TẬN - VÔ TẬN GIẢI THOÁT

111 lượt xem

Duy Ma Cật (Vimalakirti), một thương gia giàu có ở thành Vaisali (Tỳ Xá Ly), có biện tài, giỏi tranh luận và trí nhớ phi thường. Ông là một người đầy quyến rũ và bí ẩn. Không giống như những đại đệ tử của Ðức Thích Ca Mâu Ni, hầu như tách rời hẳn với đời sống thế tục, Duy Ma Cật sống đời sống của một cư sĩ trọn vẹn và không ràng buộc. Đời sống đó là một hiện thân của tinh thần Ðại thừa, khước từ tinh thần tu viện hạn hẹp và nhấn mạnh vào việc đi vào xã hội của Phật giáo.

Ðối với giới Phật tử ở Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, đặc biệt là những cư sĩ tại gia, Duy Ma Cật đã trở thành một nhân vật được quảng đại quần chúng biết đến. Ðiều này được minh chứng khi chúng ta thấy rằng kinh Duy Ma Cật càng ngày càng được đọc tụng rộng rãi hơn trong giới Phật tử Ðại thừa bên cạnh kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Có sáu bản dịch kinh Duy Ma Cật tiếng Trung Hoa, trong đó có ba bản hiện còn. Trong những bản này, bản do Ngài Vimalakirti (Cưu Ma La Thập, 344-413) dịch được coi là có bút pháp tinh tế và được đọc nhiều nhất. Bồ tát triết gia Long Thọ (Nagarjuna) trong Ðại Trí Ðộ Luận (Mahaprajna-paramitopadesha) đã trích dẫn từ kinh Duy Ma Cật nhiều hơn những kinh điển khác ngoài kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Phái Thiên Thai cũng đặt kinh này vào một vị trí quan trọng, có bản sớ giải về kinh này. Ở Nhật Bản, đó là một trong ba bản kinh mà thái tử Shotòku (Thánh Ðức) viết sớ giải, hai bản kinh kia là kinh Pháp Hoa và kinh Thắng Man (Shrimala).

.......

MỘT ĐOẠN KINH TUYỆT VỜI !!!

Các bạn !!!

Sáng nay, đọc đoạn "Phẩm Hạnh Bồ Tát" trích từ "Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết"... Đoạn kinh dạy về Pháp Môn Tận Vô Tận Giải Thoát thật là tuyệt vời !!!

Mặc dù đoạn kinh này mình đã đọc rất nhiều lần, nhưng mỗi lần đọc, cảm giác tuyệt vời và phấn khích không hề giảm, chẳng khác gì lần đọc đầu tiên !!!

Trước khi đăng lại đoạn kinh, xin giới thiệu đến các bạn phần trích dẫn bài viết "Duy Ma Cật & Lý tưởng người cư sĩ" được đăng trên Báo Giác Ngộ Online ngày 11/11/2009 !!!

"Ngài Duy Ma Cật (Vimalakirti)

Với sự khởi dậy của phong trào Ðại thừa vào khoảng năm trăm năm sau Phật nhập diệt, Phật giáo trải qua một tiến trình trẻ trung hóa. Những người giữ vai trò then chốt trong tiến trình này là những vị lãnh đạo trong cộng đồng cư sĩ. Ngài Duy Ma Cật là một hình ảnh đại diện cho lối sống và sự đóng góp của những cư sĩ này vào tiến trình đó, được diễn tả trong kinh Vimalakirti-nirdasha (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh), thường được gọi là kinh Duy Ma Cật.

Duy Ma Cật (Vimalakirti), một thương gia giàu có ở thành Vaisali (Tỳ Xá Ly), có biện tài, giỏi tranh luận và trí nhớ phi thường. Ông là một người đầy quyến rũ và bí ẩn. Không giống như những đại đệ tử của Ðức Thích Ca Mâu Ni, hầu như tách rời hẳn với đời sống thế tục, Duy Ma Cật sống đời sống của một cư sĩ trọn vẹn và không ràng buộc. Đời sống đó là một hiện thân của tinh thần Ðại thừa, khước từ tinh thần tu viện hạn hẹp và nhấn mạnh vào việc đi vào xã hội của Phật giáo.

Ðối với giới Phật tử ở Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, đặc biệt là những cư sĩ tại gia, Duy Ma Cật đã trở thành một nhân vật được quảng đại quần chúng biết đến. Ðiều này được minh chứng khi chúng ta thấy rằng kinh Duy Ma Cật càng ngày càng được đọc tụng rộng rãi hơn trong giới Phật tử Ðại thừa bên cạnh kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Có sáu bản dịch kinh Duy Ma Cật tiếng Trung Hoa, trong đó có ba bản hiện còn. Trong những bản này, bản do Ngài Vimalakirti (Cưu Ma La Thập, 344-413) dịch được coi là có bút pháp tinh tế và được đọc nhiều nhất. Bồ tát triết gia Long Thọ (Nagarjuna) trong Ðại Trí Ðộ Luận (Mahaprajna-paramitopadesha) đã trích dẫn từ kinh Duy Ma Cật nhiều hơn những kinh điển khác ngoài kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Phái Thiên Thai cũng đặt kinh này vào một vị trí quan trọng, có bản sớ giải về kinh này. Ở Nhật Bản, đó là một trong ba bản kinh mà thái tử Shotòku (Thánh Ðức) viết sớ giải, hai bản kinh kia là kinh Pháp Hoa và kinh Thắng Man (Shrimala).

.......

Tên khác của kinh Duy Ma Cật là Bất Tư Nghì Giải Thoát, và chắc chắn nhân vật Duy Ma Cật, như được diễn tả trong kinh, vẫn mang đầy sự bí ẩn và kỳ diệu. Ông đại biểu cho lý tưởng cư sĩ tại gia như được định hình từ hai ngàn năm trước..." Trích Daisaku Ikeda - Nguyên Hảo dịch !!!

