Tam Độc !!!

127 lượt xem

Tham; Sân; Si được ví như là ba món độc dược hại người từ xưa tới nay. Đi tìm lời giải cho bài toán “Tam độc” là vấn đề quan trọng và cần thiết, rất hữu ích cho người mới nhập môn !!!

Phật pháp được coi là một nền giáo dục đặc thù, bởi “Giác ngộ; Giải thoát và Trí tuệ”. là sản phẩm “Ba trong một”. Nếu thiếu một tánh chất bất kỳ nào đó trong ba tánh chất, thì không được coi là sản phẩm của giáo dục Chánh Pháp.

Điều kiện cần thiết để nhập trường “Phật Học Hiệu” cũng có tánh đặc thù, được Ngũ Tổ chỉ giáo “Bất thức bổn tâm học pháp vô ích” có nghĩa là chưa quay về để nhận ra Bổn tâm xưa nay vô niệm, vô tướng, vô tác, không pháp, không tâm (hư vọng), bất động, giải thoát, vốn tự đầy đủ, rổng rang, lạc, tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự sáng suốt, liễu tri muôn pháp, Niết bàn Chơn Như… Thì việc học pháp là vô ích !!!

TAM ĐỘC !!!

Lý Thái Đăng

Tham; Sân; Si được ví như là ba món độc dược hại người từ xưa tới nay. Đi tìm lời giải cho bài toán “Tam độc” là vấn đề quan trọng và cần thiết, rất hữu ích cho người mới nhập môn !!!

Phật pháp được coi là một nền giáo dục đặc thù, bởi “Giác ngộ; Giải thoát và Trí tuệ”. là sản phẩm “Ba trong một”. Nếu thiếu một tánh chất bất kỳ nào đó trong ba tánh chất, thì không được coi là sản phẩm của giáo dục Chánh Pháp.

Điều kiện cần thiết để nhập trường “Phật Học Hiệu” cũng có tánh đặc thù, được Ngũ Tổ chỉ giáo “Bất thức bổn tâm học pháp vô ích” có nghĩa là chưa quay về để nhận ra Bổn tâm xưa nay vô niệm, vô tướng, vô tác, không pháp, không tâm (hư vọng), bất động, giải thoát, vốn tự đầy đủ, rổng rang, lạc, tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự sáng suốt, liễu tri muôn pháp, Niết bàn Chơn Như… Thì việc học pháp là vô ích !!!

Do vậy, người học muốn theo học trí tuệ của Phật, cơ bản không còn tám món khổ thế gian đeo bám, thấu suốt phiền não như gió thoảng mây bay, ra khỏi kiết sử (mười món trói buộc sai khiến) như nước chảy qua cầu, đoạn trừ lậu hoặc (các món rỉ chảy che mờ) như trăng sáng không mây… cho đến khi nào tâm cơ khế hợp với lời Tổ dạy “Thức tự bổn tâm, kiến tự bổn tánh…” nghĩa là Chơn Như hiện rõ, tánh giác chiếu soi, trực nhận vấn đề, giác ngộ diệt đế… Mới đủ tư cách cắp cặp vào trường, gieo mình, năm vóc sát đất, đảnh lễ Bổn Sư “Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”.

Để đạt được mục tiêu hết khổ, dứt tập, chứng diệt… ra khỏi “Thế gian đế” thì giải bài toán “Tam độc” được coi là một trong những đầu mối quan trọng, giúp người học thoát ra khỏi sự trói buộc của pháp thế gian trong đó có mười món (gọi là kiết sử), gồm có “Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi (gọi là độn sử)– Thân kiến, Biên kiến, Thủ kiến, Giới cấm thủ kiến, Tà kiến (gọi là lợi sử)”.

Theo lý giải của Đạo Sư Lý Tứ mười kiết sử có mối quan hệ ràng buộc và nhân duyên với nhau theo “Lý duyên khởi”. Năm món độn sử “Tham Sân Si Mạn Nghi” có thể gọi là lỗi hành vi (như lửa cháy). Năm món lợi sử “Thân kiến Biên kiến Thủ kiến Giới cấm thủ kiến Tà kiến” có thể gọi là lỗi nhận thức (như củi đốt).

