20- Giải quyết những nỗi sợ hãi của bạn về Tiện Bí - Táo Bón

127 lượt xem

Đại tiện thường táo bón không thông, đi lâu và khó, có khi đi rất vất và. Bệnh này chủ yếu do công năng đào thải của đại tràng bị thất thường, phân trong ruột két lại quá lâu, nước bị rút khô phản lại càng khô rắn nên gây tiện bí. 

Nguyên nhân Bệnh Lý 

 a) Do tràng vị táo nhiệt: 

Thể chất người nhiệt, uống rượu nhiều, ăn nhiều các thứ cay nóng khiến tràng vị tích nhiệt : hoặc sau khi bị bệnh nhiệt làm hao tổn tân dịch dẫn đến đường ruột bị khô nóng, tân dịch không thấm xuống dưới được gây nên đại tiện táo kết khó bài xuất ra. 

 b) Khí cơ uất trệ : 

Do lo nghĩ buồn bực nhiều hoặc ngồi lâu ít vận động dần dần làm cho khí cơ uất trệ khiến công năng tiêu hóa, thông giáng, đào thải thất thường, do đó cặn bã tích lại gây nên. 

 c) Khi huyết đều suy : 

Do khó nhọc lam lũ nhiều hoặc sau khi ốm, sau khi sinh, người già, làm cho khí huyết hư suy. Khí hư thì sức đẩy kém, huyết hư thì chất nhờ thiếu nên không nhuận được đại tràng gây nên táo bí. 

 d) Âm tà ngưng kết : 

Người vốn gầy yếu hoặc tuổi cao sức yếu, chân dương bị tổn nên âm tà bị ngưng kết lại này thuộc hàn kết còn gọi là bí lạnh. 

 Biện chứng: 

Bệnh này thường biểu hiện đại tiện táo kết ỉa rặn rất khó khăn, thường 3-5 ngày 7-8 ngày 1 lần, thậm chí lâu hơn. Bệnh lâu thường dẫn tới khí ở phủ bị cản trở trì trệ dẫn tới bụng đau, đầy, ăn ít đau đầu choáng váng buồn bực ngủ không yên. Bệnh kéo dài thường gây ra trĩ, ỉa ra máu tươi, nứt loét hậu môn v.v... cần phân biệt 2 loại thực hư để điều trị. Cu thể như sau: 

 A) Thực bí: 

1) Nhiệt bí: 

Đại tiên khô rắn, tiểu tiện it vàng, dát mặt đỏ, người nóng. bụng hơi đầy, miệng khô, lưỡi đỏ rêu vàng, buồn bực, mạch hoạt sác. · 

- Phân tích : 

Bệnh này phần lớn thuộc về người khỏe mạnh thể chất nhiệt, nên tiêu hao tân dịch khiến tân dịch đường ruột bị khô táo gây nên. Khi tràng vị tích khí không thông nên bụng đầy miệng khô lười đỏ, buồn bực v.v... · 

- Cách chữa : Thanh nhiệt, nhuận tràng. 

- Thuốc dùng bài : Điều vị thừa khí thang (222) gia giảm. 

Bài này công dụng tả hạ nhiệt kết thông đại tiện. Nếu tân dịch tổn thương nhiều gia sinh địa, nhục thung dung. Nếu can hỏa vượng thấy mắt đỏ hay bức tức dùng bài Long Đởm tả can thang. 

 2) Khí bí : 

Ợ hơi liên tục, hông bụng đầy tức, ăn ít, đại tiện khó đi, nặng thì bụng đau và đầy, lưỡi nhợt rêu mỏng. 

- Phân tích : 

Bệnh này do can khí uất trệ, khí cơ không đều nên ợ hơi đầy tức, do can khí không hòa, tỳ vận hóa không tốt nên ăn ít, khí hư đinh trệ làm cặn bã lưu lại nên đại tiện không thông. 

- Cách chữa : Thuận khí hành trệ. 

