THỂ NHẬP ĐẠI ĐẠO

127 lượt xem

"Đại Đạo” là gì ???

Làm thế nào để “thể nhập” ???

Có bao giờ các bạn đặt hai điều này trở thành "Chánh Niệm" và tận lực tư duy hay không ???...!!!

THỂ NHẬP ĐẠI ĐẠO

Các bạn !!!

Vừa đi công chuyện về, thói quen lướt facebook xem có bài viết mới nào của HĐ hay không ??? Ai dè lại đọc được bài viết của mình từ năm xửa năm xưa nào đó do anh Khánh đăng lại mà chính mình cũng quên phén, không nhớ bài này ra đời từ thuở nào !!!

Thói thường, không có gì chán bằng đọc lại bài viết cũ của mình... Nhưng, khi đọc lại bài Thể Nhập Đại Đạo mà chính mình là tác giả, lại thấy nội dung thật nhiều ý vị, giống như được thưởng thức một bữa tiệc sang trọng, ngon miệng, hoành tráng gồm nhiều món đặc sắc !!!

Tiện đây, xin đăng lại bài viết, coi như mời các bạn thưởng thức bữa tiệc cuối tuần do Lão Lý chiêu đãi !!!

Ha ha ha ha !!!

Viết đến đây, bất ngờ nhận được tin nhắn từ zalo của SĐ Giác Minh...SĐ ấy đề nghị mình "chừa cái bụng" để "ông sãi của Lý Gia" chuẩn bị khoản đãi món...gì...đây !!!

Xin cảm ơn trước, nhất định chuyến này Lão Lý quyết đánh chén...no...say mà không cần khách sáo hay mời mọc !!! Hãy đợi đấy !!!

Tin nhắn của SĐ Giác Minh như sau:

"Thầy ơi !!!

Quyển Phật giáo và thiền thầy viết quả là tiến trình chuẩn để người tu và giáo hoá ko lỗi lầm Thầy ơi !!! Con xin đảnh lễ trí tuệ của Thầy vô lượng ạ. Xin Thầy trụ thế dài lâu để hữu tình được nhiều lợi ích ạ !!!

Thầy chừa bụng nha, khai cái bao tử mới được, con mừng lắm, khi biết Thầy lên !!! Lòng con kính ngưỡng thầy vô bờ bến !!!"

21/05/2022

LÝ TỨ

 

THỂ NHẬP ĐẠI ĐẠO

 "Đại Đạo” là gì ???

 Làm thế nào để “thể nhập” ???

Có bao giờ các bạn đặt hai điều này trở thành "Chánh Niệm" và tận lực tư duy hay không ???...!!!

Các bạn !!!

Giống như một cái máy tính, muốn chạy được những phần mềm (Software) hiện đại, có dung lượng cực lớn, điều kiện bắt buộc là, cái máy tính đó phải có cấu hình (computer configuration) đủ mạnh !!!

Vì rằng, cấu hình không đủ mạnh, độ tương thích không cao... Việc cài đặt phần mềm vào máy đã khó, nói gì đến việc (mong rằng) phần mềm này hoạt động hiệu quả trong một cái máy "cổ lổ sĩ" hay "cù lần" !!!

Đại Đạo giống như một hệ điều hành hay một phần mềm hiện đại, có dung lượng cực lớn... Tâm và Trí người tu hành giống như một máy tính có cấu hình siêu mạnh... Chỉ khi nào hai thứ này (Tâm, Trí và Đại Đạo) tương thích với nhau, việc tiếp nhận Đại Đạo mới có thể thực hiện được !!!

Hy vọng sau bài viết này, mỗi HĐ chúng ta sẽ nỗ lực làm thế nào đó để có một "cấu hình mạnh", sẵn sàng tiếp nhận một Software hiện đại, có “dung lượng” cực lớn !!! Giống như ngày xưa Thiện Tài với cấu hình siêu mạnh, chỉ cần nghe thoáng qua tai tên một Tam Muội Môn hay một Giải Thoát Môn liền thể nhập vào Software đó... Hoặc Tát Đà Ba Luân mang một cấu hình vĩ đại đi cầu Software Bát Nhã... Hay tiền thân Phật với cấu hình cực tốt, cho dù bửa củi, quét nhà, gánh nước, nấu ăn cho vị Tiên Ngũ Thông "mà lại cài đặt được Đại Đạo" !!!... Rất mong, "một vượt thoát tức thì nào đó" từ các bạn sau bài viết này !!!

