏi "mặt da", chuyên gia hý luận, mê mải bàn chuyện gần xa của người ta, bỏ qua nhà mình, mà kinh Phật đã từng khuyên dạy là "ĐỪNG LÀM KẺ CHĂN BÒ THUÊ" cho người, suốt ngày vất vả, tối trả bò, về lại trắng tay.

Nhận ra lỗi lầm, người tu hành quay ngay về giải quyết nguồn tâm, được coi là "NHẤT TÂM NHƯ Ý TÚC", tạm gọi là có trí ban đầu trong tu tập như lời Kinh Pháp cú dạy: "Ngươi ngu biết mình ngu; Nhờ vậy mà có trí; Người ngu tưởng có trí; Đích thị là chí ngu".

Tóm lại, trong phần Tư Lương Vị, người tu hành chỉ cần biết mình ngu, lặng lẽ quan sát… kiểm kê đánh giá những món nào gọi là ngu của phàm phu (trú ngụ trong ta) và nhất tâm (không kết luận) không nắm giữ nó trong lòng, thì ngay đó người này đã đủ chuẩn để được đặc cách vào học ngay phần (2) Kiến Đạo Vị, mà không cần phải thẩm định hồ sơ hay xác minh tài sản…

Đối với Kiến Đạo Vị: Có 17 môn học (phần 2) bao gồm (Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi). Trong đó Ngũ căn, Ngũ lực được coi là quy trình chăm sóc đặc biệt để hạt giống Bồ Đề (nhất tâm) đâm rễ Ngũ căn, phát sanh Ngũ Lực. Nhờ công nghệ chăm sóc đặc biệt này mà trổ cành Thất Giác Chi, ra quả Bát Chánh Đạo.

Được gọi là “công nghệ chăm sóc đặc biệt” bởi hạt giống Bồ Đề được chăm sóc bằng “Giới, Định, Tuệ vô lậu” (làm nhân) tác động thông qua Ngũ căn, Ngũ lực mà cây Bồ Đề sum suê cành nhánh, của cảnh giới VÔ LẬU Thất Giác Chi.

“Giới, Định, Tuệ vô lậu” hay còn gọi là “Ba Học Pháp Vô Lậu” được Phật chỉ dạy trong “Kinh các căn tu tập” và được Ngài Lý Tứ giới thiệu như sau:

“Kinh các căn tu tập… kinh này là chiếc bản lề, là bước đệm không thể thiếu đối với người tu hành bước từ Hữu Lậu sang Vô Lậu, bước từ “Thế Gian Giới” sang “Xuất Thế Gian Giới”, cho nên trong kinh mới đề cập đến “vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh”... Có nghĩa rằng, có thành tựu các căn tu tập, sau đó mới thành tựu "Vô Lậu Giới", Vô Lậu Giới của Bậc Thánh chẳng đồng cấm giới (quy ước giới) của Thế Gian Giới !!!”(Lý Tứ).

Nhờ Bậc Trí Huệ chỉ dạy, mà trong (Lý Gia) đã có những bước nhảy vọt (từ Hữu Lậu sang Vô Lậu, bước từ “Thế Gian Giới” sang “Xuất Thế Gian Giới”) một cách hoàn hảo, trong những năm qua và Ngài Lý Tứ đã chỉ ra phẩm “HUỆ LỰC” là phẩm quyết định để người tu hành có thể căn cứ vào đó sử dụng Thất Giác Chi phân tích một pháp đúng với tinh thần vô lậu.

HUỆ LỰC được hiểu là một loại sức mạnh của trí huệ do thành quả tu tập “Ba học pháp vô lậu” mà xuất hiện và chỉ có sức mạnh “HUỆ LỰC” mới giúp được người tu hành biết rõ con đường tu tập nào dẫn đến VÔ LẬU, cũng như con đường tu tập nào dẫn đến HỮU LẬU. Hay người có HUỆ LỰC biết rõ bài toán nào đúng, bài toán nào sai bởi nắm vững những điều kiện cần và đủ để giải một bài toán trong cuộc đời cũng như trong Phật đạo.

Nhờ HUỆ LỰC làm nhân, người tu hành có khả năng thẩm định, phân tích kinh điển gọi là “Trạch pháp giác chi” chỉ ra được nghĩa trung đạo, dẫn đến VÔ LẬU.

