14 Đau Bụng | Phúc Thống

127 lượt xem

Đau bụng là loại bệnh thường thấy trên lâm sàng có phạm vi rộng.

Trong bụng gồm có: can, đởm, tỳ, thận, đại tràng, tiểu tràng, bàng quang và gồm các kinh túc thiếu dương, túc dương minh, tam âm, mạch xung nhâm, đới, tuần hành trong vùng bụng. Các tạng phủ và kinh mạch ấy nếu bị ngoại tà xâm phạm hoặc do giun, do ăn uống, do khí huyết ứ trệ v.v ... đều gây nên đau bụng. Theo y học hiện đại, bệnh này đều có quan hệ giữa nội và ngoại khoa.

- Nguyên nhân và bệnh lý:

a) Do cảm nhiễm ngoại tà như hàn, nhiệt, thử, thấp khiến công năng vận hóa của tỳ vị thất thường, đình trệ lại khiến khí cơ bị trở ngại không thông gây nên đau bụng. Bệnh do nhiệt tà gây đau thường thấy nhiều. Do hàn tà không được được giải uất lâu thành nhiệt gây đau. Loại này thuộc bệnh thực.

b) Do ăn uống quá độ hoặc bất thường, ăn các chất khó tiêu, ăn nhiều các thứ ngon ngọt, dầu mỡ không tiêu hóa được đình trệ lại, hoặc nhiệt kết ở tràng vị, khiến khí không vận hóa lưu thông được đều gây nên đau bụng.

c) Do giun: giun nhiều tích chứa lại lâu, quấy nhiễu gây đau. Ngoài ra người vốn tỳ vị yếu, vận hóa kém, lại bị hàn thấp đình trệ, khí huyết không đủ nuôi dưỡng gây đau, hoặc quá lo nghị, giận dữ khiến can kém điều đạt, khí huyết uất kết, can vị không hòa, hoặc viêm túi mật, mật kết sỏi, tắc ông mật vv .. đều gây đau bụng

- Biện chứng điều trị:

Trên lâm sàng cần phân tích điểm đau, tính chất đầu bánh ở tạng phủ kinh lạc nào, bệnh thuộc hàn nhiệt, hư, thực v.v ... Bệnh thuộc nhiệt thuộc thực thì đau không thể sờ nắn được, bệnh thuộc hàn thuộc hư thì ưa xoa bóp

Đau do giun thì đau từng cơn, khi đau khi khỏi, bụng thường nổi cục; Đau do thi trên thị bụng đồnà chắc, sự năm đầu tăng;

Đau do khí trệ thì bụng đầy trường đau không cố định;

Đau do huyết ứ thì đau xoắn như dùi đâm, điểm đau cố định;

Đau vùng bụng trên phần nhiều thuộc can đởm.

Đau vùng bụng dưới phần nhiều thuộc tiểu tràng, thận, bàng quang;

Đau vùng giữa phần nhiều thuộc tỳ, vị, cụ thể chia các loại hình như sau:

1) Khí trệ:

Bụng đau và đầy trướng. Điểm đau không cố định, buồn bực ợ hơi, tức giận buồn bực thì đau tăng, mạch huyền, lưỡi nhợt.

+ Phân tích:

Khí ưa lưu thông, khí trệ không thông gây đau và đầy; Khí cơ thăng giáng không điều độ nên điểm đau không cố định và buồn bực, ợ hơi, khí ợ được thì khí được thoát nên đỡ đau. Can khí chủ sơ tiết, khi buồn bực túc giận làm can khí uất nên đau tăng, mạch huyền là biểu hiện của can khí không thư thái.

+ Cách chữa: Sơ can, lý khí.

+ Thuốc dùng bài: Tứ nghịch tán (81)

Trong bài dùng sài bồ để sơ can lý khí cùng chỉ thực để phá trệ, bạch thược để thư can, giảm đau; cam thảo để điều hòa.

Nếu đau vùng hông sườn không giảm gia huyền hồ, xuyên luyện, đau nhiều, đại tiên táo bí gia đại hoàng phác tiêu.

Nếu đau mà đi lỏng gia bạch truật, trần bì, mộc hương: ợ hơi, ợ chua gia Ngô thù, hoàng liên; đau thắt vùng bụng dưới xuống tiền âm (bộ phận sinh dục) gia hạt vải, hạt quýt, tiểu hồi.

2, Huyết ứ:

Đau dai dẳng, đau kéo dài, đau ngày một tăng, điểm đau tố định, đau không sờ nắn được, lưỡi thâm tím, mạch sáp.

+ Phân tích:

Do đau lâu, điểm đau cố định, huyết ứ trệ nên đau lâu, đau tăng huyết ứ thuộc thực nên không ưa sờ nắn; chất lưỡi thâm tím, mạch sáp là biểu tượng của ứ huyết

+ Cách chữa: Hoạt huyết, khử ứ

+ Thuốc dùng bài: trục ứ thang (53).

Trong bài dùng khung, quy, xích thược, bồ hoàng ngũ linh, một dược để khử ứ, hoạt huyết, huyền hồ, tiểu hồi để lý khí.