Căn cứ ý nghĩa của lời kinh “Củi hết lửa tắt” tạm gọi là Pháp lệnh của giáo dục (tâm cơ), khi nhận thức thay đổi thì hành vi sẽ thay đổi; Hành vi thay đổi như pháp thì đời sống sẽ thay đổi, “củi hết lửa tắt” thì Niết bàn an vui tự hiện.

Theo nguyên lý trên, bậc thầy giác ngô dùng “thần thông ngôn thuyết”, giảng giải “Có đầu có đuôi, khúc chiết gọi là thông lý” làm thay đổi nhận thức về năm lỗi “Thân kiến, Biên kiến, Thủ kiến, Giới cấm thủ kiến, Tà kiến” ví như “rút củi đáy nồi thì nước tự nguội” các lỗi về hành vi “Tham Sân Si Mạn Nghi” sẽ mỏng lược dần cho đến chấm dứt, nghĩa là “thông lý gọi giác”, mà không cần phải cầu, cúng hay dụng công… cụ thể như sau:

+ Thân kiến thay đổi thì hết Tham !!! Khi thay đổi nhận thức về Thân đồng như hư không, quán thân như chết rồi thì ái thân chấm dứt, lấy thiểu dục tri túc làm đời sống, bằng lòng với đời sống hiện tại thì… hết tham.

+ Biên kiến không còn thì hết sân !!! Có thể hiểu, Sân là hiệu ứng xảy ra khi hiệu số bất như ý giữa hai đại lượng bất bình đẳng, luôn xảy ra khi so sánh (phải trái; hơn thua, được mất; đúng sai; hay dở…), mà người sân là chủ thể luôn đứng về một phía để so đo, tính toán, phán xét với phía ngược lại. Khi so sánh chấm dứt, hiệu số không còn, thì hết sân.

+ Thủ kiến chấm dứt thì hết Si (si mê)!!! Khi trong lòng không còn thủ giữ cái thấy nghe hay biết thì hết chấp, “không ôm rác vào lòng thì không phải xả rác” chấp nhứt không còn thi hết mê, hết mê thì hết ngu si, ám độn…vv…

Tinh tấn học tập theo lời chỉ dạy của Đạo Sư Lý Tứ thì bài toán “Tam dộc” được giải quyết rõ ràng, nhẹ nhàng mà hiệu quả, kể cả việc giải thoát ra khỏi mười sự trói buộc sai khiến (kiết sử), cũng không làm khó học trò Lý gia, bởi Học trò Lý gia được Thầy chỉ rõ nguyên lý “Tồi tà hiển chánh”; “Đoạn mê khai giác” “Chuyển thức thành trí”… vô cùng lợi lạc, như ánh sáng mặt trời xua tan bóng tối.

Vận dụng lời Thầy giáo dạy, học trò tư duy, lý giải thông suốt nguyên nhân năm lỗi nhận thức xuất hiện, thứ nhất là do tà kiến, (tà là cong lệch, kiến là sự thấy nghe hay biết; người học hiểu sai lời Phật dạy gọi là bị cong lệch, hay Tà kiến); thứ hai là do sự mê mờ về (bốn thứ kiến còn lại) thân kiến, biên kiến, thủ kiến, giới cấm thủ kiến) cho cái thấy điên đảo, mê muội… vô thường cho là thường, vô ngã lấy làm ngã . Nương tựa nơi vô thường, vô ngã mà xảy ra phiền não, kiết sử, lậu hoặc làm cho thức mê mờ, thức loạn động, thức điên đảo.

Người học lắng nghe lời giảng của Thầy đến nơi đến chốn; Tư duy thấu suốt nguồn cơn, thầu rõ những gì gọi là chánh đạo và chướng đạo trong tâm cảnh gọi là giác…Ứng dụng nhuần nhuễn những gì đã giác để giải quyết nguồn tâm, chấm dứt các nguyên nhân sanh diệt trong lòng gọi là ngộ. Kết quả này gọi là giải bài toán đúng, phương pháp đúng, cho ra đáp số đúng, trong Phật đạo.

Y lời Thầy chỉ dạy “Khi giải được bài toán đúng trong Phật đạo thì không khó để nhẩn ra những bài toán sai. Còn có giải hàng ngàn bài toán sai thì cũng không thể biết được bài toán đúng”. Vận dụng lời Thầy dạy, học trò xin phép được trình bày một số ví dụ cụ thể.