Chúng sanh trong ba cõi còn gọi là vô minh vì không sáng suốt, tâm trí mù tối. Người có “HUỆ LỰC” như người mắt sáng, không bị màn vô minh che chắn, vì vậy mà nhìn rõ mọi vật xung quanh, biết rõ mọi thứ màu sắc mà không cần suy lường suy luận, gọi là TRỰC NHẬN, nhờ trực nhận mà thấy được THIỆT TƯỚNG

Ngài Lý Tứ dạy: “Cái thấy của tiền ngũ thức là cái thấy của nghiệp... Cái thấy của ý thức là cái thấy của pháp... Hai cái thấy này chỉ cho ra hư vọng tướng... Vì thế muốn thấy Thiệt Tướng phải đoạn dứt cái thấy thông qua sáu thức... Khi đã đoạn dứt sáu thức, bây giờ Tánh Giác mới hiện... Sau khi Tánh Giác hiện, người tu hành dùng Tánh Giác “lặng lẽ quan sát”... Trong cái lặng lẽ quan sát, một lúc nào đó, người tu hành sẽ thấy được Thiệt Tướng...”. Như vậy HUỆ LỰC tức TÁNH GIÁC!!!

Nếu chưa thành tựu phẩm HUỆ LỰC để TRỰC NHẬN, hay chưa sử dụng Tánh Giác để “lặng lẽ quan sát” (Giác Quán) … mà người tu hành cố sức dùng Thất Giác Chi để phân tích một pháp bất kì thì dù phân tích cho đến chết, cũng chỉ là chia chẻ văn tự mà thôi.

Như một người mù tối, cố giảng giải “bảy sắc cầu vồng” cho người mù bao nhiêu lần đi chăng nữa thì người này cũng chỉ quy về màu đen truyền thống, giống như chúng sanh với vô minh.

Nếu người không thành tựu phẩm HUỆ LỰC mà cao hứng làm thầy, thì chỉ biết văn tự mà chẳng thấu được nghĩa kinh. Văn tự (ngữ ngôn) chỉ là nước dẫn dược, chưa có thuốc HUỆ LỰC bỏ vào thì có thể làm người bệnh tạm thời giải khát, nhưng chẳng chữa lành được bệnh.

Những người không thành tựu phẩm HUỆ LỰC, hay chưa một lần phân biệt được “Vô Lậu Giới của Bậc Thánh chẳng đồng cấm giới (quy ước giới) của Thế Gian Giới”. Không biết rõ điều chơn chánh này, mà cứ ôm lấy (quy ước giới) mà tu hành cho “Vô Lậu” thì chẳng khác nào “nấu cát mà đòi thành cơm”; “ép cát mà đòi ra dầu” chuyện muôn đời chẳng thể!!!

Nếu gặp hên trên đời hay trên mạng, thỉnh được Chánh kinh mà lại không gặp được người Giác Ngộ giảng giải, thì cũng như có được bộ sách giáo khoa mà thiếu thầy giáo… Chưa nói đến ông thầy không biết bơi (không giác ngộ) mà mở lớp dạy bơi (dạy giác ngộ) thì cũng chỉ thao thao bài vở trên bờ, còn rơi xuống nước thì chẳng khác gì hòn đá, hà bá điểm danh!!!

Người có HUỆ LỰC, giảng giải pháp lành để giúp mình, giúp người giác ngộ, giải thoát, đi trên con đường vô lậu, xuất thế…vv, gọi là “Trạch pháp giác chi”.

Trạch pháp giác chi (như pháp) thì chuỗi phản ứng THẤT GIÁC CHI sẽ xảy ra (như pháp), ví như quả đạn “THẤT GIÁC CHI”, khi đầu nổ HUỆ LỰC tiếp đúng mục tiêu thì sự nổ sẽ xảy ra đồng thời cả quả đạn sẽ bùng nổ phá hủy mục tiêu (vô minh).

