Thiên Cảnh giới - trong Phật Đạo

127 lượt xem

Thiên cảnh cõi dục gồm có sáu tầng bậc, đó là:

1. Tứ đại thiên vương được cho là đang sống ở tầng trời Cātummahārājika, (tiếng Pali Cātummahārājika, "của Tứ Đại Vương") trên sườn thấp của núi Tu Di, đó là mức thấp nhất của các chư thiên của Dục giới (Kāmadhātu). Họ là những người bảo vệ của thế giới và chống lại cái ác, mỗi người có thể chỉ huy một quân đoàn của những sinh vật siêu nhiên để bảo vệ chánh pháp.

2. Tam thập tam thiên (zh. 三十三, sa. trāyastriṃśa-deva), chư thiên sống trên đỉnh Tu-di.

3. Dạ-ma thiên (zh. 夜摩, sa. yāma-, suyāma-deva), sống hạnh phúc trường cửu.

4. Đâu-suất thiên (zh. 兜率天, sa. tuṣita-deva), cõi của thiên nhân "có niềm vui thầm lặng", cõi Bồ Tát Di Lặc đang giáo hoá.

5. Hoá lạc thiên (zh. 化樂天, sa. nirmāṇarati-deva), loài thiên nhân thấy niềm vui nơi sự biến hoá.

6. Tha hoá tự tại thiên (zh. 他化自在天, sa. paranirmita-vaśavarti-deva), các chư thiên của dục giới còn tham ái xác thịt. (Từ 1 - 6 theo Wikipedia)

34) BẠN ĐỌC HỎI - LÝ TỨ TRẢ LỜI

CHỦ ĐỀ: THIÊN CẢNH TRONG PHẬT ĐẠO - LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẾN !!!???

Các bạn !!!

Kì này, mình tiếp tục trả lời hai câu hỏi của Lưu Bình - Quảng Ngãi !!!

Nội dung hai câu hỏi như sau:

3) Em cũng nghe nói đến các cõi thiên. Tiên (hay thiên) theo quan điểm của thầy là gì? Thầy có thể sơ lược các cõi thiên trong đạo Phật?

4) Ở nơi em ở tức Quảng Ngãi hay miền Trung có anh chị nào của Lý Gia hay không? Làm thế nào để gặp các anh chị ấy và tu tập theo họ? Điều kiện để được làm học trò của thầy là gì, có khắc khe lắm hay không?

Bạn đọc và Lưu Bình thân mến !!!

Về câu hỏi số 3 của bạn, mình xin được trả lời như sau:

* “Tiên (hay thiên) theo quan điểm của thầy là gì” ???

Không riêng gì bản thân mình mà, quan điểm thiên (hay tiên) trong Phật đạo nhằm chỉ đến một loại tâm cảnh !!!

Vì rằng, “Nhứt thiết Phật ngữ tâm”... Hay “Tam giới duy tâm” !!! Hai câu này có cùng một ý nghĩa, đó là: Hết thảy các pháp Phật thuyết ra nhằm chỉ nói đến tâm... Và, Phật cũng chỉ ra rằng, tất cả mọi cảnh giới mà chúng sinh trong ba cõi thấy được đều do tâm mê biến hiện !!!

Kinh Lăng Già, khi nói về “bốn đại phương tiện tu hành” của một Đại Bồ Tát, phương tiện đầu tiên các Đại Bồ Tát phải thấu suốt đó là “khéo phân biệt tự tâm hiện lượng” !!! Và “bảy cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa” của Phật đạo là: Tâm cảnh giới, tuệ cảnh giới, trí cảnh giới, kiến cảnh giới, siêu nhị kiến cảnh giới, siêu tử địa cảnh giới và Như Lai tự đáo cảnh giới cũng không ra ngoài “tâm và trí” !!!

* “Thầy có thể sơ lược các cõi thiên trong đạo Phật” ????