- Thuốc dùng bài : Lục ma thang (43). 

Trong bài dùng mộc hương, ô dược để hành khí ; Trần hương để giáng khí, đại hoàng binh lang, chỉ thực để phá khí hành trệ; Sau đó dùng bài Ma nhân hoàn (223) điều trị tiếp. 

 

B/ Hư bí : 

1) Khí hư: 

Đại tiện khó hoặc không thông khoái, phải rặn nhiều, sau khi đi mệt mỏi mồ hôi, mặt nhọt, rêu lưỡi mỏng, nhợt, mạch nhuyễn nhược. 

 - Phân tích : 

Do tỳ phế khí yếu dẫn đến bài tiết khó khăn ; Vì phế chủ khí, cùng với đại tràng có quan hệ biểu lý, phế khí hư yếu nên sức rặn, đầy yếu nên ỉa khó ; Cũng vì phế khí hư sự bảo vệ bên ngoài kém nên khi ỉa rặn nhiều ra mồ hôi thở, mệt; tỳ hư vận hóa kém không làm ra tinh hoa tân dịch, nên người yếu mệt. lưỡi nhợt, mặt nhợt, mạch yếu cũng do cac nguyên nhân trên. 

- Cách chữa : ích khí, nhuận tràng. 

- Thuốc dùng bài : Hoàng kỳ thang (237). 

Trong bài dùng hoàng kỳ để bổ khí là chính ; Trần bì để thuận khi ma nhân (sao), mật ong để nhuận tràng; gia thêm đẳng sâm, cam thảo để ích khí giúp sự thông lợi. Nếu khí hư hãm xuống khi rặn đau đại tràng lòi ra ngoài gia thăng ma, sài hồ để đưa khí lên. 

 2) Huyết hư: 

Đại tiện bí kết, choáng đầu, hồi hộp, mặt nhợt, lưỡi nhợt, mạch tế. 

- Phân tích :

Các loại bí như trên duy huyết hư là rõ nhất, choáng đầu của bí kết khác với bệnh đau đầu bởi vì huyết hư, tân dịch thiếu không nhuận được đường ruột mà bốc lên. 

- Cách chữa : Dương huyết nhuận táo. 

- Thuốc dùng bài : Nhuận tràng hoàn (180). 

Trong bài dùng Đương quy, sinh địa để dưỡng huyết tư âm, cùng với Đào nhân, ma nhân để nhuận tràng : chỉ xác để hành khí và đưa xuống. Nếu thấy nóng trong, buồn bực, miệng khô lưỡi đỏ là âm hư nhiều nen tư âm bổ tân dịch gia huyền sâm, mạch môn, nhục thung dung. 

 3) Lãnh bị : 

Đại tiện táo và khó đi, rặn khó ra, tiểu tiện trong và nhiều, chân tay không ấm, lưng và bụng có khí lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng nhớ, mạch trầm trì. 

- Phân tích 

Vì dương khí không vận động, sức rặn đẩy yếu nên đại tiện khó, do âm hàn ngưng kết ở trên nên lưng và bụng. lạnh ; chân tay không ấm, tiểu tiện trong nhiều, lưỡi nhợt, mạch trầm trì cũng là biểu tượng của dương hư, 

- Cách chữa : ôn trung khai bí. 

- Thuốc dùng bài : Bán lưu hoàn (63) gia nhục thung dung, đương quy, hồ đào nhục để ôn nhuận và thông đại tiện. 

Ngoài ra người vốn có bệnh táo bí thì cần an dưỡng tinh thần, Vận động thường xuyên, giữ gìn về ăn uống cũng là phương pháp điều trị. Có người sau bệnh nhiệt hoặc sau khi ốm dậy ăn ít mà đại tiện ít và khí thì không cần thông lợi chỉ nên điều dưỡng vị khí ăn uống tốt là trở lại bình thường.

 

C: Video liên quan

 

 

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168