PHÁP MÔN VÀ PHÉP TU

97 lượt xem

Khi người tu hành gặp nhau, có những câu nói vừa mang tính xã giao, vừa mang tính giới thiệu, vừa mang tính thăm dò, vừa mang tính tìm hiểu (đối tượng tiếp xúc) ta thường bắt gặp như:

PHÁP MÔN VÀ PHÉP TU

Các bạn !!!

Khi người tu hành gặp nhau, có những câu nói vừa mang tính xã giao, vừa mang tính giới thiệu, vừa mang tính thăm dò, vừa mang tính tìm hiểu (đối tượng tiếp xúc) ta thường bắt gặp như:

- "Anh (chị) tu theo pháp môn gì” ???

- "Thầy A dạy pháp môn C (hoặc D) hay lắm” !!!

- "Pháp môn E mới là pháp môn tối thượng !!!

- "Pháp X chỉ dành cho bậc đại căn” !!!

- "Xin thầy dạy cho con một pháp để con tu ạ” !!!

- "Con thấy mình hợp với pháp H, I…” !!!

- "...Vân vân….và…vân vân….” !!!!

Và, phần lớn người tu hành đã dành trọn cuộc đời để gắn bó với một vài phép tu nào đó một cách miên mật (lầm tưởng pháp môn) với hy vọng đạt thành điều gì đó ở vị lai, thậm chí hi vọng rằng sau khi từ bỏ cõi đời ô trọc này sẽ sanh về một thế giới tốt đẹp nào đó !!!

Ngoài những câu nói trên, hầu như tất cả người tu hành đều thuộc nằm lòng bốn lời thệ nguyện cao cả của Phật đạo:

1- Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ !!!

2- Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn !!!

3- Pháp môn vô lượng thệ nguyện học !!!

4- Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành !!!

Có xét hai vấn đề trên (câu nói của người tu hành và bốn hoằng thệ nguyện), ta mới thấy rằng, giữa khẩu hiệu được Phật đạo đề ra, và sự tu học của người tu hành có sự chênh nhau rất lớn về mục tiêu và nội dung giáo dục !!! Điều này có nghĩa rằng, Phật đạo chủ trương người học phải học vô lượng pháp môn !!! Nhưng, thực tế thì ngược lại, người dạy chỉ dạy một (hoặc vài ba) phép tu !!! Thế là, người học cũng không thể học hơn những gì người thầy đã biết và dạy cho họ !!!

I- Bản chất và mục tiêu !!!

Vì sao có sự chênh nhau này ??? Muốn trả lời câu hỏi trên, đầu tiên ta phải tìm xem bản chất và mục tiêu của Phật đạo là gì ??? Có hiểu được bản chất và mục tiêu của Phật đạo, người học mới có cơ may biết được điều ta đã được dạy và những gì ta đã được học có đúng với bản chất và đạt được các mục tiêu của Phật đạo đề ra hay không ??? Nếu chưa giải quyết thoả đáng hai vấn đề nêu trên, nhất định việc dạy và học cần phải coi lại !!!

II- Sự khác nhau về pháp môn và phép tu !!!

Phật đạo có hai khái niệm quan trọng đó là pháp môn và phép tu !!! Hai khái niệm này giữ hai nhiệm vụ khác nhau, phần lớn người tu hành nhầm lẫn, chính sự nhầm lẫn đó đã khiến người tu hành ứng dụng sai, vì thế không thể thành tựu những điều cần thành tựu trong quá trình tu học !!!

II.1- Phép tu là gì ???

Phép tu là các phép ứng dụng nhất thời, có tính đối trị, là biện pháp tình thế, được chỉ định trong một vài trường hợp đặc biệt, giúp người tu hành (đặc biệt, cá biệt) vượt qua một vài khó khăn nào đó, trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, bằng một sở pháp nào đó !!! Sau khi người tu hành đã vượt qua khó khăn, phép tu không còn giá trị !!!

Ta có thể thấy các phép tu tiêu biểu như niệm Phật, quán sổ tức, trì chú, quán bạch cốt, quán ánh sáng, quán từ bi…vv…(hay các phép đình tâm khác) có công dụng như những chỉ định bắt buộc mang tính tình thế, nhằm giúp người tu hành vượt qua một vài khó khăn nhất thời đối với những ai có biểu hiện chướng đạo thô trọng, cần dập tắt như: Nhiều tham dục, loạn tâm, sân hận, ngủ gục…vv…Các ứng dụng này chỉ là phép ứng phó tạm thời, có công năng giúp vượt qua khó khăn trước mắt của tự thân, không có giá trị tu chứng các đạo quả thuộc về vô lậu hay xuất thế !!! Những người tâm ý bình thường, không cần thiết phải sử dụng các phép tu nêu trên !!!

II.2- Pháp môn là gì ???

Pháp môn là những lời kinh, câu pháp, lời dạy, lời khai thị…vv…nhằm khai mở (cánh cửa) tâm trí người tu hành !!!