Nhờ có (đầu nổ) HUỆ LỰC mà Trạch pháp giác chi dễ dàng khoan thủng được nhiều tầng nghĩa sâu thẳm của Kinh điển, tạo được dấu ấn sâu sắc không thể quên, gọi là Niệm giác chi; cảm thấy nhẹ nhàng, bồng bềnh như trút được gánh nặng gọi là Khinh an giác chi; sự vui hiện khởi gọi là Hỷ giác chi; ham thích đọc tụng kinh điển gọi là Tinh tấn giác chi; cảm giác bình yên, tự tại trong lòng gọi là Định giác chi; ngoài không sanh tâm, trong không sinh pháp gọi là Xả giác chi.

Có thể xem Trạch pháp giác chi (được gắn đầu nổ Huệ lực) là nhân, thì Định giác chi và Xả giác chi là quả, đồng thời cũng là mục tiêu hướng đến của phần Kiến Đạo Vị...

Còn các hiệu ứng khác xảy ra như Niệm giác chi; Khinh an giác chi; Hỷ giác chi; Tinh tấn giác chi, được ví như NIẾT BÀN trung gian an vui, là trạm tạm dừng chân của Kiến Đạo Vị hay vị ấy “Kiến thiệt tế” mà chẳng trụ lại ở cảnh giới này.

Rời NIẾT BÀN trung gian của Kiến Đạo Vị, tiến bước vào thành Bát Chánh Đạo, vị này học Tám điều chơn chánh của văn hóa vô lậu và các môn học cấp cao (bát nhã trí) trong Phật đạo… gọi là Tu Đạo Vị.

Đối với Tu Đạo Vị: Về cơ bản, Bát Chánh Đạo có ba tầng bậc. Đó là Thế gian, Xuất thế gian và Xuất thế gian thượng thượng.

Để có thể chỉ ra các dấu hiệu căn bản giúp nhận biết một người tu tập đang ở một tầng bậc nào ta có thể căn cứ vào MỤC TIÊU đề ra PHƯƠNG PHÁP triển khai thực hiện và KẾT QUẢ thu được.

Nếu coi TỨ ĐẾ triển khai thành 37 phẩm, là PHÁP LỆNH giáo dục của Phật đạo thì người thi hành đúng với điều khoản của PHÁP LỆNH được coi là CHÁNH, làm trái gọi là TÀ. Như vậy người chấp hành đúng sẽ có vô số điều CHÁNH trên con đường tu hành chinh phục 37 phẩm.

Nhờ vượt qua 37 môn học này mà cho ra KẾT QUẢ nhận thức người tu hành thay đổi, hành vi thay đổi, đời sống thay đổi… Từ Hữu lậu sang Vô lậu; từ Khổ não sang An vui; từ Cột trói sang Giải thoát; từ Vô minh sang Sáng suốt; nhân Chúng sanh mà quả Thánh; ngay tại cõi Ta Bà mà Xuất thế…vv.

Nhưng để đánh giá cả quá trình học tập, PHÁP LỆNH giáo dục của Phật đạo đã chọn lọc ra 8 nội dung “căn bản, quan trọng, tiêu biểu” nhất, để thi tốt nghiệp gọi là BÁT CHÁNH ĐẠO (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp. Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định).

Tốt nghiệp 8 nội dung này sẽ cho ra một sự THẤY BIẾT chơn chánh gọi là CHÁNH KIẾN và được coi là viên mãn chương trình tu học của Phật đạo và vị ấy “Tu bồ tát hạnh, hành bồ tát đạo” cho đến khi thành CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC!!!

Khi đã vào Thành AN ỔN của nền văn hóa Vô Lậu luyện thi 8 nội dung tài năng sư phạm (tông thông và thuyết thông) thuộc tầng xuất thế gian thượng thượng, thì trước đó, người này đã có một quá trình học tập từ cơ sở trở lên, làm nền móng cho tám môn thi tốt nghiệp và người này không khó để nhận ra quá trình học tập của mình đã trải qua.

Căn cứ vào bốn cấp học, thì Khổ đế, Tập đế là cấp cơ sở thuộc về dạy và học Bát Chánh Đạo của thế gian; Diệt đế thuộc về dạy và học Bát Chánh Đạo của xuất thế gian; Đạo Đế gọi là dạy và học Bát Chánh Đạo của xuất thế gian thượng thượng.

Thông qua các phần Tư Lương Vị, Kiến Đạo Vị và Tu Đạo Vị cũng có thể cho ta biết một vài dấu hiệu khái quát.

