6 Thấp trở | Bệnh Thấp

127 lượt xem

Thấp trở là loại bệnh do Tỳ Vị thấp và cả trở gây nên. Trên lâm sàng thường thấy vào mùa hè thu mưa nhiều, độ ẩm cao, khiến công năng vận hóa của Tỳ Vị bị giảm hoặc thất thường. Bệnh thấp, Thấp trở Thường dùng các loại thuốc hóa thấp, táo thấp có hiệu quả hơn

 
 

Nguyên nhân và bệnh lý:

Do thấp tà xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh thấp trở, quan hệ mật biết đến khí hậu và nơi ẩm thấp, đồng thời cũng quan hệ do ảnh hưởng của việc ăn uống nhiều các chất sống lạnh, dầu mỡ khiến công năng vận hỏa Tỳ Vị bị cản trở gây nên mâu thuẫn từ bên trong khác với do thấp trở bên ngoài xâm nhập. Thấp trở xuất hiện có hai loại là hàn hỏa và nhiệt hỏa. Như bệnh nhân vốn Tỳ Vị hư hàn thì thấp tà dễ biến thành hàn hỏa cho nên trên lâm sàng biểu hiện chứng hàn thấp. Như bệnh nhân vốn Tỳ Vị tích nhiệt hoặc vị hỏa cao thì thấp tà để biến thành nhiệt hỏa nên trên lâm sàng biểu hiện bện thấp nhiệt. Thấp theo hàn để hại phần dương, thấp theo nhiệt để hại phần âm, đó là hai xu thế của bệnh thấp trở.

  • Thấp tà gây bệnh, phân ra nội thấp và ngoại thấp.
  • Ngoại thấp là do cảm nhiễm thấp tà ở ngoài vào.
  • Nội thấp là do bên trong sinh ra, tức là do công năng và vận hóa của Tỳ Vị suy giảm, không chắt lọc được chất tinh hoa, đình trệ lại thành thấp như Nội kinh nói " Tỳ hư sinh thấp ", song ngoại thấp cũng cản trở đến chức năng vận hóa của Tỳ Vị cũng làm cho Tỳ Vị tổn thương.
  • Cho nên giữa nội thấp và ngoại thấp đều có quan hệ với nhau không thể cắt rời, nên trên lâm sàng đều lấy Tỳ Vị làm chủ.

Ngoài ra nếu thấp tà xâm nhập vào biểu (bên ngoài) thì mình mẩy đau nhức, đau đầu, đau lưng. Thấp nhiệt uất ở can, đởm (gan, mật) thì phát hoàng đản ( vàng da ) thấp nhiệt uất ở hạ bộ (ở dưới) thì sinh kiết lỵ; Thấp nhiệt lưu ở bàng quang thì sinh đái dắt, đái buốt, viêm tiết niệu; Thấp nhiệt lưu ở thận thi sinh phù thũng v.v... Đó là bao quát phạm vi của bệnh thấp trở.

Biện chứng luận trị:

Thấp trở thuộc về loại bệnh mạn tính, có thể chịu bệnh trong một thời gian dài, lâu khỏi.

Thấp trở là loại bệnh làm toàn thân suy yếu, chân tay ngại cử động, hồng bụng đầy tức, chán ăn, rêu lưỡi, phân biệt giữa hàn thấp và thấp nhiệt là hàn thấp làm ảnh hưởng đến Tỳ Vị. Thấp nhiệt làm chưng kết trong ngoài. Bệnh thấp trở từ thực đến hư, chủ yếu là tỳ hư sinh thấp, có mấy thể như sau:

a ) Thấp khổn Tỳ Vị:

Có các triệu chứng như chân tay rã rời, ngại cử động, hông bụng, đầy tức buồn bực, chán ăn rêu lưỡi trắng nhợt, mạch nhu hoạt.

Phân tích:

Tỳ ưa khô ráo mà sợ ẩm ướt nên thấp dễ vào tỳ khiến sức vận hóa giảm nên ăn ít, chán ăn, hồng bụng đầy tức, tỳ chủ tứ chi, tỳ bị thấp trở ngại nên chân tay rã rời; Mạch nhu hoạt cũng do Tỳ Vị thấp trệ.

- Cách chữa:

Dùng thuốc cay và đắng để táo thấp ( làm khô ẩm ướt )

Thuốc dùng bài Bình bị tán ( 64 ) và Hoắc hương chính khí tán ( 281 ) gia giảm.

