5- Hé lộ Vì sao Phát Sốt - Phát Nhiệt

127 lượt xem

Phát nhiệt ( phát sốt ) là một loại bệnh thường thấy ở trên làm sàng.

Nguyên nhân có thể quy nạp làm 2 loại là phát nhiệt do nội thương và phát nhiệt do ngoại cảm: Ở đây chỉ giới thiệu bệnh phát nhiệt do nội thương; Còn phát nhiệt do ngoại cảm thì xem ở các mục cam mạo, phong ôn, thấp ôn v.v...

Phát nhiệt do nội thương thường sốt liên miên không thành cơn, không sốt cao, nếu có thì thường xuất hiện ở người có thể quá yếu hoặc mang bệnh mạn tính.

Y học hiện đại cho là thuộc loại bệnh ung thư, bệnh đường máu hoặc do viêm nhiễm dẫn đến sốt cao.

- Nguyên nhân và bệnh lý:

1 ) Thường người bệnh thuộc về thể âm hư, bệnh nóng lâu ngày mất máu nhiều hoặc do dùng thuốc nóng, thuốc khô táo nhiều làm cho âm huyết bị suy tổn, dương khí quá mạnh như trong Thiên điền kinh luận sách Tố vấn nói " âm hư thì nội nhiệt " như thường thấy trên lâm sàng.

2 ) Do lao động quá sức, ăn uống thất thường, tổn thương tỳ vị, làm cho chính khí bị suy yếu hoặc có uất nhiệt đình trệ đều dẫn đến phát nhiệt ( bệnh nóng ).

3 ) Lo nghĩ nhiều, lao động trí óc nhiều làm cho can khí không được điều đạt: Ngoài ra do khí trệ, huyết ứ, hoặc huyết ứ đình trệ lại cũng gây nên phát nhiệt.

- Biện chứng luận trị:

Đặc điểm của bệnh phát nhiệt do nội thương là loại bệnh mãn tính phát nhiệt mà không sợ lạnh hoặc có sợ lạnh chút ít, được mặc âm sẽ đỡ. Khi sốt khi giảm trong người nóng và buồn bực, bứt rứt, nhiệt độ không cao. Cách chữa nên căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh như đã nói ở trên mà dùng thuốc tư âm dưỡng huyết, ích khi ôn dương, sơ can giải uất, tiêu thực trừ ứ và điều hòa vinh vệ, không nên thấy sốt mà phát hãn hoặc dùng quá nhiều thuốc hàn lương.

 a) Thể âm hư hỏa vượng:

Các triệu chứng:

Phát sốt về chiều hoặc đêm, lòng bàn chân bàn tay nóng, môi đỏ, miệng khô, họng rát ra mồ hôi trộm, đại tiện khô táo, tiểu tiện vàng, ít; lưỡi khô, đỏ hoặc có vằn, nứt, mạch tế sác.

Phân tích:

Sốt về chiều và đêm, lòng bàn chân bàn tay nóng là do âm hư sinh nội nhiệt (nóng trong). Do âm hư, nóng trong hư hỏa bốc lên môi và lưỡi đỏ, miệng khô họng rát, buồn bực ít ngủ, Ra mồ hôi trộm là do vinh vệ yếu, Đại tiện khô rắn, tiểu tiện vàng ít đều do âm hư, nội nhiệt, huyết dịch khô thiếu,

Cách chữa: Tư âm, thanh nhiệt.

Thuốc dùng bài: Thanh cốt tân ( 217 ) gia giảm.

Trong bài dùng Miết giáp, Tri mẫu để tư âm, Địa cốt bì, thanh cao, hoàng liên để thanh nhiệt. Sinh địa, huyền ấm, thủ ô để lương huyết ( mất máu ) và phát huy tác dụng tư âm thanh nhiệt; Nếu ít ngủ hồi hộp gia táo nhân, Bá tử nhân. Ra mồ hôi trộm gia mẫu lệ, tiểu mạch. Nếu đoãn hơi, sức yếu, choáng, mệt mỏi gia sâm, mạch môn, ngũ vị.

b ) Thể khí hư, thiếu máu:

Có các triệu chứng:

Sốt tăng khi người nhọc mệt sốt cao hoặc nhẹ không nhất định; choáng đầu, ra mồ hôi, mệt mỏi, biếng nói ăn ít, đại tiện nhão, chất lười nhợt, rêu mỏng, mạch nhuyễn nhược.

