TÁNH GIÁC - BỔN TÂM - BẢN GIÁC

127 lượt xem

Tánh giác, Bổn tâm, Bản giác

- Tánh giác: Ta thường gọi nôm na là tánh thấy, tánh nghe..v..v…Đây là một trong các tánh chất tự nhiên của tự tánh !!! Tánh giác chỉ xuất hiện trọn vẹn khi người tu hành có được giác ngộ !!! Tức các căn xúc đối trần cảnh như: Thấy, nghe, ngửi, nếm…v..v…không bị thức nghiệp làm nhiễm ô !!!

- Bản tâm (bổn tâm): Là cái tâm bản nhiên mọi hữu tình đều có !!! Tâm này chỉ hiện lên khi tâm thức hữu tình không còn mê mờ, hư vọng tâm không sanh khởi !!!

- Bản giác: Chỗ giác ngộ tột cao của chư Phật !!! Đây là cái gốc phát sinh mọi giáo pháp, kinh gọi là Pháp Bổn Trụ !!! Thủ Lăng Nghiêm dạy: “Chư Phật từ bản giác đi (chiếu) ra, chúng sanh từ thỉ (thuỷ) giác đi vào (ngộ được), chỗ gặp nhau gọi là đẳng” !!!

Lý Tứ Hỏi Đáp 81 - 120

LTHĐ.83 - Tánh Giác - Bổn Tâm - Bản Giác

Các bạn !!!

Mình vừa nhận được mấy câu hỏi của Lê Hậu qua tin nhắn messenger !!! Bạn ấy đã hỏi:

Thưa thầy!

1) Xin thầy giảng rõ, người thấy tánh, khi dùng tánh giác quan sát tự tâm thường hay nhầm lẫn giữa bản tâm và bản giác! Vì sao như vậy?

2) Diệu giác là gì?

3) Quả chứng A la hán, Bích Chi Phật có chấm dứt được vô minh trụ địa hay chưa?

Con cảm ơn thầy ạ!

Lê Hậu và bạn đọc thân mến !!!

Mình xin trả lời các câu hỏi của Lê Hậu như sau:

1) Xin thầy giảng rõ, người thấy tánh, khi dùng tánh giác quan sát tự tâm thường hay nhầm lẫn gia bản tâm và bản giác! Vì sao như vậy ???

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta cần thống nhất một số khái niệm trong Phật đạo như: Tánh giác, bản tâm, bản giác… Chỉ khi nào chúng ta thống nhất các khái niệm nêu trên, lúc đó việc giải thích các thắc mắc mới hi vọng đưa đến thoả đáng !!!

Vì rằng, có rất nhiều khái niệm trong Phật đạo được người tu hành hiểu khác nhau, do hiểu khác nhau, do chưa thống nhất… Cho nên giữa người hỏi và người trả lời thường dẫn đến việc “ông nói gà, bà hiểu vịt” !!! Đây cũng là lí do vì sao khi đàm luận về Phật đạo, những người tu hành thường hay xảy ra bất đồng ý kiến !!!

Về ba khái niệm tánh giác, bổn tâm, bản giác…Mình xin được giải thích ý nghĩa như sau:

- Tánh giác: Ta thường gọi nôm na là tánh thấy, tánh nghe..v..v…Đây là một trong các tánh chất tự nhiên của tự tánh !!! Tánh giác chỉ xuất hiện trọn vẹn khi người tu hành có được giác ngộ !!! Tức các căn xúc đối trần cảnh như: Thấy, nghe, ngửi, nếm…v..v…không bị thức nghiệp làm nhiễm ô !!!

- Bản tâm (bổn tâm): Là cái tâm bản nhiên mọi hữu tình đều có !!! Tâm này chỉ hiện lên khi tâm thức hữu tình không còn mê mờ, hư vọng tâm không sanh khởi !!!