Các bạn!!!

Những ngày qua, chúng ta có đề cập đến mục tiêu tu học sắp đến là: Thể Nhập Đại Đạo...!!! Và mình đã giới thiệu đến các bạn bài viết “Những Nguyên Lý Căn Bản Để Thể Nhập Tam Tự Quy” !!! Đồng thời thỉnh thoảng tâm sự với vài HĐ về việc vì sao một Đức Phật ra đời phải hội đủ ba yếu tố gần như bắt buộc, đó là:

Sanh ngang hông !!!

Tuyên bố độc tôn !!!

Đầy đủ ba mươi hai tướng...!!!

 

Cũng có HĐ cùng mình trao đổi đề tài bốn đức Thường, Ngã, Lạc, Tịnh của Đại Niết Bàn (Đại Đạo, Đạo Chủng Tánh) khác với Lạc, Tịnh của Nhị Thừa (Thánh Chủng Tánh) như thế nào... Điều gì đã làm nên hai đức này, v.v...!!!

Từ câu chuyện: “Những Nguyên Lý... đến Sanh Ngang Hông... và bốn đức Thường, Ngã, Lạc, Tịnh"... đã được nêu lên trong thời gian gần đây... Tuy rằng mình không trực tiếp đề cập hay phân tích những điều này có mối liên hệ như thế nào đến việc Thể Nhập Đại Đạo, nhưng đây là những tiền đề quan trọng để người tu hành "nếu tinh ý" sẽ trực nhận cái gì làm nên Đại Đạo và những thứ ấy có mối liên hệ như thế nào đến Đại Đạo...!!!

Như người thợ săn thiện nghệ, nhìn dấu vết của cây cỏ, nghe tiếng xào xạc của núi rừng... Lập tức người này "có thể trực nhận" loài thú nào đã đi qua hay đang hiện diện trong khu rừng này !!!

Thế nhưng, sau những lần giới thiệu hoặc trao đổi với một vài HĐ về những dấu vết đó... Ha ha ha ha!!! ... "Núi rừng lại lặng yên !!!"... Chỉ một vài HĐ cảm nhận mơ hồ những gì mình đã nói, còn lại, tất cả đều... khó...!!!...!!! ... Khó nói...!!!...!!!

Mấy hôm nay, nhận được một số kiến giải của HĐ về đề tài Thể Nhập Đại Đạo và ba điều nhất thiết phải có của một Đức Phật, phần lớn các bạn tạm hiểu ra vấn đề, nhưng khi lý giải thì chưa đủ sức thuyết phục !!! Để giúp các bạn có cơ sở tư duy, mình xin góp một vài gợi ý như sau:

Trong quá trình tu tập từ một phàm phu đến Vô Thượng Bồ Đề, tạm chia thành hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn thứ nhất là phần tự độ: Phần tự độ (hay tự cứu) là giai đoạn người tu hành dùng giáo pháp làm phương tiện tẩy rửa những tính chất hư nguỵ của một chúng sanh đang hiện hữu trong tâm và trí... Giai đoạn này gồm Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn, Duyên giác thừa, Bồ Tát Quyền thừa... (làm phước bố thí, thiền định, yểm ly... nói chung, việc tu hành từ phàm phu đến A La Hán, chứng viên mãn Diệt đế) !!!

Giai đoạn thứ hai là phần độ tha (giúp người): Độ tha hay Nhiếp Thọ Chánh Pháp Vô Dị Biệt, là giai đoạn người tu hành từ bỏ các quả chứng quyền tiểu thuộc giai đoạn thứ nhất, thể nhập vào Đại Đạo tức Bồ Tát Đạo hay Nhất Thừa Đạo để thấu suốt diệu lý của chư Phật, từ đó mới đủ năng lực làm công hạnh...!!!

Như vậy, ta có thể hiểu, Thể Nhập Đại Đạo là: Không thể nhập Nhân đạo, Thiên đạo, Thanh văn đạo và Duyên giác đạo... Thể nhập đại đạo là tiền đề để thành tựu Thập Bát Bất Cộng, một trong những đặc tính của Vô Thượng quả...!!!

Ba điều kiện nhất thiết phải có của một vị Phật: Một vị Phật xuất hiện trên đời, phải gồm đủ ba điều căn bản mà trong kinh hay đề cập, đó là: Sanh từ hông, tuyên bố độc tôn và đủ ba mươi hai tướng...!!!

