TÂM TÔNG VÀ GIÁO TÔNG

127 lượt xem

Tâm Tông là ngay nơi phàm tâm, thẳng tiến về Thánh Tâm (trực chỉ nhân tâm), từ Thánh Tâm trực chỉ Bồ Tát Tâm, từ Bồ Tát Tâm trực chỉ Phật Tâm gọi là Phật Tâm Tông (nói gọn là Tâm tông) !!!

Để vượt qua các thứ tâm này, từng môn đồ sẽ lần lượt được "Đạo Sư trực tiếp khai thị", sau đó hộ trì bằng các bài kệ tụng cho mỗi giai đoạn, gọi là “Kệ Tụng Tâm Tông”. Những bài kệ tụng này được đồ chúng học thuộc, tụng đọc hàng ngày, chiêm nghiệm ý nghĩa, làm cơ sở trao đổi với nhau !!!

TÂM TÔNG VÀ GIÁO TÔNG

(Trích sách Tâm Tông Và Trò Chơi Trí Tuệ)

- TÂM TÔNG LÀ GÌ ???

Tâm Tông là ngay nơi phàm tâm, thẳng tiến về Thánh Tâm (trực chỉ nhân tâm), từ Thánh Tâm trực chỉ Bồ Tát Tâm, từ Bồ Tát Tâm trực chỉ Phật Tâm gọi là Phật Tâm Tông (nói gọn là Tâm tông) !!!

Để vượt qua các thứ tâm này, từng môn đồ sẽ lần lượt được "Đạo Sư trực tiếp khai thị", sau đó hộ trì bằng các bài kệ tụng cho mỗi giai đoạn, gọi là “Kệ Tụng Tâm Tông”. Những bài kệ tụng này được đồ chúng học thuộc, tụng đọc hàng ngày, chiêm nghiệm ý nghĩa, làm cơ sở trao đổi với nhau !!!

Trong bài Kệ Khai Tâm vừa gởi cho các bạn, chính là công cụ để "tối ưu hoá" con đường tiến về Tâm Tông, tức “chuyển y Tâm Kinh thành Tâm Tông” !!! Bài kệ này ẩn chứa rất nhiều vi mật, có công dụng giúp người chưa giác ngộ trì tụng thường xuyên sẽ giác ngộ. Người đã giác ngộ, trì tụng thường xuyên sẽ viên mãn chỗ đã giác. Người viên mãn chỗ đã giác ngộ, trì tụng thường xuyên sẽ phát sinh trí tuệ và vị lai thấu đạt Phật Tâm Tông !!!

Trong Tông Môn sẽ có nhiều bài kệ như thế, để giúp các bạn thành tựu từng giai đoạn. Vì thế, các bạn hãy trì tụng và chiêm nghiệm từng lời, từng câu, nhất định vô cùng lợi ích !!!

- KHÁC BIỆT GIỮA TÂM TÔNG VÀ GIÁO TÔNG ???

Giáo Tông thuộc về khoa giáo, nhờ vào học tập và suy luận mà thành, thành tựu này thuộc về kiến giải...!!!

Sau sáu năm triển khai "Giáo Tông" qua cả ngàn bài viết, giống như dẫn các bạn đi du lịch trên tấm bản đồ...!!! Những HĐ dám căn cứ vào những hiểu biết từ tấm bản đồ để tự mình dấn thân vào thực địa, kinh gọi là "từ bỏ ngón tay để thấy mặt trăng", nhằm xác chứng những gì đã học để chứng thiệt tế, số lượng HĐ này không quá số ngón tay của hai bàn tay (< 10) !!!

Thế nhưng, chỉ hơn một tháng triển khai "Tâm Tông" bằng cách các HĐ đọc Đại Bát Nhã, mình nương vào những vướng mắc trong đó để khai thị, đồng thời tụng Kệ Tụng Tâm Tông để hộ trì. Số lượng HĐ thật sự giác ngộ bằng cách này, lại tăng gấp ba lần số lượng người giác ngộ của sáu năm Giáo Tông (từ 2010 đến 2016)...!!! Thế mới biết oai lực của Tâm Tông mạnh đến chừng nào !!!

Trong thời gian triển khai Giáo Tông, có một số người ngộ nhận... “Học thuộc tấm bản đồ mà tưởng đã đến nơi...” vì thế lại rơi vào kiến giải !!! Thực tế trong HĐ chúng ta hiện nay (2016), không thiếu những vị lâm vào hoàn cảnh này, rốt cuộc “cơm chẳng ra cơm cháo chẳng ra cháo"... Vì thế, Giáo Tông và Tâm Tông trở thành "điều kiện ắt có và đủ" của tông môn...!!! Hai thứ này giống như con chim với đôi cánh, chiếc cánh Giáo Tông trở thành thuyết thông, chiếc cánh Tâm Tông trở thành Tông thông... Nếu con chim chỉ có một cánh, con chim này sẽ thành "con chim què"...!!!