- Bản giác: Chỗ giác ngộ tột cao của chư Phật !!! Đây là cái gốc phát sinh mọi giáo pháp, kinh gọi là Pháp Bổn Trụ !!! Thủ Lăng Nghiêm dạy: “Chư Phật từ bản giác đi (chiếu) ra, chúng sanh từ thỉ (thuỷ) giác đi vào (ngộ được), chỗ gặp nhau gọi là đẳng” !!!

Như vậy ta thấy tánh giác, bổn tâm và bản giác là ba cảnh giới của ba tầng giác ngộ khác nhau !!! Tuy là ba cảnh giới của ba tầng giác ngộ khác nhau, nhưng cả ba cảnh giới này đều có chung một số đặc điểm như: Thanh tịnh, bất động, an lạc, minh chiếu…v..v…!!! Đây là lí do vì sao, người sơ ngộ thấy tánh giác, khi dùng tánh giác quan sát tự tâm, thường hay nhầm lẫn cảnh giới này thành cảnh giới kia !!!

2) Diệu giác là gì?

Trả lời:

Diệu giác là cảnh giới giác ngộ sau cùng của Bồ Tát Thập địa !!! Diệu giác địa chính là Pháp Vân Địa !!!

Trước khi thành tựu Diệu giác, vị tu hành phải trải qua chín thứ lớp phía trước của thập địa !!! Trong đó, lớp thứ tám là Bất Động Địa và lớp thứ chín là Đẳng giác địa (còn có tên là Thiện huệ địa) phải thành tựu mới có thể vào địa thứ mười là Diệu giác địa !!!

Thập địa Bồ tát đi tìm chân lí giống như người đi tìm vàng !!! Lớp thứ tám Bất động địa như người đã tìm thấy mỏ vàng !!! Lớp thứ chín Đẳng giác địa như người đã khai thác thành công và sở hữu toàn bộ số vàng đã khai thác !!! Lớp thứ mười Diệu giác địa như người thiện xảo chế tác các món trang sức từ số vàng mình có được, sau đó tự tại bố thí theo tâm nguyện của người thọ thí !!!

3) Quả chứng A la hán, Bích Chi Pht có chấm dứt được vô minh trụ địa hay chưa?

Trả lời:

A la hán và Bích Chi Phật chỉ mới chấm dứt nhuận chi vô minh và căn bản vô minh, chưa chấm dứt vô minh trụ địa !!! Chỉ có Đẳng giác chấm dứt một số phần và Diệu giác Bồ tát mới chấm dứt hoàn toàn vô minh này !!!

Giống như chuyện tìm vàng ở trên !!! Tuy rằng, A la hán, Bích Chi Phật, Bất động địa Bồ tát…như người đi tìm vàng đã tìm thấy mỏ vàng, nhưng chưa biết khai thác, chưa tận tay sở hữu khối vàng trong mỏ vàng đó, cũng như chưa biết chế tác vàng thành các món đồ trang sức, cho nên Phật đạo gọi sự chưa viên mãn này là vô minh trụ địa !!!

Muốn ra khỏi vô minh trụ địa !!! A la hán, Bích Chi Phật, Bất động địa Bồ tát…phải học tập trí tuệ…Đến khi nào chứng nhập “Nhiếp thọ chánh pháp vô dị biệt” mới qua được ải vô minh trụ địa, kinh gọi là ra khỏi “Nhất thiết trí thành” !!! Bồ tát ra khỏi Nhất thiết trí thành giống như Vương tử du hành khỏi hoàng cung, dùng tài sản cứu tế dân chúng !!!

Hy vọng, những trả lời trên có thể giúp Lê Hậu và bạn đọc sau khi giác ngộ, không còn nhầm lẫn các cảnh giới đã nêu !!! Cảm ơn thùng khẩu trang N 95 !!!

Rất mong, nhận được những câu hỏi lí thú và bổ ích từ các bạn !!!

25/07/2021

LÝ TỨ

NGUỒN: Tánh Giác - Bổn Tâm - Bản Giác - Lý Gia (lytu.vn)

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168