13- Vị Uyển Thống | Đau thượng vị dạ dày | Đau dạ dày

127 lượt xem

Vị uyển thống là nói đau ở vùng thượng vị. Theo kinh văn cổ truyền, Vị uyển thống còn gọi là " tâm thống " " tâm hạ thống " (đau tim, đau vùng dưới tim ). Còn chính bệnh tâm thống (đau tim) thì trong thiên quyên bệnh sách linh khu nói: " Chính bệnh tâm thống chân tay xanh lạnh, sớm phát chiều chết, chiều phát sáng mai chết " là nói rõ bệnh tâm thống rất nguy cấp, với bệnh vị uyển thống không giống nhau; Vị uyển thống là trong phạm trù viêm, loét dạ dày, hành tá tràng, có 2 loại cấp và mãn; ngoài ra còn bao gồm viêm túi mật, sỏi mật v.v ..

Nguyên nhân và bệnh lý:

Bệnh vị uyển thống phát sinh gồm có mấy nguyên nhân là: Bệnh tà phạm vị, can khí uất kết và tỳ vị hư hàn.

a) Do bệnh tà phạm vị:

Do ngoại cảm hàn tà xâm phạm vào vị, hoặc ăn uống các thứ sống lạnh, hàn tích ở trong khiến vị hàn gây đau, hoặc do tỳ vị hư hàn lại bị hàn xâm (như trên) gây đau; hoặc do ăn uống không điều độ, no đói thất thường, ăn nhiều các thức béo, ngọt sinh thấp nhiệt ở trong, hoặc do thức ăn uống đình trệ không tiêu hóa được cũng gây đau. Ngoài ra giun cũng gây nên đau.

b) Do can khí uất kết:

Do lo nghĩ uất ức hại đến can, can khí không sơ tiết được phạm đến vị khí gây đau; Do can khí uất kết hóa hỏa, hỏa hại phần âm nên đau, đau ngày càng nặng hoặc đau liên

c) Do tỳ vị hư hàn:

Do lao động quá sức, no đói thất thường, tỳ vị bị tổn thương khiến tỳ vị khí hư hàn gây nên.

Đau dạ dày có nhiều nguyên nhân và các nguyên nhân khác nhau nhưng có điểm chung như người xưa nói: “Đau là do không thông, và không thông gây nên đau". Khi bệnh tà trở ngại đình trệ, can khí uất kết khiến khí cơ không thuận lợi, đình trệ gây đau, hoặc tỳ vị dương hư, trong vị lạnh, hoặc vị ấm yếu, hay thiếu nhu nhuận do đó mạch lạc bị co cấp gây đau. Do khí trệ lâu ngày, huyết ứ bên trong thì bệnh càng nặng và lâu khỏi.

 

- Biện chứng luận trị:

Phân tích bệnh này chủ yếu cần phân biệt các loại sau đây:

  • Do bệnh tà phạm vị như hàn, nhiệt, ăn uống đình trệ.
  • Do tạng phủ mất điều hòa như can khí uất kết, tỳ vị hư yếu.
  • Bệnh thuộc thực là bệnh tà gây trở ngại, can khí uất kết, can hỏa vượng.
  • Bệnh thuộc hư là tỳ vị dương hư hoặc tỳ vị âm hư mặt khác do khí trệ hoặc do khí trệ thành huyết ứ cũng là nguyên nhân của bệnh đau dạ dày.

Phương pháp điều trị trên lâm sàng chủ yếu là lý khí, chữa đau, bệnh tà gây nên thì khử tà, can khí uất kết thì sơ kết can khí; tỳ vị hư hàn thì ôn trung tán hàn; Đau lâu dẫn đến hỏa uất, âm hư, huyết ứ thì thanh hỏa, tư âm, hóa ứ vv ... Cụ thể như sau:

 

- 1) Bệnh từ trở trễ (bệnh do ngoại tà gây trở ngại và ăn uống định trệ).

 a) Hàn tà:

- Triệu chứng:

Đau dữ dội, sợ lạnh, ưa nóng ấm được chườm nóng hoặc uống nóng thì giảm đau, không khát nước, lưỡi nhợt, mạnh khẩn.

- Phân tích:

Khi hàn tà phạm vào vị hoặc ăn các thứ sống lạnh, hàn tích ở trong dương khí bị hàn lấn áp gây đau; tóm lại là do nhiễm lạnh hoặc ăn các thư sống lạnh là chính.

- Cách chữa: Tán hàn, chỉ thống.

