THẤT TINH DIỆU PHÁP !!!

96 lượt xem

Có chùm sao bảy ngôi “Lặng lẽ - quan sát – không kết luận” gắn kết với nhau, toả sáng trên bầu trời “tâm cảnh, thanh tịnh, rổng rang”, chức năng như một hệ thống “Định vị vệ tinh” đưa đường chỉ lối, cho những vị Bồ tát phát tâm hướng tới mục tiêu Giác ngộ, Giải thoát và Trí tuệ, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Nếu vị nào có duyên lành, hiểu biết “Thất tinh diệu pháp” đến nơi đến chốn, tư duy thấu suốt nguồn cơn và ứng dụng nhuần nhuyễn vào trong đời sống, thì khác nào gươm báu trao tay anh hùng.

THẤT TINH DIỆU PHÁP !!!

Lý Thái Đăng

Có chùm sao bảy ngôi “Lặng lẽ - quan sát – không kết luận” gắn kết với nhau, toả sáng trên bầu trời “tâm cảnh, thanh tịnh, rổng rang”, chức năng như một hệ thống “Định vị vệ tinh” đưa đường chỉ lối, cho những vị Bồ tát phát tâm hướng tới mục tiêu Giác ngộ, Giải thoát và Trí tuệ, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Nếu vị nào có duyên lành, hiểu biết “Thất tinh diệu pháp” đến nơi đến chốn, tư duy thấu suốt nguồn cơn và ứng dụng nhuần nhuyễn vào trong đời sống, thì khác nào gươm báu trao tay anh hùng.

Được gọi là gươm báu bởi khi ứng dụng chiêu thức nhuần nhuyễn, ánh chiêu xuất thế phát ra, có thể dễ dàng đoạn tận tám món khổ thế gian; các món phiền não, kiết sử, lậu hoặc (của Tập đế), giúp người học “Tồi tà hiển chánh; Đoạn mê khai giác” hết khổ, dứt tập, chứng diệt, học tập Đạo đế, hướng về Vô Thượng Bồ Đề.

Xứng danh “Anh Hùng” bởi vị này “Sống trong cõi dục mà không nhiễm dục, sống trong cõi sắc mà không mê mờ sắc, sống trong cõi vô sắc mà không bị ám độn bởi các quan điểm quan niệm thế gian…” như sen sống trong bùn. Tâm vị này như “trời quang mây tạnh, rỗng rang thanh tịnh”. Thiên hạ tôn vinh danh hiệu Anh Hùng, còn trong Phật sử thì ghi rõ là Bậc Trượng Phu, Thầy của Trời Người, được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tuyên thuyết “Nhược thức tự bổn tâm, kiến tự bổn tánh, tức danh trượng phu, thiên nhân sư, Phật”.

Bậc Trượng Phu trong Phật đạo biết rõ rằng khi giác ngộ Vô niệm, “Bổn lai vô nhất vật”… thì hầu như mọi thứ… đồng tịch diệt… Duy có một thứ không bao giờ tịch diệt được đó là tánh thấy nghe hay biết, gọi là “Tánh Giác”. Vị kiến tánh giác có thể ví như mặt hồ tự nhiên trong trẻo, tĩnh lặng và ngay đó tánh chiếu soi minh liễu xuất hiện. mà không phải làm gì cả.

Bậc Thầy của Trời Người thấu suốt Chánh pháp, không dạy cho bất cứ ai làm những việc tốn công, vô ích, mất thời gian, như “dụng công” hay cầu cúng, van xin tha lực… mà chỉ làm công việc như một thầy giáo giúp người giác ngộ, khai tâm, mở trí, chỉ bày cho người học nhận ra, đâu là “ngọn lửa vô sanh”, “nhiên liệu chánh pháp” cùng tấm bản đồ Phật pháp, để người học “tự mình thắp đuốc lên mà đi” (lời kinh) trên con đường Phật đạo.

