3- Lo lắng về Thấp Ôn | Cảm 4 mùa | Nóng ẩm

124 lượt xem

Thấp Ôn | Cảm 4 mùa | Nóng ẩm

Bệnh Thấp Ôn do cam nhiễm phải khí thấp ôn (nóng ẩm) thường phát ở cuối hạ đầu thu, khi nóng và mưa độ ẩm cao; Y học hiện đại cho là nằm trong bệnh thương hàn hoặc giống thương hàn (loại thương hàn ).

Ban đầu thường có các triệu chứng sốt, sợ lạnh, nóng đầu, đau mình, hông bụng đầy trướng hoặc buồn bực, bệnh thường triền miên, từ nhẹ đến nặng.

Đau ê ẩm mình mẩy, buồn bực

- Nguyên nhân bệnh lý :

Nguyên nhân phát bệnh phần nhiều do cơ thể suy yếu dễ bị thấp ôn xâm nhập vì thấp thuộc âm tà, tính năng trì trệ lại bị khí ấm nóng nung nấu nên bệnh thường dai dẳng lâu khỏi. Bệnh này phần nhiều quan hệ lớn ở tỳ vị. Công năng vận hóa của tỳ vị kém lại bị ngoại tà xâm nhập, phối hợp thành bệnh.

Người chính khí mạnh, bệnh phần nhiều ở vị, nhiệt năng hơi thấp.

Người chính khí yếu, bệnh phần nhiều ở tỳ, thấp nặng hơn nhiệt, tuy nhiên không phân biệt rõ thấp nhiệt cái gì mạnh hơn, bị nung nấu triền miên sẽ biến thành táo nhiệt, làm hao tổn huyết dịch, dẫn đến táo kết.

Nên chú ý nếu nóng lâu vào phần huyết sẽ sinh ra âm hư huyết nhiệt lâu ngày không khỏi.

- Bệnh này chia làm 3 thể

a) Tà ở vệ khí:

Các triệu chứng

Phát sốt, sợ lạnh, váng đầu, mệt mỏi, hông bụng đầy buồn, hoặc ho khúc khác, không khát nước, tiểu tiện vàng dắt, chất lưỡi nhợt, mạch nhu hoãn.

Phân tích:

Bệnh mới phát do thấp ôn (nồng ấm) bị uất ở ngoài, vệ khí không thông nên phát sốt sợ lạnh; thấp trở ngại đến phần dương nên đau đầu. Thấp vốn chất nặng, trở ngại kinh lạc nên người thấy nặng nề mệt mỏi. Thấp tà trở ngại tỳ vị nên hông bụng đầy buồn, không biết đói, phế khí bị trở ngại nên họ;

Tóm lại là do thấp nhiệt nung nấu.

Cách chữa :

Thông khí hóa thấp, sơ tà tiết nhiệt.

Thuốc dùng bài tam nhân thang (18) gia giảm. Trong bài dùng hạnh nhân để tuyên thông phế khí, thảo khấu, mộc hương để hóa thấp, ý dĩ để thẩm thấp nhiệt (thấm khô) phối hợp với Bán hạ, hậu phác để đưa khí đi xuống và giải đầy buồn dùng thông thảo, hoạt bạch, trúc diệp để thanh nhiệt lợi thấp .

b) Tà tích khí phận (tà chứa ở phần khí).

Có các triệu chứng :

sốt, không ra mồ hôi, ngày nhẹ đêm nặng, hông bụng đầy buồn, nôn mửa, khát mà không muốn uống hoặc ưa uống nước nóng; tiểu tiện ngắn dắt, đại tiện khó đi hoặc đi lỏng. Chất lưỡi trắng hoặc đỏ, rêu mỏng, mạch nhu hoãn hoặc nhu sắc.

Phân tích:

Do thấp nhiệt ở dương minh khí phận nên phát sốt, không ra mồ hôi và nôn mửa buồn bực, là do thân nhiệt uất bên trong; thấp nhiệt, ứ đọng xuống dưới nên tiểu tiện vàng dắt; đồng thời đại tiện khó khăn, lúc lỏng khi táo, lưỡi đỏ rêu mỏng, mạch nhu sắc cùng do thấp nhiệt sinh ra.

Cách chữa:

Thanh nhiệt, hóa thấp thông khí, gian biểu

Dùng thuốc :

Dùng bài Liên phác âm (203) gia giảm.

  • Trong bài dùng hoàng liên, hậu phác để thanh nhiệt táo thấp, chi từ đậu đen, để tiết nhiệt khí, xương bồ, bạn hạ để đưa khí độc xuống, lô căn vừa thanh nhiệt, vừa sinh tân dịch, gia thêm hoắc hương, hoạt thạch, thông thảo để thẩm thấp lợi tiểu, làm cho thấp nhiệt nhanh được thanh giải.
  • Nếu thấp nhiệt lưu trú lâu ngày phát sốt liên miên, phát ban dùng bài Ngọc âu đơn (65)
  • Nếu ỉa lỏng mùi hôi thối nồng nặc dùng bài Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang.
  • Nếu phân nát, mùi tanh, dùng bài vị linh thang (172) gia giảm
  • Nếu sốt rét kéo dài hoặc sốt rét cơn dùng bài Đạt nguyên âm 0108).

c) Tà vào Huyết Phận ( phần huyết )

Các triệu chứng:

Phát sốt buồn bực, mê sáng hoặc phát ban, đái ra máu, lưỡi đỏ, miệng khó mạch tế sác .

Phân tích:

Do thấp nhiệt uất hóa thành hỏa , hỏa đưa khí vào phần huyết truyền vào tâm bào nên phát sốt, buồn bực, nói nhanh, thậm chí hôn mê, phát ban xuất huyết v ... dẫn đến bệnh nặng

Cách chữa:

Lượng huyết tư âm , thanh tâm giải độc .

Bài Thuốc:

Tê giác địa hoàng thang ( 265 ) gia vị.

Tóm lại

Bệnh thấp ôn , So với ôn bệnh , thì ôn thuộc dượng tà , thấp thuộc âm tà , tính chất khác nhau hợp lại thành bệnh. Mới phát thời gian ngắn bệnh nhanh khỏi: triền miên lâu ngày bệnh sẽ lâu khỏi dẫn đến trầm trọng. Nếu thấp nặng thì hại phần dương khi không nên dùng nhiều vị đắng lạnh. Nhiệt năng sẽ hại phần âm huyết, không nên dùng nhiều vị cay nóng

Video liên quan

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168