PHẬT ĐẠO SIÊU QUÁ KHÁI NIỆM TU CÙNG KHÔNG TU

103 lượt xem

Phật đạo là đạo giác ngộ, là đạo giải thoát, là đạo trí tuệ... Có nghĩa rằng, Phật đạo siêu quá “KHÁI NIỆM TU CÙNG KHÔNG TU” của thế  gian... Các quả vị của Phật đạo từ thấp đến cao, thậm chí Vô Thượng Bồ Đề cũng chỉ thành tựu với những ai giác ngộ... Nếu không giác ngộ, cho dù có bỏ một đời, hai đời, hoặc nhiều hơn thế nửa để dụng công tu hành, kẻ ấy muốn thành tựu một quả vị chính thống dù nhỏ nhất trong Phật đạo, cũng chỉ là chuyện không tưởng !!!

 

PHẬT ĐẠO SIÊU QUÁ KHÁI NIỆM TU CÙNG KHÔNG TU

 

Các bạn !!!

Phật đạo là đạo giác ngộ, là đạo giải thoát, là đạo trí tuệ... Có nghĩa rằng, Phật đạo siêu quá “KHÁI NIỆM TU CÙNG KHÔNG TU” của thế  gian... Các quả vị của Phật đạo từ thấp đến cao, thậm chí Vô Thượng Bồ Đề cũng chỉ thành tựu với những ai giác ngộ... Nếu không giác ngộ, cho dù có bỏ một đời, hai đời, hoặc nhiều hơn thế nửa để dụng công tu hành, kẻ ấy muốn thành tựu một quả vị chính thống dù nhỏ nhất trong Phật đạo, cũng chỉ là chuyện không tưởng !!!

 

Chính vì điều này, một người chỉ cần sơ ngộ như một Tu Đà Hoàn chẳng hạn, cho dù người đó có giải đãi, theo lời Phật dạy: “Trải qua bảy đời, người này cũng chứng La Hán”...  Lời dạy này minh định rằng, cơ sở để thành tựu các đạo quả chính thống của Phật đạo bắt nguồn từ giác ngộ chứ chẳng do dụng công (bốn bệnh nằm trong phạm trù dụng công) hay làm một điều nào khác... Vì thế, Đức Phật còn có danh xưng là đấng Đại Giác, Bậc Đại Trí... Chớ, chẳng...ai...gọi Thế Tôn của chúng ta là “Đấng...Đại... Tu”... Ha ha ha ha !!! Đây cũng là lý do vì sao, khẩu hiệu “giác ngộ, giải thoát, trí tuệ” luôn là kim chỉ nam cho Huynh Đệ chúng ta !!!

 

* Trong khi đó, bốn bệnh (nhậm, tác, chỉ, diệt) gồm bốn quan niệm tu và không tu của thế gian... Mà, pháp thế gian chẳng thể cho ra quả xuất thế, pháp hữu lậu chẳng thể cho ra đạo quả vô lậu, pháp hữu vi (pháp làm ra, dụng công) chẳng thể đưa đến Niết Bàn vô vi (vô công dụng đạo, vô tác)... Chỉ những ai CÓ GIÁC, CÓ NGỘ... Nhờ sức giác, kiết sử tự huân lắng... Giống như nhờ thế lực của Thuỷ Thanh Châu nước đục tự lắng thành trong (lời kinh)...

 

Trong quá trình thẩm sát, nhờ thế lực của giác làm cho phàm tâm tịch diệt, làm cho hư vọng tâm không hiện khởi, làm cho kiết sử tự tiêu hoại... Đến khi thành tựu viên mãn tập đế (không còn phàm tâm, không còn hư vọng tâm, không còn kiết sử), vị ấy mới thật sự hiểu rằng “DỨT TẬP SẼ TRỪ SẠCH BỐN BỆNH”... Bây giờ, vị ấy sẽ như thật xác chứng rằng, thành tựu tập đế chẳng phải do tu cùng không tu như người đời đã hiểu, vượt ra khỏi giới hạn của bốn bệnh (các đế kia cũng đều như vậy)... Đây cũng là lý do vì sao, trong Tâm Pháp mình viết: “Tập đế lấy giác làm đế”, có nghĩa muốn dứt kiết sử, muốn dứt phàm tâm, muốn dứt hư vọng, GIÁC LÀ CƠ SỞ CHÍNH YẾU đề thành tựu đế này, ngoài cơ sở này, hoàn toàn không thể nương cậy vào pháp khác... Tóm lại, dứt tập hết bốn bệnh là câu trả lời đúng nhất !!!

 

* Bốn tướng là sản phẩm của sinh pháp... Cũng bởi tại quan niệm, nên mới thấy tôi khác anh (nhân ngã), đạo quả này tôi chứng còn anh thì chưa (chúng sanh thọ giả)... Chứng diệt, các pháp không sanh (Vô Sanh Pháp), bốn tướng nếu có còn, chỉ là tướng...hư...không...... Ha ha ha ha !!! Câu trả lời đúng nhất trong trường hợp này là: Chứng diệt, dứt bốn tướng... Nếu các bạn nào có đọc qua Tâm Pháp, sẽ thấy Lão Lý đã từng viết rằng: “Diệt đế lấy ngộ làm đế...”, điều này có nghĩa khi NGỘ BỔN TÂM (chứng diệt đế) các tướng sẽ tự tịch diệt vì nơi bổn tâm (chơn tâm) một tướng còn không có, hà huống có đến...ba...bốn...

Lý Tứ

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168