Trong Vô Đối Môn (VĐM), mình có viết "đã qua rồi thời kỳ chúng ta được nuôi lớn bởi bầu sữa Giáo Tông", không biết khi đọc VĐM, các bạn có để ý câu này hay không ???!!! Hoặc mình cảnh báo trước trong Tâm Pháp bằng hai câu đối: “Lý viên dung diệu pháp (Giáo Tông), Tứ thâm đạt Tâm Tông" !!! Hai câu này nhằm ám chỉ người tu hành phải hội đủ hai điều là Giáo Tông và Tâm Tông !!! Giáo Tông thuộc về khoa giáo, thành tựu này thuộc về kiến giải, giống như "học thuộc thực đơn của một nhà hàng", học thực đơn thì chẳng phải mất tiền, vì thế ai học cũng được, thậm chí nhà hàng khuyến khích người học, nhưng thuộc... mà chẳng được no bụng !!!

Trái lại, sau khi thuộc món ăn từ thực đơn, thực khách muốn no, phải gọi món ăn, mà gọi món ăn trong túi phải có tiền. Đây là cái ngặt nghèo của Tâm Tông, vì thế ngày xưa Huệ Khả chặt tay trả nợ, Tát Đà Ba Luân bán thân lấy tiền để mua Tâm Tông, tiền thân Bồ Tát cho quỷ ăn thịt mình coi như học phí...vv…Nói theo ngôn ngữ Thiền Môn, "muốn vào cửa Tâm Tông, phải đi bằng hai cái đầu gối", nếu những ai chưa biết đi bằng hai đầu gối, mà cầu được Tâm Tông, chỉ là chuyện nằm mơ giữa ban ngày !!!

Kinh nói như thế, lịch sử nói như thế, hôm nay mình cũng lại nói như thế... Và, thời gian qua, những HĐ nào dám từ bỏ cái “ngã chó mèo”, chẳng vừa chạy vừa la như chó đạp lửa, biết đi bằng hai cái đầu gối để cầu Giác Ngộ Tâm Tông đều được toại nguyện... Hơn một tháng nay, hàng loạt HĐ của chúng ta đã minh chứng sự đúng đắn của chân lý này !!!

Các bạn!!!

Đã đến lúc chúng ta thật sự phải rời "cái bầu sữa Giáo Tông", giai đoạn của suy luận và kiến giải. Chúng ta bước tiếp vào con đường mới của Tâm Tông...!!!

Để thực sự lần lượt chiếm lĩnh các ngọn núi Tâm Tông, mình có một vài câu hỏi thuộc về Bát Nhã Tâm Kinh !!! Vì là câu hỏi của Tâm Tông, phần trả lời phải ngắn gọn, đúng văn phong của Tâm Tông, câu trả lời không thuộc phạm vi kiến giải... Rất mong nhận được những câu trả lời đạt thẳng ý nghĩa Tâm Tông từ các bạn !!!

- CHUYỂN Y BÁT NHÃ TÂM KINH THÀNH TÂM TÔNG !!!

Các bạn!!!

Tôn chỉ đầu tiên của Tâm Tông là, chuyển hoá Tâm Kinh thành Tâm Tông để thành tựu Bất Nhị Pháp Môn, tức Kinh với Tâm không còn là hai pháp. Có nghĩa "Kinh là Tâm và Tâm là Kinh". Đây là tiền đề quan trọng để thành tựu Trí Tuệ Vô Tướng, gọi là thành tựu Bát Nhã Trí, khác với Tương Tợ Bát Nhã của Nhị Thừa !!!

Thời gian vừa qua, trong yêu cầu này, nhằm giúp các bạn thấu suốt thật nghĩa của "tâm và niệm", chúng ta đã khảo sát bản chất của tâm và niệm thông qua bản chất của hai nghĩa "sắc và không" trong Bát Nhã Tâm Kinh...!!!

Để tiếp tục công việc của Tâm Tông, chúng ta lại tiếp tục khảo sát bài Bát Nhã Tâm Kinh. Lần này, mình có vài câu hỏi gởi đến các bạn. Trong lúc các bạn tìm cách trả lời câu hỏi, đây cũng chính là lúc các bạn tập: “Rời xa kiến giải, thoát khỏi ảnh hưởng của văn tự... quay trở về Bổn Tâm, lặng lẽ quan sát, từ đó mới có thể trả lời đúng câu hỏi” ... Làm việc này, chính là một hình thức tu tập mới của Tâm Tông, tức "Y nơi Bổn Tâm" để soi thấu (chiếu kiến) "Bổn Pháp", một dạng tu tập thông qua Bát Nhã Trí !!!

Trong Bát Nhã Tâm Kinh có đoạn văn sau: "Xá Lợi tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm...". (Xá Lợi Tử, các pháp đều không tướng, không sanh, không diệt, không cấu, không tịnh, không tăng, không giảm)…!!!

Lời Kinh trên có nghĩa rằng: Này ông Xá Lợi Phất!!! Tất cả các khái niệm, quan niệm, nhận thức, nghĩ suy (pháp) ... Đều không có tướng, vì thế nó không có tướng sanh, tướng diệt (vô tướng)... Nó cũng chẳng có tánh dơ hay tánh sạch (không tánh)... Cho nên, nó chẳng thể tăng, chẳng thể giảm (vô lực, vô tác dụng)...!!!

Để có cơ sở khảo sát mức độ chuyển y của các bạn, mình có vài câu hỏi mang phong cách Tâm tông !!! Mỗi câu trả lời của HĐ, chính là tự thân trình bày phần sở chứng của mình trước đại chúng. Vì thế, câu trả lời phải chín chắn, thể hiện sự thấu suốt và truyền tải được nét siêu việt của Tâm Tông !!!

Lý Tứ

4/10/2021

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168