KINH DUY MA CẬT SỞ THUYẾT

Phẩm Hạnh Bồ Tát !!!

"Phật bảo các vị Bồ Tát rằng:

Có pháp môn “tận, vô tận giải thoát” các ông nên học.

Sao gọi là “tận” ? Nghĩa là pháp hữu vi. Sao gọi là “vô tận” ? Nghĩa là pháp vô vi. Như Bồ Tát thời không tận hữu vi, không trụ vô vi.

Sao gọi là “không tận hữu vi” ? Nghĩa là không lìa đại từ, không bỏ đại bi, sâu phát tâm cầu nhất thiết trí mà không khinh bỏ, giáo hoá chúng sanh quyết không nhàm chán; đối pháp tứ nhiếp thường nghĩ làm theo; giữ gìn chánh pháp không tiếc thân mạng; làm các việc lành không hề nhàm mỏi; chí thường để nơi phương tiện hồi hướng; cầu pháp không biếng trễ; nói pháp không lẫn tiếc; siêng cúng dường chư Phật; cố vào trong sanh tử mà không sợ sệt; đối việc vinh nhục lòng không lo không mừng; không khinh người chưa học; kính người học như Phật; người bị phiền não làm cho phát niệm chánh; cái vui xa lìa không cho là quí; không đắm việc vui của mình mà mừng việc vui của người; ở trong thiền định tưởng như địa ngục; ở trong sanh tử tưởng như vườn nhà; thấy người đến cầu pháp tưởng như thầy lành; bỏ tất cả vật sở hữu tưởng đủ nhất thiết trí; thấy người phá giới, tâm nghĩ cứu giúp; các pháp ba la mật tưởng là cha mẹ; các pháp đạo phẩm tưởng là quyến thuộc; làm việc lành không có hạn lượng đem các việc nghiêm sức ở các cõi tịnh độ trau giồi cõi Phật của mình; thực hành bố thí vô hạn; đầy đủ tướng tốt; trừ tất cả điều xấu, trong sạch thân khẩu ý; nhiều số kiếp sanh tử mà lòng vẫn mạnh mẽ; nghe các Đức Phật quyết chí không mỏi; dùng gươm trí tuệ phá giặc phiền não, ra khỏi ấm giới nhập; gánh vác chúng sanh để được hoàn toàn giải thoát; dùng sức đại tinh tấn phá dẹp quân ma; thường cầu vô niệm, thật tướng trí tuệ; thực hành ít muốn, biết đủ mà chẳng bỏ việc đời; không sái oai nghi mà thuận theo thế tục; khởi tuệ thần thông dắt dẫn chúng sanh; đặng niệm tổng trì đã nghe không quên; khéo biết căn cơ dứt lòng nghi của chúng sanh, dùng nhạo thuyết biện tài diễn nói pháp vô ngại; thanh tịnh mười nghiệp lành hưởng thọ phước trời người; tu bốn món vô lượng mở đường phạm thiên; khuyến thỉnh nói pháp, tuỳ hỷ ngợi khen điều lành, đặng tiếng tốt của Phật, thân, khẩu, ý trọn lành, đặng oai nghi của Phật; công phu tu tập pháp lành sâu dày càng tiến nhiều lên; đem pháp đại thừa giáo hoá thành tựu Bồ Tát Tăng, lòng không buông lung, không mất các điều lành. Làm các pháp như thế gọi là Bồ Tát không tận hữu vi.

Sao gọi là “không trụ vô vi” ? Nghĩa là tu học môn “không”; không lấy không làm chỗ chứng; tu học môn “vô tướng”, “vô tác” không lấy vô tướng, vô tác làm chỗ chứng; tu học pháp “vô sanh” không lấy vô sanh làm chỗ chứng; quán “vô thường” mà không nhàm việc lành; quán “thế gian là khổ” mà không ghét sanh tử; quán “vô ngã” mà dạy dỗ người không nhàm mỏi; quán “tịch diệt” mà không tịch diệt hẳn, quán xa lìa mà thân tâm tu các pháp lành; quán không chỗ về mà về theo pháp lành; quán vô sanh mà dùng pháp sanh để gánh vác tất cả; quán vô lậu mà không đoạn các lậu; quán không chỗ làm mà dùng việc làm để giáo hoá chúng sanh; quán không vô mà không bỏ đại bi; quán chánh pháp vị (chỗ chứng) mà không theo tiểu thừa; quán các pháp hư vọng, không bền chắc, không nhân, không chủ, không tướng, bổn nguyện chưa mãn mà không bỏ phước đức thiền định trí tuệ. Tu các pháp như thế gọi là Bồ Tát không trụ vô vi.

Lại vì, đủ các phước đức mà không trụ vô vi, vì đủ các trí tuệ mà không tận hữu vi; vì đại từ đại bi mà không trụ vô vi; vì mãn bổn nguyện mà không tận hữu vi; vì nhóm thuốc pháp mà không trụ vô vi, vì tuỳ bịnh cho thuốc mà không tận hữu vi; vì biết bịnh chúng sanh mà không trụ vô vi; vì dứt trừ bịnh chúng sanh mà không tận hữu vi. Các Bồ Tát chánh sĩ tu tập pháp này thời không tận hữu vi, không trụ vô vi, đó gọi là pháp môn “tận, vô tận giải thoát”, các ông cần nên học...." !!!

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !!!

NAM MÔ DUY MA CẬT BỒ TÁT MA HA TÁT !!!

15/06/2022

LÝ TỨ (kính trích)

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168