Thế gian có thói quen, khi nói đến một ai đó, người ta liền nghĩ đến cái bên ngoài dựa trên những đặc điểm nhận biết... Ví dụ: Ông A là người cao lớn, bà B là kẻ giàu có, cô C là một hoa khôi, cậu D là người hiền lương, Phật là người có... hào... quang... sáng, nhấp nháy như đèn led...v.v... và v.v...!!!

Phật đạo là Đạo Xuất Thế, nên có cách nhìn ngược lại, tức không nhìn hay nhận biết đối tượng bằng những thứ bên ngoài, mà đánh giá qua tâm lượng và trí tuệ của người đó...!!! Với một Đức Phật thì chúng ta càng không thể tiếp cận bằng một "nhãn quang bình thường" để nhận định rằng, đây có phải là một Đức Phật hay không !!! Vì thế, kinh mới dạy "Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như lai..." Lời kinh này có nghĩa: Những ai đang nhìn vào thân tướng (hình dáng bên ngoài), hay nghe tiếng nói mà bảo rằng đó là một Đức Phật, đây là cách nhận biết và đánh giá của một người theo tà đạo, người này không thể thấy (hiểu) được Đức Phật đích thực...!!!

Hoặc câu kinh: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như lai...” Câu kinh này có nghĩa: Những gì thuộc về thân tướng bên ngoài đều là các thứ hư vọng, không chơn thiệt. Khi nào trong lòng không còn các kiến chấp về tướng bên ngoài, mới thấu hiểu được ý nghĩa đích thực của một Như Lai…!!!

Từ hai dẫn chứng trên, ta thể hiểu: Nói đến Phật (hay một vị Phật) là nói đến trí tuệ, nói đến nhận thức bên trong chứ không phải nói đến cái bên ngoài (mà một người bình thường có thể tiếp cận qua thấy nghe) !!! Và cũng chính nhận thức bên trong, cái thuộc về trí tuệ là những gì trừu tượng, khó diễn đạt bằng lời... nên các kinh Đại Thừa thường mượn hình ảnh bên ngoài, hoặc văn hoá Bà La Môn (văn hoá thịnh hành của Ấn Độ thời đó) để gởi gắm những điều ẩn mật thuộc về trí tuệ mà không thể "nói thẳng" bằng lời...!!!

Giống như mình từng mượn hình ảnh của chiếc máy tính (computer) để mô tả Phật Pháp !!! Tất nhiên khi mượn hình ảnh Bà La Môn hay chiếc máy tính, không có nghĩa lời nói hay ý nghĩa trong đó có giá trị rao giảng hay hô hào chủ thuyết Bà La Môn hoặc Tin Học !!! Điều này dẫn đến hệ luỵ là, có những người không thấu suốt giáo pháp khi đọc kinh Đại Thừa, cho rằng kinh Đại Thừa là những tác phẩm của Bà La Môn!!! Hu hu hu hu !!! Biết đâu mai mốt lại có người nói, những bài viết của Lão Lý là sản phẩm của Tin Học Giáo (mình đang dự tính viết đề tài: Làm Thế Nào Để Có Được Một Cấu Hình Đủ Mạnh Để Thể Nhập Đại Đạo) !!!

Trong kinh cũng kể câu chuyện, người sáng nói với người mù bẩm sinh rằng: "Con cò màu trắng như tuyết", người mù bèn phán một câu xanh dờn: "Nhất định con cò phải... rất... chi... là... lạnh !!!" Ha ha ha ha !!! ... Cớ sự "mù bẩm sinh" tai hại ghê gớm đã như vậy, thì cái cớ sự nói rằng Kinh Đại Thừa là sản phẩm của Bà La Môn nó còn mù tối và tai hại đến như thế nào ???!!!

Mình xin trở lại vấn đề !!!

Một vị Phật xuất hiện trên đời, phải gồm đủ ba điều căn bản mà trong kinh hay đề cập, đó là: Sanh từ hông, tuyên bố độc tôn và đủ ba mươi hai tướng tốt...!!!

 

Vậy ý nghĩa của ba điều này là gì ???

a) Sanh ngang hông: Chân lý được Đức Phật tự tìm thấy, không do bởi sự kế thừa hay sản sanh từ bất kỳ một quan niệm, một triết lý, hay một pháp thế gian nào !!! Nó như là thứ... sanh... ngang... hông... ấy !!! ... Vì thế Phật (Phật Trí) thường được ví, “Trí” này xuất sanh (Đản Sanh) từ "hông người mẹ" !!!