Khi giản trạch về mười hai nhân duyên người học cũng không khó để nhận ra ba món Tham, Sân, Si ẩn mình, dấu mặt trong tiền tế (Vô ninh, Hành, Thức, Danh sắc).

Hữu tình khởi lòng tham những thứ hình tướng, vô thường, sanh diệt, biến hoại… gọi là (Vô minh); Sân hận trong lòng không dứt, hành tâm loạn động gọi là (Hành); Ngu si ám độn làm cái biết bị che chướng mê mờ, gọi là (Thức), Ba món (Vô minh, Hành, Thức bao boc đầy đủ ba món Tham, Sân, Si như tằm với kén).

Căn cứ Kinh Nhân Duyên Phật thuyết, giai đoạn tiền tế có ba loại hạt giống cơ bản làm nên một chúng sanh đó là Vô minh; Hành; Thức duyên vào Danh sắc tạo nên mầm sống của hạt giống chúng sanh, gọi là mầm Danh Sắc.

Khi đủ duyên, mầm danh sắc phát triển, các căn được hình thành, thực hiện chức năng lục nhập thông qua các duyên xúc, thọ, ái (giai đoạn trung tế) và thủ, hữu, sanh, lão tử (giai đoạn hậu tế)… gọi là luân hồi nghiệp quả Vô minh, Hành, Thức; “Tam độc” chúng sanh.

Nghiệp quả chúng sanh vẽ lên muôn vàn cảnh giới trong tâm thức… Nhưng cũng không ra ngoài ba món Vô minh, Hành, Thức. Ba món (vô ninh, hành, thức) duyên vào Danh sắc mà hoá hiện tâm cảnh thập loại chúng sanh trong đó có con người.

Gọi là con người bởi có đủ Thân và Tâm. Có thân thì có Thọ, có Tâm thì có Pháp như vậy có bốn nơi chốn cần phải nhớ nghĩ để thành lập bốn trung tâm cai ngu, cai nghiện, cai mê đó là Thân, Thọ, Tâm, Pháp hay còn gọi là Tứ Niệm Xứ.

Bốn trung tâm cùng chung mục tiêu, nhưng lại ứng dụng bốn loại công nghệ khác nhau do vậy, sản phẩm có thể cho ra bốn tên gọi, đó là Thanh Văn; Duyên giác; Bồ tát quyền thừa; Bồ tát nhất thừa và cỗ xe Đại thừa đang chờ đón những Vị Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề tới trường, học tập trí tuệ bát nhã hay còn gọi là Phật thừa.

Biện pháp giáo dục thay đổi nhận thức trong Phật đạo trong giai đoạn đầu, là quá trình “Tồi tà hiển chánh”; “Đoạn mê khai giác”. “Chuyển thức thành trí”, “Phàm chuyển thành Thánh”…vv… Do vậy, thấu suốt tiền tế, giải được bài toán (vô minh, hành, thức, danh sắc) thì Tam độc khỏi cầu, cúng, dụng công… cũng chấm dứt.

Ngược lại, nếu hiểu sai chủ trương đường lối giáo dục trong Phật đạo, cứ để nguyên thức mê, giữ nguyên chúng sanh tánh … mà tu luyện hay giáo dục như cách hiểu thế gian, thì kết quả sẽ cho ra một loại sản phẩm “Chúng sanh cang cường” (lời kinh), tà kiến biến thể, ngu si đầy đủ, ngã mạn tăng trưởng, che chướng triền miên, bao bọc nhiều tầng, u mê như rừng rậm vô minh. Đặc biệt nguy hai là sản sinh một loại trùng độc, ký sinh trên mình, hại chết sư tử !!!

Phật đạo lấy Trí Tuệ làm mục tiêu tối thượng gọi là “Duy Tuệ Thị Nghiệp” và con đường độc đạo hướng tới mục tiêu cao thượng, đoạn trừ Tam độc, chấm dứt Vô minh, Hành, Thức, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn, chỉ có thể là “Giác ngộ; Giải thoát và Trí tuệ” hay còn gọi là Tam Pháp Ấn thời hiện đại !!!

Con xin tri ân đảnh lễ công đức giáo dạy của Thầy !!!

Ngày 24/11/2022

Con, Lý Thái Đăng

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168