Các vị Bồ tát tư duy chơn chánh khi thấu suốt lời Phật dạy “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” thường hoan hỷ, bởi mục tiêu giác ngộ đã được Phật tuyên thuyết rõ ràng minh bạch, và chỉ bày cách thức để Phật tánh hiện ra là xả bỏ những gì che khuất. Tư duy hay thiền tư thấu suốt những gì che khuất Phật tánh gọi là giác, bắt gặp những điều đã giác trong chính thân tâm mình gọi là ngộ, khi đã giác ngộ pháp Xả tự xả.

Ngộ được Phật tánh gọi là Kiến tánh. Phật tánh có vô số tánh chất, nhưng có tám tính chất đặc trưng nhất, có thể làm thước đo cho vị Kiến tánh, đó là “Thường Ngã Lạc Tịnh; Từ Bi Hỷ Xả”.

Theo chỉ dạy của Thầy (Lý Tứ) “Kiến Tánh” có thể chia ra ba cấp độ hay mục tiêu, để thuận lợi cho người học chinh phục, đó là: Kiến Tánh giác, kiến Tự tánh và kiến Phật tánh. Giống như người đi xa về, thấy cây đa đầu làng, từ xa thấy ngọn cây gọi là (kiến tánh giác), tiếp theo thấy đến thân cây gọi là (kiến tự tánh), cuối cùng thấy toàn bộ từ ngọn đến gốc rễ gọi là (kiến Phật tánh). Ví như một người đỗ đại học gọi là Kiến Tánh giác, học đại học gọi là Kiến Tự tánh, tốt nghiệp đại học gọi là kiến Phật tánh.

Kiến Tánh giác, tuy là cái thấy đầu tiên nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chuyện hy hữu như người mù vừa chữa được sáng mắt, lại bắt gặp ngay tia nắng đầu tiên của mặt trời… Chánh pháp.

Để Minh tâm Kiến tánh người học cần thấu suốt ý nghĩa lời dạy của Thầy “Lặng lẽ - quan sát – không kết luận”

“Lặng lẽ, chính là cách ứng dụng tuyệt vời của Xuất Thế Gian Xa Ma Tha... Và Quan Sát (trong tĩnh lặng), chính là cách phát huy triệt để tinh hoa của Tỳ Bà Xá Na... Không kết luận, chính là cách bỏ ngỏ để “Tánh Giác có cơ hội trực nhận ra vấn đề”....!!!!” (Trích Bài 47 VĐM tg Lý Tứ)./.

Người chưa thấy rõ điều này thường có sự nhầm lẫn tai hại.

Thứ nhất, là dụng công tu cho minh tâm, vô niệm. Điều này hoàn toàn vô lý bởi “Khởi niệm” để làm cho “Vô niệm” chẳng khác nào dùng trộm đuổi trộm, một tay xả rác, một tay quét rác thì quét bao giờ cho xong.

Thầy (Lý Tứ) dạy “Tu hành là pháp làm ra, mà cái gì làm ra thì không thể không, vô tướng, vô tác. Tu hành không thể diệt được ngã, bởi tu hành chính là ngã”.

Thứ hai, người chưa nhập vào cảnh giới vô niệm thường hay suy lường và cho rằng vô niệm như gỗ đá, đóng bít các căn, tịch diệt các giác quan… Sự nhầm lẫn này cũng có lý do của nó… Khi người tu hành không ứng dụng đúng quy trình học tập Văn Tư Tu để thay đổi nhận thức đưa đến giác ngộ, giải thoát và trí tuệ mà dùng pháp cột trói thì chẳng cho ra quả giải thoát, cưỡng ép để tịch tri thì dẫn tới thui chột mầm trí tuệ.

Người phạm vào bốn bệnh “Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt” thì tu càng lâu, u mê càng sâu, như tằm nhả tơ, tự quấn lấy mình che chắn tứ bề chẳng biết lối ra. Bị che chắn gọi là chướng, lấy kiến thức “làm ta, làm ngã của ta, làm tự ngã của ta” (lời kinh) gọi là sở tri chướng. Bị chướng nhiều tầng, nhiều lớp, tâm cảnh chẳng khác hầm sâu hang tối. Hệ quả của Sở tri chướng là không sáng suốt, bịt bùng như rừng rậm gọi là vô minh, lời kinh chỉ rõ “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”.