Sanh ngang hông là trí sanh chứ không phải thân sanh (Phật có đến ba thân) !!! Điều này được đề cập trong kinh Kim Cang như sau: "Này Tu Bồ Đề !!! Ta không có một chút pháp chi... nên Phật Nhiên Đăng mới thọ ký cho ta thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni, nếu ta có một chút pháp chi... thì Phật Nhiên Đăng không thọ ký cho ta...” !!! Trong Anh Lạc Luận (tập 1) bài Kỳ Cục Môn, mình cũng hài hước rằng: "Tam Muội này do ăn mà thành chứ không phải do học mà thành..." !!!

b) Tuyên bố độc tôn: Kinh kể rằng, khi vừa Đản Sanh (không phải từ trong thai sanh ra !!!), Đức Phật đi bốn hướng, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất tuyên bố "Thiên thượng thiên hạ duy Ngã độc tôn" !!!

Ha ha ha ha !!! ... Trên đời này, phàm cái gì được sanh từ một thứ khác, như: Sanh từ một quan niệm, sanh từ một triết lý, sanh từ một quan điểm, sanh từ một pháp, sanh từ chủ thuyết, sanh từ tu hành, sanh từ thiện ác, sanh từ thiền định, sanh từ yểm ly, sinh từ học tập, sanh từ giữ gìn... đều thấp hơn chủ thể sanh ra nó, không thể gọi là "độc tôn" !!! Chỉ có cái "tự sanh", cái "không do bởi thứ gì sanh" ra, cái “sanh...ngang... hông” mới chơn thiệt là chân lý, mới là cái đáng tôn quý... Vì thế, Đức Phật tuyên bố độc tôn là... chuyện... tự... nhiên của chân lý !!!

c) Ba mươi hai tướng: Ba mươi hai tướng tốt là tướng của trí tuệ (không phải tướng thực tế trên thân), đây là biểu hiện của năng lực trí tuệ và công đức... Ví dụ:

Tướng nhục kế (vô kiến đảnh, hay đảnh đầu) cao không ai thấy được, nhằm chỉ cho trí tuệ siêu thắng mà trong thế gian chẳng ai bằng được...!!!

Tướng lưỡi rộng dài (quảng trường thiệt tướng), tướng này khi thè ra, che phủ ba cõi, đây là tướng ngôn thuyết, trong ba cõi không ai có thể chiết phục được...!!!

Tướng bánh xe ngàn căm dưới lòng bàn chân (tướng pháp luân), tướng này biểu hiện Thế Tôn đến đâu, chuyển pháp luân cứu khổ đến đó, v.v... và v.v...!!!

Nói chung, mỗi tướng trong ba mươi hai tướng khi Phật tuyên thuyết nhằm ám chỉ năng lực trí tuệ và công đức của một vị Đẳng Chánh Giác...!!!

Ha ha ha ha!!! Giả sử trong hiện tại này, nếu có một ai đó trên thân có đủ ba mươi hai tướng xuất hiện trước công chúng... Chắc chắn một điều là, con nít bu theo coi đông như kiến, lại còn sờ mó, còn đường phố thì kẹt xe vì thiên hạ "dòm cái sự lạ" mà không lo chạy xe...!!! Có lẽ mọi hoạt động sẽ trở nên bất bình thường vì "một con người kỳ dị" xuất hiện... Mình ngẫm nghĩ, nếu ngày đó Cù Đàm hiện 32 tướng trên thân, khi đi hỏi vợ, chắc bà Da Du Đà La trốn... biệt...

ngàn... không dám ló ra để... gặp, chứ đừng nói đến chuyện chịu nhận làm vợ...!!!

Các bạn !!!

Thể nhập đại đạo và ba điều nhất thiết phải có của một vị Phật, là sự thực chứng (trong tâm trí) của người tu hành...!!! Những thứ này là "câu chuyện dài nhiều tập" thuộc về trí tuệ... Vị lai chúng ta sẽ mổ xẻ đến nơi đến chốn những gì còn ẩn mật trong từng điều !!!

Hy vọng bài viết này, sẽ là những gợi ý căn bản để các bạn làm cơ sở tư duy, hầu mai này có được thực chứng nào đó!!!

Các bạn !!!