“Thiên (zh. 天, sa., pi. deva) với nguyên nghĩa Phạn deva là "người sáng rọi", "người phát quang", là danh từ chỉ chư thiên, chỉ những chúng sinh sống trong thiện đạo (lục đạo), trong một tình trạng hạnh phúc, tuy nhiên vẫn nằm trong vòng luân hồi (sa. saṃsāra). Nhờ những nghiệp tốt đã tạo, chư thiên có thọ mệnh rất dài và rất sung sướng. Nhưng chính hạnh phúc này là chướng ngại trên đường giải thoát vì họ không hiểu được khổ đế trong Tứ diệu đế.

Theo Phật giáo, có 28 cõi thiên, gồm có 6 thuộc Dục giới (sa, pi. kāmaloka, kāmadhātu), 18 thuộc Sắc giới (sa., pi. rūpaloka, rūpadhātu) và 4 thuộc Vô sắc giới (sa., pi. arūpaloka, arūpadhātu, xem tam giới Sa. triloka)” !!! Theo Wikipedia !!!

Để có thể trở thành một thiên chúng và sống trong một thiên cảnh nào đó... Phật đạo chỉ ra rằng, có bốn cách để một người thực hiện thành công con đường đến với thiên giới !!! Bốn cách đó là:

- Cách thứ nhất: Tu thập thiện, làm phước, bố thí, cúng dường...v..v... Những người thực hiện cách này, khi phước đức hội đủ, tâm cảnh người ấy trở thành thiên chúng cõi Dục !!! Gọi là “Phước sanh thiên” !!!

Thiên cảnh cõi dục gồm có sáu tầng bậc, đó là:

1. Tứ đại thiên vương được cho là đang sống ở tầng trời Cātummahārājika, (tiếng Pali Cātummahārājika, "của Tứ Đại Vương") trên sườn thấp của núi Tu Di, đó là mức thấp nhất của các chư thiên của Dục giới (Kāmadhātu). Họ là những người bảo vệ của thế giới và chống lại cái ác, mỗi người có thể chỉ huy một quân đoàn của những sinh vật siêu nhiên để bảo vệ chánh pháp.

2. Tam thập tam thiên (zh. 三十三, sa. trāyastriṃśa-deva), chư thiên sống trên đỉnh Tu-di.

3. Dạ-ma thiên (zh. 夜摩, sa. yāma-, suyāma-deva), sống hạnh phúc trường cửu.

4. Đâu-suất thiên (zh. 兜率天, sa. tuṣita-deva), cõi của thiên nhân "có niềm vui thầm lặng", cõi Bồ Tát Di Lặc đang giáo hoá.

5. Hoá lạc thiên (zh. 化樂天, sa. nirmāṇarati-deva), loài thiên nhân thấy niềm vui nơi sự biến hoá.

6. Tha hoá tự tại thiên (zh. 他化自在天, sa. paranirmita-vaśavarti-deva), các chư thiên của dục giới còn tham ái xác thịt. (Từ 1 - 6 theo Wikipedia)

- Cách thứ hai: Tu tập thiền định để được sanh thiên... Những người tu tập thiền định và đạt được một số thiền thú nhất định, người này tâm cảnh sẽ tương ưng chư thiên cõi Sắc và Vô sắc !!! Gọi là “Định sanh thiên” !!!

Thiên cảnh của chư thiên cõi Sắc và Vô sắc gồm:

A) Cõi sắc có bốn cảnh giới, đó là:

* Sơ thiền, gồm ba cõi: Phạm chúng, Phạm phụ, Đại phạm !!!

* Nhị thiền, gồm ba cõi: Thiều quang, Vô lượng quang, Quang Âm !!!

* Tam thiền, gồm ba cõi: Thiều tịnh, Vô lượng tịnh, Biến tịnh !!!

* Tứ thiền, gồm chín cõi: Vô Vân, Phước sinh, Quảng quả (Vô tưởng), Vô thiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, Sắc cứu cánh, Ma-hê-thủ-la.