Phân tích:

Do mệt nhọc quá sức, tùy khí yếu nên sau khi lao động sốt tăng; khí huyết đều hư suy nên mệt mỏi, đoãn hơi, choáng váng; vệ khí yếu nên đổ mồ hôi và thường hay bị cúm, tỳ hư vận hỏa kém nên ăn ít, phân lỏng, sốt lâu, mạch nhuyễn nhược cũng do khí huyết tư tổn.

Cách chữa: Ích khí, kiện tỳ, dùng thuốc cam on ( ngọt, ấm ) để trừ nhiệt.

Thuốc dùng bài:

Bổ trung ích khi thang ( 120 ) gia giảm. Trong bài dùng sâm, kỳ để bổ khí, quy để bổ huyết; Bạch truật, trần bì, cam thảo để kiện tỳ và khoan hỏa bên trong thăng ma, sài hồ để đưa thanh khí của tì vị lên; Nếu mồ hôi nhiều gia Long cốt, mẫu lệ, khi nóng; khí lạnh sợ gió gia quế chi để điều hòa vinh vệ. Hông bụng đầy buồn tà khí hư kèm thấp, gia xương truật, Bạch kinh để kiện tỳ táo thấp.

c ) Thể can kính uất nhiệt:

Các triệu chứng:

Phát sốt, buồn bực có lúc cáu gắt hoặc tinh thần không được thư thái, hông bụng đầy buồn, miệng đắng, lưỡi khổ vàng, mạch huyền hoặc huyền sắc.

Phân tích:

Do can kinh bị nhiệt uất. Can khí không được thư thái nên phát sốt, buồn bực. Can khí uất kết, khí sơ bị trở ngại nên hay cáu gắt, tinh thần không thoải mái, miệng đắng, mạch huyền v, v ...

Cách chữa: Sơ can, thanh nhiệt.

Thuốc dùng: Bài đan chi tiêu giao tán ( 59 ) gia giảm.

Trong bài dùng đan bì, chỉ thứ để thanh uất nhiệt ở Can: Sài hồ, Bạc hà để sơ can giải nhiệt; Quy, thược để dưỡng huyết nhuận Can. Nếu nóng nhiều, miệng khô, phân táo bón gia hoàng cầm, Long đởm, sinh địa. Đau tức vùng hông sườn ra uất kim, xuyên luyện, huyền hồ.

 d ) Thế ứ huyết nội kết: (huyết ứ tụ lại bên trong).

Các triệu chứng:

Sốt về chiều hoặc về đêm, miệng khô họng ráo; Bụng chắc, da có đám thâm tím hoặc xuất huyết, sắc mặt vàng xám hoặc xám đen, môi lưỡi thâm, tía, mạch tế sáp.

Phân tích:

Ứ huyết và phát nhiệt ở phần huyết nên miệng khô họng ráo. Huyết ứ đình trệ ở ngoài nên có chỗ đau, da thâm tím hoặc phát ban. Mặt đen xám, môi lưỡi thâm tía, mạch sáp cũng do ứ huyết bên trong sinh ra.

Cách chữa: Hoạt huyết, khư ứ.

Thuốc dùng: Bài huyết phủ trục ứ thang ( 114 ) gia giảm.

Trong bài dùng các vị Đào nhân, hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết khư ứ; khung quy, sinh địa để hoạt huyết và dưỡng huyết. Sài hồ, chỉ xác để sơ can lý khí, gia đan bì, cương tàm, chế đại hoàng để thành trừ ứ nhiệt ở huyết phận.

Sự quan hệ về các nguyên nhân của bệnh phát nhiệt rất khác nhau; hoặc do sự chuyển hóa, hoặc do truyền nhiễm vv ... Nếu như ngoại cảm phát nhiệt lâu ngày không khỏi sẽ biến thành nội thương phát nhiệt. Do khí uất phát nhiệt sẽ hao âm tổn dịch. Do ảnh hưởng của khí huyết hư phát nhiệt sẽ hại khí tổn huyết. Do can uất trì trệ phát nhiệt hại phần âm huyết sẽ dẫn đến trưng hà kết tích. Đó là quan điểm về các loại hình phát hiện để tham khảo và xử lý trên lâm sàng.

Video tham khảo khác

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168