Muốn thể nhập Đại Đạo, phải có con người của Đại Đạo !!! Con người của Đại Đạo là hạng người mang trong mình tâm thế của Đại Đạo...Tâm thế của Đại Đạo là thứ tâm thế của một trượng phu...Tâm thế một trượng phu là loại tâm thế sẵn sàng từ bỏ cái nhỏ nhen, quyền tiểu của Ba Thừa để bước vào biển lớn Trí Tuệ... Hay nói khác đi, Đại Đạo là Không Đạo... Không Đạo là trong lòng “chẳng thấy đời và đạo khác nhau" (Bất Nhị) !!!

Muốn được thứ tâm thế như vậy, đòi hỏi người tu hành trong lòng không còn “chấp nhất”. Trong lòng không chấp nhất là, không thấy đời khác đạo, không thấy “thiện” khác “ác”, chẳng thấy đâu là thế gian đâu là xuất thế, không thấy ngồi thiền tụng kinh khác với mặc áo ăn cơm... Ở đâu, làm việc gì, tâm cũng như vậy !!! Như vậy !!!

Như vậy !!! Như vậy !!! Là một thứ “Đại Tâm”, một loại “trượng phu tâm”, dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không phát sinh “dị tâm” hay “kỳ tâm” (tâm khác ấy). Nói khác hơn, đây là một thứ tâm đã được quét sạch hoàn toàn bóng dáng của "Bốn Tướng" (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả), còn gọi là Ba La Mật Tâm hay Kim Cang Tâm...!!! Chỉ có một thứ tâm như vậy, mới đủ sức chuyển tải hết ý nghĩa của Đại Đạo... Chỉ có Đại Đạo mới có thể dung chứa cái "vô hạn của Trí Tuệ"... Và, chỉ có Trí Tuệ, mới có thể biến "Nhất thiết pháp giai thị Phật Pháp" (hết thảy pháp đều trở thành Phật Pháp) !!!

Giống như muốn vào biển lớn để bắt con Kình Ngư, phải có con người của biển lớn !!! Con người của biển lớn là hạng người với tâm thế dõng mãnh, không sợ biển khơi, sẵn sàng từ bỏ luồng lạch nhỏ nhen của ao hồ, sông rạch... để dong thuyền ra biển lớn !!! Cho dù đang dong thuyền ra biển khơi, nhưng trong lòng vị này tự tại, thấy biển khơi và sông rạch chẳng có gì sai khác !!! Nếu chúng ta chưa sẵn sàng tu tập để hình thành “Đại Tâm” như đã nêu thì, con đường vào biển lớn Trí Tuệ hãy còn xa lắm...!!!

Ta thử tưởng tượng, có kẻ muốn vào biển khơi để bắt con cá kình, mà y ta là một người hèn yếu lại bơi trên chiếc thuyền nan nhỏ bé, nhất định người này không thể hoàn thành ước nguyện !!! Giống như miệng nói rằng, "hết thảy pháp đều là Phật Pháp", mà trong lòng luôn thấy đây kia sai khác, pháp thiện khác pháp ác, đời khác đạo, phàm khác thánh, phiền não khác Bồ Đề...vv..và..vv… Cái thấy như thế là cái thấy của phàm phu, cái thấy phiến diện của ba thừa chứ chẳng phải cái thấy bằng tinh thần câu kinh vừa nêu hay cái thấy của “Đại Đạo” !!!

Các bạn !!!

Những gì đã viết, chỉ là phần "giới thiệu sơ lược ý nghĩa Thể Nhập Đại Đạo". Những ngày tới, chúng ta sẽ tuần tự triển khai sâu hơn đề tài này !!!

Để có những bước đầu tiên trên con đường "Thể Nhập Đại Đạo" một cách tốt nhất, như người tập bơi thuyền ra biển lớn, người này phải có những hiểu biết nhất định và nhìn nhận thấu đáo về biển...!!!

Có được hiểu biết và nhìn nhận thấu đáo, con đường chinh phục biển cả mới không gặp hiểm nguy...!!! Trong Phật đạo, người có giác ngộ hoặc am tường kinh điển, sẽ có cách nhìn sự việc không giống người đời, giống như người am tường biển cả sẽ có cách nhìn tinh tế khi đi ra biển...!!!

Với trực nhận của một kẻ giác ngộ (hay am tường kinh điển), vị này không thể có cái nhìn lẫn lộn (lầm nhận) như người đời... Vì thế, đâu là người tu hành chân chính, đâu là kẻ giả danh (tu hành chân chính) không thể gạt được người thật sự giác ngộ trong Phật đạo...!!!

LÝ TỨ

NGUỒN: LÝ TỨ - Bài viết | Facebook

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168