Đối với người dạy và học phần Tư Lương Vị gọi là Bát Chánh Đạo của thế gian; người dạy và học phần Kiến Đạo Vị gọi là Bát Chánh Đạo của xuất thế gian; người dạy và học phần Tu Đạo Vị gọi là Bát Chánh Đạo của xuất thế gian thượng thượng;

Điểm qua một vài môn học, ví dụ dạy và học “Chánh Ngữ”: Lời nói nào làm cho người nghe HẾT NGU của phần Tư Lương Vị gọi là CHÁNH NGỮ của thế gian; Lời nói nào làm cho người nghe HẾT MÊ của phần Kiến Đạo Vị gọi là CHÁNH NGỮ của xuất thế gian; Lời nói nào làm cho người nghe HẾT LẦM của phần Tu Đạo Vị gọi là CHÁNH NGỮ của xuất thế gian thượng thượng…vv.

Căn cứ vào kết quả chuyển đổi nhận thức của từng cấp học ta cũng có những dấu hiệu đáng tin cây để đánh giá:

Người Giác được tấm bản đồ (kho báu) của Phật đạo và một lòng một dạ khởi hành… được coi là đã hoàn thành Bát Chánh Đạo thế gian, có tiểu NIẾT BÀN an vui hay còn gọi là Thân chứng.

Vị tu hành nhận ra và thực hành Tam muội môn có Giác có Quán, không Giác có Quán, không Giác không Quán, được coi là hoàn thành Bát Chánh Đạo xuất thế gian, có trung NIẾT BÀN mãi vui hay còn gọi là Tâm chứng.

Vị tu hành có Chánh Kiến và thực hành 11 thứ trí trong Phật đạo được coi là hoàn thành Bát Chánh Đạo xuất thế gian thượng thượng, có đại NIẾT BÀN tự tại hay còn gọi là Trí chứng.

Nhưng để biết được cấp học hay tầng bậc cụ thể, tỉ mỉ của người học, để giúp mình giúp người thì cần phải học tập rất nhiều môn được triển khai từ Tứ đế và 37 phẩm (gọi là chương trình khung), cũng như những điều kiện cần thiết khác… phục vụ cho Thấu thị môn, Thẩm sát môn, Ngũ minh, Ngũ nhãn… và những kỹ thuật cao cấp trong Phật Đạo, (đang được triển khai dạy và học trong Lý Gia) như:

“- Kỹ thuật khai thị;

- Kỹ thuật đoạt tâm;

- Kỹ thuật nhận dạng;

- Kỹ thuật sử dụng ngôn âm;

- Kỹ thuật truyền đạt;

- Kỹ thuật đánh giá nhanh;

- Kỹ thuật thanh minh;

- Kỹ thuật biết lắng nghe tâm người;

- Kỹ thuật tương tác chủ khách;

- Kỹ thuật tạo đương cơ;

- Kỹ năng biến hóa;

- Kỹ năng nương Phật thần lực;

- Kỹ năng hướng đạo;

- Kỹ năng nắm bắt thời cơ…

Người thiếu kiến thức, không thể thực hiện được các thứ kỹ thuật, kỹ năng này!!! Nói chung, có rất nhiều điều cần đến kiến thức Phật Pháp, khó nói hết!!!”.

“Như vậy có thể kết luận, để đánh giá mức độ thành tựu của một người trong Phật đạo, ngôn thuyết của người ấy chính là biểu hiện của tâm và trí. Sự chứng ngộ được thể hiện qua ngôn thuyết chính là dấu hiệu nhận biết cụ thể nhất.”… Vì thế Phật dạy: “Muốn biết trí tuệ (cảnh giới) của một người, phải trao đổi, đàm luận với người ấy. Muốn biết phạm hạnh của một người, phải chung sống với người ấy”.

Trong Anh Lạc Luận - Tác giả Lý Tứ cũng viết:

“Sức mạnh của chân lý nằm trong thuyết thông, ở đâu có chân lý ở đó có tông thông, ở đâu có tông thông ở đó có thuyết thông, ở đâu có thuyết thông ở đó có Phật pháp, ở đâu có Phật pháp ở đó là chánh pháp, chánh pháp ở đâu ở đó có Phật!!!” ./.

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168