Nếu ứ huyết ở bụng dưới thành khối tích gia đào nhân, hồng hoa, hương phụ, chỉ xác. Bệnh thuộc khí trệ và huyết ứ, xét về bệnh lý thì khí trệ là nhẹ, huyết ứ là nặng, từ khí trệ đến huyết ứ, đã có huyết ứ thì không khỏi khí trệ. Vì thế chữa huyết ứ đều có lý khí để chữa khí trệ; khí hành thì huyết hành, khí trệ thì huyết ngưng. Trên lâm sàng ít thấy đơn thuần khí trệ hoặc huyết ngưng nên trong điều trị có thể nặng về lý khí hoặc hoạt huyết theo bệnh tật.

3) Nhiệt chứng: Có hai loại như sau

a) Thấp nhiệt:

Bụng đau và đầy tức không sờ nắn được, phát sốt, buồn bực, khát nước mà không muốn uống; Đại tiện lỏng, hoặc như kiết, da vàng, rêu lưỡi vàng dầy.

- Phân tích:

Do thấp nhiệt nung nấu bên ngoài nên phát sốt, thấp nhiệt ũng trệ bên trong nên bụng đau sợ nắn bóp và đại tiên lỏng, lỵ; Thấp nhiệt ở can đởm nên da vàng khát mà không muốn uống do thấp nhiệt trở ngại. Rêu lưỡi vàng dầy, mạch hoạt sác là do thấp nhiệt thịnh.

- Cách chữa: Thanh nhiệt, lợi thấp.

- Thuốc dùng bài: Bạch đầu ông thang (91).

Nếu thấp nhiệt uất trệ ở Can đởm, da vàng, dùng bài nhân trần cao thang (174).

Nếu bụng đau đầy tức gia huyền hồ, hương phụ, mộc hương, nhiệt độc cao phát sốt, khát nước, bụng đau dữ dội gia kim ngân, bồ công anh, bạch linh, đại hoàng. Nhiệt độc ở tâm bào, mơ màng, nói nhảm, dùng bài an doanh ngưu hoàng hoàn nhiệt độ (95) hoặc tử huyết dơn (262).

Nếu nôn mửa; thuốc, nước đều nôn, dùng bài ngọc âu đơn (65).

b) Nhiệt kết:

- Bụng đau dữ dội, bụng chắc không ấn nắn được Sốt cao, đổ mồ hôi; đại tiên táo kết, tiểu tiện vàng dắt, rêu lưỡi vàng dày, mạch hồng sác

- Phân tích:

Do nhiệt kết ở bên trong, khí huyết ứ trệ khí ở lục phủ không thông gây đau và đau dữ dội đại tiên táo kết. Do nhiệt kết và ứ trệ, đại tiểu tiện táo bí và bụng chắc ấn đau; phát sốt, mạch hồng sác là do tràng vị thực nhiệt.

- Cách chữa: Thanh nhiệt, lợi hạ (lợi đại tiện)

- Thuốc dùng bài: Đại hoàng mẫu đơn thang (31)

Trong bài dùng đại hoàng phác tiêu để thông lợi tiết nhiệt: Đào nhân, đông qua tử để khứ ứ, tán kết, đan bì để lương huyết giải độc, gia hậu phác, chỉ thực để tán kết.

Nếu bụng dưới đau, ấn chắc và đau nhói dùng tỏi phác tiêu, đại hoàng giã nhỏ đắp ngoài.

4) Hàn chứng

a) Hàn thấp:

Sợ lạnh hoặc có sốt, bụng đau gấp từng cơn, không khát nước, tiểu tiện trong, đại tiện nhão hoặc lỏng, bụng buồn bực, người nặng nề; Lưỡi trắng nhợt, mạch trầm khẩn.

- Phân tích:

Bên ngoài bị hàn xâm nên phát sốt sợ lạnh; Hàn thuộc âm tà. Hàn tà truyền vào trong khiến dương khí không được thông, khí huyết bị cản trở đình trệ nên đau gấp; bên trong hàn nên không khát nước tiểu tiện trong; cản trở sự vận hóa của tỳ vị nên buồn bực, nặng nề, đại tiện lỏng. Lưỡi nhợt, mạch trầm khẩn cũng là biểu tượng của hàn thấp.

- Cách chữa: Tán hàn, táo thấp, hóa trọc.

- Thuốc dùng bài: Hoắc hương chính khí tán (280).

Trong bài dùng hoắc hương, phong hương để hóa trọc, Tử tô bạch chỉ để tán hàn táo thấp; Hậu phác đại phúc bì để táo thấp, trừ đầy chướng; bạch truật, bạch linh để kiện tỳ hóa thấp. Nếu do ăn uống không điều độ, tổn thương tỳ vị, sinh ra nôn mửa gia ý dĩ, bạch đậu khấu, sa nhân, biển đậu: Nếu mùa hè bị nhiễm lạnh gia hương nhu.

b) Hư hàn:

Bụng đau liên miên, lúc tăng lúc giảm, ưa nóng, sợ lạnh, ưa chườm bóp, khi đói hoặc khi mệt nhọc, đau nhiều; Đại tiện lỏng, mệt mỏi đoản hơi, lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

- Phân tích:

Do bệnh thuộc hư hàn nên đau liên miên ưa chườm bóp, sợ lạnh, tỳ dương hư nên ỉa lỏng; trung khí yếu nên mệt nhọc.