Phật đạo có vô lượng lời dạy, vô lượng câu pháp, vô lượng lời kinh, vô lượng lời khai thị…vv…giúp người tu hành khi nghe, khi hiểu, khi nhận…đúng thời, đúng căn, đúng cơ… Tuỳ giai đoạn tu tập, tâm trí sẽ được khai mở bằng chính lời pháp đó, sau khi tâm trí được khai mở, người tu hành thành tựu cảnh giới trước mắt cần đạt đến theo yêu cầu của giáo pháp !!!

Trong suốt quá trình tu học từ sơ cơ đến đạo quả tối hậu, người tu hành được học tập liên tục và xuyên suốt !!! Cứ mỗi giai đoạn học tập, mỗi một mục tiêu trước mắt cần đạt đến lại có những lời kinh, câu pháp người tu hành phải được nghe, được giảng giải rồi ứng dụng để tâm trí tương ưng với giai đoạn và mục tiêu mới !!! Chỉ khi nào đạt đến mục tiêu cuối cùng, các lời kinh, lời pháp…nói nôm na là pháp môn mới chấm dứt !!!

Ta có thể hiểu, tiến trình tu hành từ sơ cơ đến quả chứng sau cùng của Phật đạo đối với người tu hành, giống như người đi tìm kho báu phải vượt qua vô số cánh cửa (môn) được khóa bằng những ổ khoá kiên cố !!! Mỗi lời kinh, lời pháp, lời khai thị (pháp)…vv…chính là những chiếc chìa khoá lần lượt mở các ổ khoá sai khác, kiên cố đó !!!

Vấn đề được đặt ra là, có vô vàn ổ khoá sai khác, kiên cố đang khoá chặt tâm trí một hữu tình !!! Phật đạo lại có vô số lời kinh, lời pháp, lời khai thị…như những chiếc chìa khoá khác nhau giúp người tu hành có thể mở toàn bộ các ổ khoá !!! Làm thể nào để ta có thể tìm đúng từng chiếc chìa khoá cho từng ổ khoá ??? Đây là câu hỏi không dễ trả lời !!! Giống như trong một nhà kho chứa vô số các loại thuốc khác nhau, dùng để chữa vô số bệnh khác nhau !!! Làm thế nào để tìm đúng thuốc cho mỗi căn bệnh ??? Nếu tìm sai chìa và ổ khoá, tìm không đúng thuốc…điều gì sẽ xảy ra !!!???

Có xét đến đây ta mới hiểu vì sao Phật đạo lại có tứ hoằng thệ nguyện: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ !!! Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn !!! Pháp môn vô lượng thệ nguyện học !!! Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” !!! Nếu chỉ có một vài pháp môn, một vài phép tu, vài câu nói vô nghĩa…như người đời đã dạy, người đời đã học, người đời đã hiểu, người đời đã nói, người đời đã hành trì…vv…phỏng có thể giải quyết tận gốc bốn lời thệ nguyện chứa đựng đầy đủ bản chất và mục tiêu của Phật đạo hay không ???

III- Kết luận !!!

Trên đời, không có một thứ thuốc nào chữa lành mọi căn bệnh, không có một phương tiện nào giúp ta hoàn thành mọi cung đường, không có một thứ chìa khoá nào có thể mở tất cả mọi ổ khóa trần gian, không có một công thức nào có thể giải tất cả các bài toán cuộc đời !!!

- Phép tu là hữu hạn, thuộc về thế gian pháp !!! Như những viên thuốc giảm đau chỉ giúp người đau xoa dịu cơn đau trong nhất thời, không có công dụng chữa lành bệnh !!!

- Pháp môn là vô hạn, thuộc về vô lậu, xuất thế !!! Như những chiếc chìa khoá mở cánh cửa vô lậu, xuất thế…giúp người tu hành đoạn dứt ba lớp ngăn che tâm trí gồm ngu, mê và lầm lẫn !!!

Hai khái niệm cơ bản của Phật đạo là phép tu và pháp môn có hai công dụng khác nhau !!! Nếu người dạy và học nhầm lẫn, ứng dụng sai, không thấu suốt đặc tính của hai khái niệm này… Như người thầy cùng bệnh nhân hiểu sai thuốc giảm đau và thuốc điều trị, thử hỏi điều gì sẽ xảy ra ???

Có bao giờ các bạn ngồi xuống, tự thẩm định, đánh giá trung thực việc tu học và tự hỏi bản thân những điều sau:

- "Ta đã tìm hiểu bản chất và mục tiêu đích thực của Phật đạo là gì hay chưa” ???

- "Vì sao ta hết sức tinh tấn, công phu miên mật, nỗ lực học tập…mà thành công không như ý” ???

- "Trong quá trình dấn thân, ta đã đạt được mục tiêu nào của Phật đạo hay không” ???

Các bạn !!!

Không ai có thể trả lời các câu hỏi nêu trên một cách thoả đáng cho các bạn hơn là chính các bạn !!! Hãy tự đặt câu hỏi, hãy tự trả lời cho bản thân, nhất định các bạn sẽ biết con đường ta đang đi là gì, biết được ta cần làm gì cho hiện tại và vị lai !!!

Chúc mọi người an vui, tinh tấn !!!

02/12/2021

LÝ TỨ

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168