Người trúng bệnh chướng trong Phật đạo, thường biểu hiện ra ngoài những triệu chứng không khó thấy, khẩu khí thì cao ngạo nhưng tâm thì hạ liệt, lấy thức làm trí, tích chứa, ham ưa kiến thức như món đồ trang sức và lấy làm vũ khí đấu tranh, hơn thua, phải trái, đúng sai… Người trúng bệnh chướng thì mắc kẹt đủ đường, không tiêu hoá được. Do chấp chặt kiến thức nên phát sanh ngã mạn, ngoài thì loạn, trong thì động, có cơ hội là khởi tưởng có mình, thích đào bới quá khứ. không xét lỗi mình, thích tìm lỗi người để chỉ trích, ham ưa bàn chuyện thế gian.

Người mắc bệnh chướng thì tăng trưởng ngã mạn, luôn đeo bên mình cái “túi khôn”, cho mình là cái rốn của vũ trụ, ưa phán xét, kết luận mọi lúc, mọi nơi, mọi vấn đề, kể chuyện ba thời không chán, gặp sự việc thì mê mải chạy theo cắt chẻ, đúng sai, phải quấy, quên cả lối về; “Đụng một chút là sân si, hở một chút là suy lường, không phải một chút là giận hờn, thấy nghe điều gì chẳng chịu tìm hiểu đến nơi đến chốn, nghe đầu này mong kiếm đầu kia để tâm sự... “ (Trích Bài 34 VĐM tg Lý Tứ) “Lầm tưởng kiến thức là đạo và cho rằng đạo nằm ở kiến thức”; “Người tu hành dễ bị đánh lừa bởi Trí và Tri, do lầm nhận hai thứ này nên ‘Tâm không thể dừng, Pháp không thể đoạn và Ngã không thể tịch diệt’ “!!! (Trích Bài 47 VĐM tg Lý Tứ)

Để ngăn ngừa đại dịch “Sở tri chướng” đang lan tràn, Lý Lão Sư đã chế sẵn vác xin phòng ngừa và chỉ rõ cái kết, nếu không chịu uống.

“Học đạo không cốt đem hiểu biết để nhìn ra ngoài, rồi lấy đó làm cơ sở phán xét người khác, hay coi như món trang sức để lòe người... Mà học đạo, là đem những kiến thức có được, dùng làm dao bén, lấy đây mài dũa tâm này... Mài dũa đến chừng nào, “kiến thức này và đời sống của ta trở thành nhất thể...”, thì chừng ấy mới thôi mài dũa, chừng ấy mới được gọi là kẻ khéo tu!!! Dân gian có câu nói: “Lênh đênh trên biển Thần Phù... Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm...”

Kiến thức Phật Đạo, nếu khéo vận dụng tốt, sẽ là con thuyền đủ mạnh giúp ta vượt qua cơn sóng dữ của biển tâm hư vọng... Còn kẻ nào dùng nó như một món trang sức, dùng nó như một loại công cụ để làm lớn cái ngã thỏa mãn cá tánh, thì chính kiến thức này sẽ là những cơn sóng dữ, nhấn chìm và cột trói họ trong biển sanh diệt của tâm thức...” (Trích Bài 34 VĐM tg Lý Tứ)

“Phật đạo là đạo giác ngộ, là đạo giải thoát, là đạo trí tuệ... Có nghĩa rằng, Phật đạo siêu quá “Khái Niệm Tu Cùng Không Tu” của thế gian... Các quả vị của Phật đạo từ thấp đến cao, thậm chí Vô Thượng Bồ Đề cũng chỉ thành tựu với những ai giác ngộ...

Nếu không giác ngộ, cho dù có bỏ một đời, hai đời,… hoặc nhiều hơn thế nữa để dụng công tu hành, kẻ ấy muốn thành tựu một quả vị chính thống dù nhỏ nhất trong Phật đạo, cũng chỉ là chuyện không tưởng !!!” (Trích ...”Văn Hóa Vô Lậu’_ANH LẠC LUẬN II 2016-2018 – tg Lý Tứ)

Con xin đảnh lễ Thầy ba lễ !!!

Con Lý Thái Đăng

5/10/2022 copy từ Face Book Lý Gia

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168