- Cách chữa: ích khí, trợ dương, tán hàn.

- Thuốc dùng bài: Tiểu Kiến trung thang (38)

Trong bài dùng quế chi với đường để ôn trung bổ hư, bạch thược, cam thảo để hòa lý, hoãn đau: Nếu khí hư gia hoàng kỳ, huyết hư gia đương quy: Nếu hư hàn nặng, đau không giảm gia xuyên tiêu, can khương, cao lương khương, hương phụ để ôn trung tán hàn. Nếu vùng rốn đau thắt, ưa xoa bóp và chườm nóng là thần khí hư hàn, gia phụ tử, can khương, để ôn thận, thông dương. Nếu vùng bụng dưới đau rút, lạnh, lưỡi trắng, mạch trầm là hạ tiêu bị lạnh, can khí không sơ tiết được, gia quế, tiêu hồi, trầm hương, ô dược để ôn can, tán hàn; Nếu bụng đau ách tức, nôn mửa là hàn tà ngược lên gia phụ tử bán hạ, đại táo, gạo tẻ để ôn trung, hòa giáng.

5) Thực trệ:

Bụng đau đầy sợ xoa nắn, chán ăn, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bí hoặc lỏng, lưỡi nhơt, mạch hoạt thực.  

- Phân tích:

Do thức ăn không tiêu hóa được đình trệ lại nên đau và đầy. Thực trệ là bệnh thuộc thực nên đau mà sợ xoa nắn: Do ăn uống không điều độ gây tổn thương tỳ vị nên chán ăn; Tỳ vị vận hóa kém nên thức ăn không tiêu hóa được gây đau, đầy hơi, ợ chua, Do thức ăn đình tích lại, khiến tỳ khí không thăng, vị khí không giáng nên tức ách, nôn mửa, đại tiện bí hoặc lỏng; tóm lại là do thực trệ thấp trở; Lưỡi nhợt, mạch hoạt cũng là do vậy.

- Cách chữa: Hòa trung, tiêu thực.

- Thuốc dùng bài: Bảo hòa toàn (179)

Trong bài chủ yếu là dùng những vị thuốc tiêu thực, hóa trệ Cần gia thêm mạch nha, kê nội kim; Nếu nôn mửa, ỉa lòng gia hoắc hương, sa nhân; bụng đầy, đại tiện bí gia chỉ thực, hậu phác, đại hoàng để công hạ, thông phú.

6) Trùng tích (tích giun):

Bụng khi đau khi khỏi, có lúc nổi cục, ốm đau, thường nên lợm, thể tạng gầy vàng, có lúc ngứa hậu môn, trong môi có nốt trắng, sắc mặt nhợt hoặc có nốt, vằn; Có lúc bụng đau kịch liệt, đổ mồ hôi, chân tay lạnh, nôn ra giun, có khi đau nhói 2 bên hông sườn.

- Phân tích:

Đau bụng giun, khi giun quấy nhiều thì đau, giun yếu thì khỏi; Tinh hoa của thức ăn bị giun hấp thụ nên khí huyết hao tổn người gầy yếu. Giun sống trong dạ dầy và ruột, vừa bị quấy nhiễu, vừa do thấp nhiệt vừa gây trở ngại bế tắc nên đau, khi đau dữ dội thị lạnh chân tay, không sờ nắn được, có khi đau đến co rúm lại, khi vào ống mật khiến hông phải đau nhói.

- Cách chữa: khu trùng, tiêu tích

- Thuốc dùng bài: sử quân tử tán (168).

Trong bài dùng khố luyện tử (hạt xoan) hoặc khố luyện căn bì (vỏ rễ xoan) là chính để trục giun. Nếu giun chui ngược lên hoặc chui vào ống mật thì dùng bài ô mai hoàn (94). Trong bài dùng ở mai là vị chua, hoàng liên, hoàng bá là vị đắng để trị giun, làm cho nó phải chuồn xuống và ra ngoài. Nếu có sốt; vàng da là do thấp nhiệt nhiều gia chi tử, nhân trần, hoàng liên, hoàng bá; Nếu giun tích tụ lại thị họ uống dầu tẩy giun trước, sau đó cho uống thuốc tiếp. Trên đây là triệu chứng, nguyên nhân và các loại hình của bệnh đau bụng, bệnh này có nhiều kiêm chứng (chứng phụ). Như khí trệ sẽ dẫn huyết ứ, huyết ứ sẽ trở ngại đến sự lưu thông của khí; Hàn uất sẽ hóa thành nhiệt; Bệnh nhiệt lại có hàn. Trùng tích kém thực trệ; thực trệ tạo điều khiện cho giun sinh sống. Trong biện chứng luận trị, cần phân tích và nắm vững chính, phụ và mối quan hệ của bệnh tật.

Video Tham khảo

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168