TỊCH DIỆT THAM, SÂN, SI
Thời gian gần đây, lúc rảnh rỗi, tiếp xúc với một số người tu hành (ngoài HĐ chúng ta), khi hỏi thăm về hiệu quả tu tập, các vị ấy cho biết: “Mặc dù rất nỗ lực, rất tinh tấn. Thậm chí có nhiều vị bỏ công sức tu tập, hành trì (công phu) được cho là không nhỏ. Thế nhưng, ba kiết sử đầu trong mười kiết sử là Tham, Sân, Si giảm thiểu không đáng kể, nếu không muốn nói là không thể tịch diệt vĩnh viễn !!!”
Từ thực tế trên, khiến chúng ta không thể không suy nghĩ !!! Để giải quyết vấn nạn này, nhất định HĐ chúng ta phải đi tìm nguyên nhân cốt lõi của nó, có tìm ra nguyên nhân, mới hy vọng rốt ráo chữa khỏi ba thứ bịnh nêu trên...!!!
TỊCH DIỆT THAM, SÂN, SI
(Tài liệu học tập của Lý Gia, chỉ dùng để tham khảo)
Các bạn !!!
Thời gian gần đây, lúc rảnh rỗi, tiếp xúc với một số người tu hành (ngoài HĐ chúng ta), khi hỏi thăm về hiệu quả tu tập, các vị ấy cho biết: “Mặc dù rất nỗ lực, rất tinh tấn. Thậm chí có nhiều vị bỏ công sức tu tập, hành trì (công phu) được cho là không nhỏ. Thế nhưng, ba kiết sử đầu trong mười kiết sử là Tham, Sân, Si giảm thiểu không đáng kể, nếu không muốn nói là không thể tịch diệt vĩnh viễn !!!”
Từ thực tế trên, khiến chúng ta không thể không suy nghĩ !!! Để giải quyết vấn nạn này, nhất định HĐ chúng ta phải đi tìm nguyên nhân cốt lõi của nó, có tìm ra nguyên nhân, mới hy vọng rốt ráo chữa khỏi ba thứ bịnh nêu trên...!!!
Mình có một số câu hỏi, giúp tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong tu tập, nhằm dứt trừ ba kiết sử quái ác này... Rất mong nhận được những kiến giải bổ ích từ các bạn...!!!
Nội dung các câu hỏi như sau:
1) Xin các bạn cho biết, trong mười kiết sử: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến và tà kiến... Nhóm kiết sử nào thuộc về (lỗi) “Hành Vi”, nhóm kiết sử nào thuộc về (lỗi) “Nhận Thức” ???
2) Giữa hai nhóm kiết sử “Hành Vi” và “Nhận Thức”... Người tu tập trong Phật đạo cần đoạn trừ (phần lớn) nhóm nào trước ??? Vì sao phải đoạn phần lớn nhóm này trước ??? Và làm thế nào để đoạn trừ ??? Xin cho ví dụ minh hoạ !!!
3) Theo bạn, người tu hành chọn “tham, sân, si” là ba mục tiêu cần tiêu diệt đầu tiên, việc làm này có hợp lý hay không ??? Vì sao ???
4) Trong Phật đạo, quả vị đầu tiên là Tu Đà Hoàn các kiết sử nào được đoạn tận ??? Những kiết sử đã được một Tu Đà Hoàn đoạn tận, có liên hệ gì đến việc tịch diệt “tham, sân, si” sau này ???
Gợi ý:
Các bạn !!!
Hầu hết các HĐ của chúng ta cơ bản trả lời đúng yêu cầu câu hỏi đặt ra… Điều này cho thấy rằng, HĐ chúng ta nắm rất vững giáo pháp, biết cách làm thế nào để có thể đoạn tận các kiết sử một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất...!!!
Các bạn đã cho thấy đâu là phương pháp tối ưu, chẳng cần dụng công, thậm chí không nhất thiết phải dụng công, mà hiệu quả lại như mong muốn, kết quả này đúng với tinh thần “Vô Công Dụng Đạo” !!! Đây chính là nét đặc trưng của Đạo Giác Ngộ, là hình ảnh minh hoạ rõ nét nhất của Đạo Trí Tuệ !!!
Trong đời, có hai loại lao động, đó là lao động trí óc và lao động chân tay !!! Lao động trí óc hay Thiền Tư, tức là lặng lẽ tư duy để thấu suốt một vấn đề nào đó của Đạo Pháp rồi ứng dụng vào đời sống, từ đó sẽ sản sinh một đời sống như pháp !!! Đây chính là cách tu tập, cách hành trì của Đạo Trí Tuệ !!!
Với cách này, chúng ta đã ứng dụng triệt để ba pháp văn, tư, tu mà Đạo Pháp đã đề ra (Văn: Tiếp nhận kiến thức... Tư: Tư duy thấu đáo kiến thức đó... Tu: Ứng dụng vào đời sống) !!! Cách làm này, hoàn toàn không giống những thứ công phu cưu mang trong nó sự lao nhọc, hay dụng công !!!
Giống như người ta có thể phá nát một quả núi trong thời gian cực ngắn chỉ bằng một phát minh nhỏ từ trí tuệ, và điều này nếu được thực hiện bởi một người dùng sức mạnh cơ bắp với cái búa trên tay, sẽ vĩnh viễn chẳng làm xong trong một đời !!!
Những câu hỏi mình đặt ra cho các bạn đợt này, chính là phép thử, nhằm thẩm định các giá trị tối ưu của trí tuệ mà các bạn đã tiếp nhận bấy lâu nay !!! Bằng cách nào, các bạn có thể phá nát ba ngọn núi lớn “tham, sân, si” trong một quãng thời gian cực ngắn thông qua sản phẩm trí tuệ ???