B- Cõi Vô sắc gồm bốn cảnh giới, đó là:

* Không vô biên xứ...

* Thức vô biên xứ...

* Vô sở hữu xứ...

* Phi tưởng phi phi tưởng xứ...

 

Các cảnh giới thiên của ba cõi, được chia thành chín địa:

1. Cõi dục:

* Ngũ thú tạp cư địa...

* Ly sinh hỷ lạc....

2. Cõi sắc:

* Định sinh hỷ lạc...

* Ly hỷ Diệu lạc...

* Xả niệm Thanh tịnh...

3. Vô sắc:

* Không vô biên...

* Thức vô biên...

* Vô sở hữu...

* Phi tưởng phi phi tưởng...

- Cách thứ ba: Đây là thiên cảnh của những người do giác ngộ trong Phật đạo nhưng chưa rốt ráo... Nên tâm cảnh tương ưng với chư thiên Sắc giới !!! Gọi là “Ngũ bất hoàn thiên” !!!

Ngũ bất hoàn thiên gồm năm cảnh giới là: Vô thiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, Sắc cứu cánh !!! Gọi Ngũ bất hoàn thiên là vì, chư thiên này tâm cảnh vĩnh viễn không còn thối lui để làm chúng sanh của Dục giới !!!

- Cách thứ tư: Đây là thiên cảnh của chư Phật và các Đại Bồ Tát có đầy đủ trí tuệ, sau khi thị hiện giáo hoá chúng sanh ở cõi Ta Bà, các vị ấy về lại cảnh giới này để nghỉ ngơi, gọi là Đâu Suất (nội viện) !!! Thiên cảnh này thuộc Dục giới gọi là “Trí sanh thiên” !!!

Để có thể về Đâu Suất, Phật dạy Ưu Ba Li trong kinh Quán Di Lặc Bồ Tát Thượng Sanh Đâu Suất như sau:

“Này Ưu-ba-ly! Như có Tỳ-kheo và tất cả đại chúng nào muốn sanh lên cõi trời ấy thì đừng nhàm chán sanh tử, tâm yêu kính tuệ giác vô thượng, muốn làm đệ tử Bồ-tát Di Lặc thì hãy quán tưởng thế này: Vô lậu giới là tối thượng, thân tâm tinh tấn, không cầu đoạn kiết sử, tu tất cả pháp lành, luôn luôn tư duy về sự an vui tốt đẹp bậc nhất ở cõi trời Đâu-Suất. Quán như vậy gọi là Chánh quán, nếu quán khác đi là tà quán...” !!!

Ha ha ha ha !!! Vị nào thấu suốt đoạn kinh trên, tâm trí tương ưng...Trong chừng sát na, không rời chỗ ngồi, Đâu Suất hiện tiền !!!

4) Ở nơi em ở tức Quảng Ngãi hay miền Trung có anh chị nào của Lý Gia hay không? Làm thế nào để gặp các anh chị ấy và tu tập theo họ? Điều kiện để được làm học trò của thầy là gì, có khắc khe lắm hay không?

Lưu Bình thân mến !!!

Quảng Ngãi nói riêng và miền Trung nói chung, đều có HĐ Lý Gia !!!

Muốn gặp các HĐ ấy, bạn có thể để địa chỉ cụ thể và số điện thoại... vào phần bình luận dưới bài viết, hay trong messenger của trang... HĐ Lý Gia sẽ chủ động liên hệ với bạn !!!

Về điều kiện làm học trò của mình ??? Hầu như Lý Gia không có một điều kiện gì hết...!!! Miễn người nào ham thích nghiên cứu tu hành, đều có thể trở thành HĐ của Lý Gia !!!

Chúc bạn đọc và Lưu Bình an vui, tinh tấn !!!

BQT rất mong, nhận được những câu hỏi lí thú và bổ ích từ các bạn !!!

08/04/2020

LÝ TỨ

Các bạn có thể gởi câu hỏi theo đường link sau

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168