- Thuốc dùng bài: lương phụ hoàn (119). Chi tiết bài thuốc

 b) Thực trệ (ăn uống đình trệ):

- Triệu chứng:

Đau, bụng đầy tức buồn bực, ợ hơi, ợ chua, nôn ra thức ăn, sau khi nôn đau đầy giảm, phân nhão, rêu lưỡi dày.

- Phân tích:

Ăn uống nhiều đình tích lại không tiêu nên gây đau đầy, nôn mửa, sau khi nôn mửa bệnh giảm là do thực trệ được ra v.v ...

- Cách chữa. Tiêu thực đạo trệ.

- Thuốc dùng bài: Bảo hòa hoàn (179) gia sa nhân, chỉ thực, binh lang.

  • Nếu bệnh không giảm dùng bài tiểu thừa khí thang (86) gia hương phụ, mộc hương.
  • Nếu vừa do bị lạnh, vừa do ăn uống uất trệ thành nhiệt, đau gấp, đại tiện bí, hoặc sốt, gia phác tiêu để hạ. Ngoài ra đau do giun thì chữa theo phương pháp đau bụng giun.

 2) Can khí phạm vị:

- Triệu chứng:

Vùng vị uyển đau tức, ấn vào đầu tăng, đau lan xuống hông sườn, ợ hơi, đại điện khó đi, mạch huyền.

- Phân tích:

Can chủ về sơ tiết (tức sơ thông điều tiết) khi tình chí không được thư thái can khí uất kết phạm vào vị gây đau, hông sườn thuộc về bộ vị của can, bệnh thuộc về khí hay chuyển động nên 2 hông sườn bị đau, khi ấn vào đau tăng khí cơ bât lợi, vì khí không được thông giáng nên đầy tức, ợ hơi, đại tiện không lành, mạch huyền là can bộ phạm vị

- Cách chữa: Sơ can lý khí

- Thuốc dùng bài: Sài hồ sơ can tán (209) gia giảm.

 3) Tỳ vị hư hàn:

- Triệu chứng:

Đau lâm râm, nôn ra nước trong, ưa chườm nóng ăn uống nóng, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi nhợt, mạch nhu nhược hoặc trầm tế.

- Phân tích:

  • Do tỳ vị hư hàn, dương khí không vận chuyển được, lại bị ăn uống đình tụ nên không đau dữ dội và hay nôn ra nước.
  • Tỳ vị dương hư, trong lạnh nên ưa ấm nóng, chân tay lạnh và ỉa lỏng, mạch nhuyễn nhược, lưỡi nhợt cũng là biểu tượng của hư hàn.

- Cách chữa: ôn trung hàn tán.

- Thuốc dùng bài: Hoàng kỳ kiến trung thang (238) 

 4) Ứ huyết ngưng trệ.

- Triệu chứng:

Đau vùng vị uyển, đau một điểm xoắn, đau như dùi đâm. Có khi nôn ra máu, ỉa ra máu, ỉa ra phân đen, lưỡi thâm tím, mạch tế sác.

- Phân tích:

  • Đau lâu ngày không khỏi dẫn đến khí trệ huyết ứ. gốc bệnh càng sâu.
  • Huyết ứ là loại hữu hình nên đau cố định một chỗ. Đau lâu tổn thương mạch lạc nên thổ huyết, ỉa phân đen. Lưỡi thâm tím, mạch tế sáp cũng do huyết ứ không lưu hành được.

- Cách chữa: Hóa ứ, thông lạc.

- Thuốc dùng bài: Cách hạ trục ứ thang (278) gia giảm.

 

Thêm: Nôn chua:

Nôn chua là bệnh nhân thường ợ chua và nôn ra nước chua. Có 2 loại hàn nhiệt, cụ thể như sau:

1) Thuộc nhiệt:

  • Nôn ra nước chua, buồn bực họng khô miệng đắng, mạch huyền sác,
  • Cách chữa nên thanh can, tiết nhiệt dùng bài tả kim hoàn (75) gia mai mực, mẫu lệ để giải toan, hòa vị

2) Thuộc hàn:

  • Nôn ra nước chua và hông bụng đầy tức, ợ hơi, lưỡi trắng nhợt, mạch huyền tế,
  • Cách chữa nên ôn trung lý khí; dùng bài kiện tỳ hòa vị thang (250) tức bài hương sa lục quân thang gia Ngô thù, sinh khương để tán hàn, do ăn uống đình trệ gia mạch nha, thần khúc để tiêu thực.

Video liên quan

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168