Các câu trả lời, cho thấy các bạn đã làm rất tốt !!! Những giải pháp các bạn đưa ra, minh chứng con đường tu tập của chúng ta hoàn toàn ưu việt !!! Đây là sự đền đáp chân thật bởi một Giáo Pháp chân thật !!!
Về hai nhóm kiết sử thuộc lỗi hành vi và lỗi nhận thức !!! Một số bạn cho rằng nhóm hành vi có ba hoặc bốn kiết sử, nhận thức có bảy hoặc sáu kiết sử... Một số bạn lại cho rằng, hành vi có năm kiết sử và nhận thức có năm kiết sử... Xét trên nhiều phương diện, theo mình thì, hai cách phân chia này đều đúng !!!
- Nếu đứng ở góc độ dùng sức Thiền Định để đoạn tận kiết sử thì ba kiết tham, sân, si hoặc bốn kiết tham, sân, si, mạn thuộc lỗi hành vi, các kiết sử còn lại thuộc lỗi nhận thức...!!!
- Nhưng, nếu xét trên bình diện dùng sức Giác Ngộ để đoạn tận các kiết sử thì, nhóm độn sử là lỗi hành vi, nhóm lợi sử thuộc về lỗi nhận thức !!!
Ở đây, chúng ta chủ trương dùng sức Giác Ngộ để đoạn tận các kiết sử, nên chúng ta chọn hai nhóm độn sử và lợi sử làm ranh giới phân chia là phù hợp nhất !!! Cho dù phân chia như thế nào, vấn đề cốt lõi ở đây, vẫn là phương thức chọn mục tiêu và phương pháp tiêu diệt... Nắm vững hai điều này, nhất định 10 hay 100 hoặc 1000 kiết sử... bây giờ không còn là điều quan trọng !!!
Nhìn chung, hầu như mọi người đều trả lời tốt, những phân tích và các giải pháp các bạn đưa ra được coi là “thấu tình đạt lý”, mang tính ứng dụng cao, khả năng giúp mình giúp người làm sạch các kiết sử là có thể !!!
Với người tu hành trong Phật đạo, tham sân si được ví như ba “của nợ tiền khiên”, nếu không giải quyết, sẽ là tấm bia để người đời nhìn vào đó chỉ trích !!! Một người bình thường, nếu tham sân si có khởi lên, trong con mắt quần chúng, điều này chẳng có gì nghiêm trọng !!! Thế nhưng, người tu hành lỡ dính vào một trong ba thứ này, sẽ là cơ hội để những người đời lấy đó làm cơ sở mỉa mai, chỉ trích...!!!
Cái cớ sự này, theo mình, thiệt là “oan ông địa” !!! Người tu hành nào, chẳng canh cánh trong lòng việc dứt bỏ ba của nợ “tham sân si”, sở dĩ họ chưa thể dứt bỏ được, chẳng qua hiệu quả tu tập chưa cao, thời gian chưa đủ, “Giác Ngộ” chưa đến...Vì thế, không thể bắt người tu hành hễ tu là phải dứt sạch tham sân si !!!
Giống như hễ đi học là phải văn hay toán giỏi !!! Muốn văn hay toán giỏi cũng phải có thời gian, đâu nhất thiết đi học là phải giỏi liền !!! Ha ha ha ha !!! Tuy những chỉ trích, những mỉa mai trên thuộc về “nỗi oan ông địa”, nhưng nó lại thường xuyên xảy ra, chuyện này... mới... “loạ” !!!!Có lẽ, do sức ép từ bên ngoài, do nôn nóng phải đoạn tận “ba của nợ tiền khiên” nói trên, dẫn đến việc người tu hành không đủ bình tâm tìm ra những giải pháp thoả đáng !!!
Mọi người đều biết, Đạo Phật là Đạo Giác Ngộ !!! Người tu hành khi chưa thật sự Giác Ngộ thì, nếu có quyết tâm đoạn dứt tham sân si, nếu có nỗ lực dùng mọi cách để dẹp bỏ ba của nợ này, nhất định tham sân si cũng không vì thế mà vĩnh viễn tịch diệt !!!
- Vì sao nó lại như vậy ???
* Vì rằng “tham sân si” không thật có !!!
- Không thật có sao lại hiện hữu ???
* Nó hiện hữu, vì bởi cái gốc sản sinh ra nó chưa được chuyển hoá !!!
Giống như các cành cây che khuất tầm nhìn, để không bị che khuất, người ta chặt bỏ những cành cây !!! Nhưng rồi, vài ba tháng sau, các cành cây khác lại mọc ra, nó mọc nhiều hơn lúc trước, mức độ che chướng đôi khi khốc liệt hơn !!!
Giải quyết vấn nạn che lấp này, đâu là giải pháp tối ưu đối với các cành cây... chết... tiệt... kia ???!!! Nếu chúng ta biết gốc rễ của tham sân si là gì ??? Nguyên nhân nào khiến nó hiện khởi ??? Nhất định một giải pháp hữu hiệu sẽ có ngay tức thì !!! Khi giải pháp đã có, việc thực hiện các giải pháp này để cho ra một kết quả như ý chỉ là... chuyện... nhỏ !!!
Các bạn !!!
Thời gian trước, mình có đề cập với các bạn “ba yếu tố đưa đến thành công” trong tu tập, đó là:
- Xây dựng thái độ tu hành !!!
- Nỗ lực tu hành !!!
- Phương pháp tu hành !!!
Không riêng gì chuyện tu hành, kể cả việc đời, nếu có được ba yếu tố này, thành công là chuyện phải đến !!!
Rất mong sau gợi ý vừa rồi…Sẽ nhận thêm nhiều câu trả lời lí thú và bổ ích từ các bạn !!!
LÝ TỨ
17/12/2021