Trong bài dùng xương truật, hậu phác, trần bì để kiện tỳ táo thấp, trừ đầy trướng, dùng hoắc hương, tía tô, bạch chí để hóa thấp, giải biểu. Nếu nôn mửa gia bán hạ, hồng bụng đầy buồn gia chỉ xác, đại phúc bì, đại tiện lỏng gia bạch truật, bạch linh; Thấp trở lưu trú Tỳ Vị lâu gây đình trệ gia mạch nha, sơn tra, thần khúc.

b ) Thấp nhiệt trở ngại bên trong.

Miệng đắng lưới cộm, hông bụng buồn đầy, khát mà không muốn uống, gai sốt, tiểu tiện vàng dắt, mạch nhu sác.

- Phân tích:

Do thấp nhiệt uất trệ ở Tỳ Vị nên ăn ít, buồn bực đầy tức, khát mà không muốn uống; Thấp nhiệt nung nấu nên giai sốt, miệng đắng, tiểu tiện vàng dắt; Luỡi cộm, miệng đắng, mạch nhu cũng là biểu hiện của thấp nhiệt.

- Cách chữa:

Thanh nhiệt hóa thấp.

- Thuốc dùng bài: Liên phác ẩm ( 203 ) hợp với bài Cam lộ tiêu độc đơn gia giảm.

Trong bài dùng Hoàng liên để thanh nhiệt táo thấp. Đậu đen, chi tử để giải uất nhiệt, hậu phác, bán hạ để hành khí hóa thấp; gia hoắc hương, đậu khấu để hóa trọc (lặng chất đục ). Hoạt thạch, mộc thông, ý di để thanh lợi thấp nhiệt.

c ) Tỳ hư sinh thấp:

Sắc mặt vàng bệch, mệt mỏi, buồn bực, chân tay rã rời, ăn ít, đại tiện lỏng, lưỡi nhợt, mạch nhu nhuyễn.

- Phân tích:

Tỳ là nguồn gốc về sự sinh hóa của khí huyết, Tỳ Vị suy yếu, việc vận hóa kém nên không sinh được khí huyết từ thức ăn nên da vàng bệch, mệt mỏi, sinh thấp bên trong lại trở ngại đến Tỳ Vị nên chán ăn, chân tay rã rời. Thấp thuộc âm tả, tổn thương Tỳ Vị nên đại tiện lỏng. Lưỡi cộm, mạch nhu nhuyễn cũng do tỳ hư bị thấp.

- Cách chữa: Kiện tỳ hóa thấp.

- Thuốc dùng: Bài kiện tỳ hóa đờm thang ( 211 ).

Trong bài dùng sâm, linh, truật, thảo để kiện tỳ tăng khí; trần bì, bán hạ để tiêu đờm, hóa thấp trệ; Nếu buồn tức nôn mửa gia mộc hương, sa nhân. Đau 2 bên hông sườn gia hướng phụ, bạch thược. Chân Và mặt phù gia biển đậu, ý dĩ, hoài sơn; Tỳ hư, đại tiện lỏng gia Hoắc hương, mộc hương.

Điều trị bệnh thấp trở, cần chú ý không nên dùng nhiều vị cay nóng làm khô táo chán ăn, cũng không nên dùng nhiều vị mát lạnh làm thấp tà ngưng trệ. Khi cùng các vị đắng, ấm để táo thấp Còn phối hợp với các vị ấm, bổ để bổ tỳ, giúp công năng vận hóa của tỳ. Nếu thấp theo nhiệt biến hóa thì dùng các vị tư âm thanh nhiệt.

Bệnh thấp và tà thấp trở có đặc điểm khác nhau. Thấp trở là do thấp tà cản trở Tỳ Vị sinh ra bệnh; Thấp ôn là do cảm nhiễm, khí thấp, ôn (nóng ẩm ) gây bệnh. Tuy nhiên hai loại này đều lấy Tỳ Vị làm trọng tâm và vinh vệ khí huyết làm quá trình của sự diễn biến bệnh tật. Thấp trở bệnh tương đối nhẹ, chữa dễ; Thấp tà bệnh tương đối nặng, chữa khó

Bài viết cùng danh mục

Thông báo

Hoặc gọi 096.4343.168